Công cụ lãi suất tín dụng là công cụ gián tiếp chủ yếu điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông. Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa khoản tiền của người vay phải trả cho người cho vay ừên tiền vốn trong những khoản thời gian nhất định (1 tháng, 1 năm). Trên cơ sở quy định về lãi suất của NHNN, các ngân hàng xác lập lãi suất trong hoạt động tín dụng của minh.
Để lãi suất là một công cụ hiệu quả trong thực hiện CSTT, khi quy định lãi suất, Ngân hàng Nhà nước phải dựa trên tình hình thực tế của nền kinh tế, mục tiêu của CSTT để đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế và đảm bảo lợi nhuận của các ngân hàng.
Ngân hàng trung ương sử dụng công cu lãi suất điều chỉnh CSTT theo các chính sách sau:
- Ngân hàng kiểm soát trực tiếp lãi suất thị trường bằng cách quy định các loại lãi suất. Tuỳ mức độ phát triển của cơ chế quản lý tín dụng, ngân hàng trung ương có thể sử dụng công cụ này trên hai phương diện sau:
Luận văn tốt nghiệp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia
Nếu lãi suất tiền gửi quy định cao, sẽ thu hút nhiều tiền gửi làm gia tăng tiền vốn cho vay. Nếu lãi suất tiền gửi thấp sẽ làm giảm tiền gửi, giảm khả năng mở rộng tín dụng.
Nếu lãi suất cho vay thấp, các doanh nghiệp có cơ hội vay được nhiều vốn phục vụ cho hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh. Neu lãi suất cho vay cao, sẽ kìm hãm sự phát triển của các ngành kinh tế.
Tuy nhiên, biện pháp này có nhược điểm là làm cho các ngân hàng thương mại mất đi tính linh hoạt và quyền tự chủ trong kinh doanh. Nó dễ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn của các ngân hàng nhưng lại thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế. Hơn nữa, khi ngân hàng trung ương cho các ngân hàng vay với mức lãi suất thấp là thể hiện cơ chế xin cho làm cho vốn vay sử dụng kém hiệu quả.
+ Ân định khung lãi suất tiền gửi và cho vay
Ngân hàng trung ương có thế quy định khung lãi suất dưới hình thức lãi suất trần (là mức lãi suất tối đa mà các ngân hàng được phép ấn định khi đi vay hoặc cho vay) và lãi suất sàn (là mức lãi suất tối thiểu mà các ngân hàng được phép ấn định khi đi vay hoặc cho vay). Thông thường Ngân hàng Nhà nước quy định mức lãi suất trần là lãi suất cao nhất mà các ngân hàng cho vay, lãi suất sàn là lãi suất thấp nhất mà các ngân hàng đi vay.
Biện pháp này có ưu điểm là các ngân hàng trung gian được phép xây dựng mức lãi suất linh hoạt hơn và bước đầu có quyền quyết định lãi suất kinh doanh. Việc ấn định khung lãi suất tiền gửi và cho vay ngày càng ít được áp dụng ở các nước có nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Bởi vì trong cơ chế thị trường, lãi suất rất nhạy cảm với vốn đầu tư, nó phải được vận động theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Dựa vào lãi suất đã ấn định các ngân hàng trung gian dựa váo đó mà giao dịch với khách hàng.
- Ngân hàng trung ương áp dụng chính sách tự do hoá lãi suất để lãi suất tự hình thành theo cơ chế thị trường. Đe can thiệp vào lãi suất thị trường, ngân hàng trung ương có thể gián tiếp thông qua các chính sách:
+ Công bố lãi suất cơ bản để hướng dẫn lãi suất thị trường
+ Sử dụng công cụ lãi suất tái cấp vốn và kết hcrp với lãi suất thị tường mở để can thiệp và điều chỉnh lãi suất thị trường.
Ở các nước công nghiệp phát triển, phần lớn các ngân hàng trung ương theo chính sách tác động gián tiếp đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay thông qua lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu và lãi suất thị trường mở. ít khi ngân hàng trung ương áp dụng biện pháp ấn định lãi suất. Đây là xu hướng của hầu hết các nước phát triển sử
34 Khoản 12 Điều 9 Luật Ngân hàng Nhà nước
35 Quyết định số
241/2000/QĐ- NHNN ngày 02/8/2000 về việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
36 Quyết định
546/2002/QĐ-
NHNN ngày 30/5/2002
về việc thay đổi cơ chế
điều hành lãi suất của
các tổ chức tín
dụng đối với khách hàng.
Luận văn tốt nghiệp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia
dụng. Nhưng viêc thực hiện tự do hoá lãi suất này đòi hỏi cần có những điều kiện cơ bản nhất định:
+ Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định
+ Hành lang pháp lý ổn định và hoàn chỉnh + Hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả
+ Các công cụ gián tiếp của CSTT được sử dụng bước đầu có hiệu quả, để ngân hàng trung ương tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường,
Ngược lại, xu hướng can thiệp trực tiếp vào lãi suất được hầu hết các nước đang phát triển áp dụng. Một trong những lý do giải thích tại sao không để thị trường quyết định mức lãi suất tiền gửi và tiền cho vay là thị trường tiền tệ trong nước chưa đủ sức cạnh tranh.
Hiện nay, NHNN Việt Nam công bố lãi suất dưới dạng lãi suất cơ bản và kết hợp sử dụng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh lãi suất thị trường và nới lỏng từng bước theo hướng tự do hóa lãi suất, phù họp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực và trên thế giới.
Lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố, làm cơ sở tham khảo để các ngân hàng, tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh34. Tuỳ tình hình cụ thể, ngân hàng trung ương có thể thay đổi lãi suất tham khảo, tứ đó tác động đến lãi suất kinh doanh của các ngân hàng. Điều này vừa tạo nên thế cạnh tranh, giải quyết mối quan hệ lợi ích của các chủ thể tham gia, vừa đảm bảo sự điều tiết của ngân hàng trung ương đối với lãi suất thi trường.
NHNN Việt Nam sử dụng “lãi suất cơ bản” để điều hành lãi suất cho vay của các TCTD đối với khách hàng khi luật NHNN Việt Nam năm 1997 được ban hành. Từ tháng 8/2000, cơ chế lãi suất cơ bản được áp dụng thay thế cho cơ chế trần lãi suất. Theo đó các ngân hàng ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng không vượt quá lãi suất cơ bản cộng với biên độ độ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành trong từng thời kỳ35. Đến tháng 6/2002, cơ chế lãi suất cơ bản được thay thế bằng cơ chế lãi suất thoả thuận36.
Các TCTD xác định lãi suất kinh doanh bằng đồng Việt Nam đối với các khách hàng của mình không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.
37 Phụ lục 1
38Khoản 8 Điều 9 Luật Ngân
hàng Nhà nuớc Việt
Nam Luận văn tốt nghiệp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia Từ đầu năm 2009 đến đầu năm 2010, NHNN đã điều chỉnh lãi suất cơ bản ở mức 7 -
8% và hiện nay mức lãi suất cơ bản là 8% được áp dụng vào ngày 01/4/201037.
Khi nhu cầu xã hội đòi hỏi phải tăng khối lượng tiền tệ cung ứng trong lưu thông nghĩa là phải đưa thêm tiền vào lưu thông thì ngân hàng trung ương sẽ quyết định giảm lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu. Trên cơ sở đó hình thành hệ thống lãi suất kinh doanh của các TCTD hên thị trường. Quyết định này không chỉ có tác dụng làm giảm nhu cầu gửi tiền của khách hàng ở các TCTD mà còn có tác dụng kích thích nhu cầu vay vốn của khách hàng. Do vậy mà Ngân hàng Trung ương có thể cung ứng thêm tiền vào lưu thông một cách dễ dàng hơn thông qua việc cho vay tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng.
Trong trường họp cần đẩy lùi lạm phát, thực hiện CSTT thắt chặt, nghĩa là làm giảm khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, Ngân hàng Trung ương sẽ quyết định tăng lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu đối với TCTD. Quyết định không những có tác dụng làm giảm nhu cầu vay vốn của khách hàng ở các TCTD cũng như nhu cầu vay vốn của các TCTD tại Ngân hàng Trung ương mà còn có tác dụng kích thích nhu cầu gửi tiền của khách hàng công chúng tại các TCTD để hưởng lãi. Giải pháp này sẽ góp phần làm giảm đáng kể khối cung ứng tiền tệ trong lưu thông nhờ sự kết họp với bán ra các giấy tờ có giá hay ngoại hối của Ngân hàng Trung ương trên thị trường tiền tệ hay thị trường ngoại hối.
Có thể nói, chính sách lãi suất của NHNN Việt Nam trong thời gian qua được điều hành theo hướng tích cực, nới lỏng từng bước theo hướng tự do hóa, phù họp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, mức độ hội quốc tế của nền kinh tế nước ta, góp phần không nhỏ vào việc kiềm chế lạm phát... Cơ chế điều hành lãi suất càng trở nên linh hoạt hơn, bám sát cung cầu vốn thị trường, quyền chủ động ấn định lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng được mở rộng, làm tăng khả năng canh tranh của các TCTD này nhưng vẫn kiểm soát được lãi suất trên thị trường tiền tệ.