Công cụ tỷ giá hối đoá

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp ngân hàng nhà nước việt nam và chính sách tiền tệ quốc gia (Trang 35 - 37)

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của đồng tiền Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài38. Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế, vừa là một công cụ để ngân hàng trung ương thực hiện CSTT quốc gia với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền.

Trong điều kiện mở cửa kinh tế, các hoạt động kinh tế đối ngoại với những luồng hàng hoá và vốn vào ra một quốc gia gắn liền với chuyển đổi qua lại giữa đồng

39 Điều 19 Luật Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam.

Luận văn tốt nghiệp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

tiền nội tệ và đồng ngoại tệ tệ. Với ý nghĩa là tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền của quốc gia này với quốc gia khác, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng quan trọng, có thể kiềm hãm hoặc thúc đẩy khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước và nước ngoài.

Chính vì vậy việc xác lập một tỷ giá hối đoái họp lý nhằm khuyến khích các hoạt động kinh tế phát triển phục vụ cho nền kinh tế quốc gia là một nhiệm vụ quan trọng của CSTT.

Sự can thiệp nhằm tác động tới tỷ giá được thực hiện thông qua các hoạt động mua vào hoặc bán ra ngoại tệ của ngân hàng trung ương trên thị trường ngoại hối. Mức độ can thiệp của ngân hàng trung ương vào sự hình thành tỷ giá hối đoái trên thị trường phụ thuộc vào chế độ tỷ giá mà quốc gia đó áp dụng.

Chế độ tỷ giá của một quốc gia có thể thay đối từ thời gian này qua thời gian khác. Tính đa dạng của chế độ tỷ giá phụ thuộc vào vai trò của Chính phủ và vai trò của thị trường trong việc hình thành và điều tiết tỷ giá. Tùy thuộc vào mức độ can thiệp của Chính phủ mà tỷ giá có thể hoàn toàn cố định, hoàn toàn thả nổi theo thị trường hay thả nổi có điều tiết theo mức độ can thiệp của Chính phủ.

Hiện nay, nước ta áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của nhà nước. NHNN xác định và công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam39.

NHNN Việt Nam áp dụng cơ chế quản lý linh hoạt tỷ giá hối đoái thông qua việc công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng và công bố biên độ dao động tỷ giá, cho phép các TCTD công bố tỷ giá bình quân kinh doanh trong biên độ quy định.

Việc hình thành tỷ giá của đồng Việt Nam trên cơ sở cung càu ngoại tệ trên thị trường. Khi nguồn cung ngoại tệ tăng sẽ kéo tỷ giá giảm xuống và ngược lại khi nguồn cung ngoại tệ giảm xuống sẽ đẩy giá ngoại tệ tăng lên. NHNN Việt Nam xác định và công bố tỷ giá theo từng thời kỳ khác nhau.

Khi lạm phát gia tăng, sức mua của đồng tiền nội tệ giảm xuống so với đồng ngoại tệ, làm tỷ giá tăng lên. NHNN có thể sử dụng chính sách nâng giá nội tệ để kéo tỷ giá giảm xuống bằng cách bán ra ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, ngược lại muốn hạn chế tình trạng giảm phát gia tăng NHNN có thể thực hiện chính sách phá giá nội tệ, tác động làm cho tỷ giá tăng bằng cách mua vào ngoại tệ. Mặt khác muốn duy trì giá cả ổn định, NHNN phải sử dụng chính sách tỷ giá ổn định và cân bằng. Việc thay đổi chế độ tỷ giá tăng hoặc giảm có ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân xuất nhập khẩu.

40 Điều 20 Luật Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam.

Luận văn tốt nghiệp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

Khi tỷ giá tăng cao thì sẽ kích thích cho việc xuất khẩu hàng hoá đẩy mạnh, và ngược lại tỷ giá giảm sẽ kích thích cho việc nhập khẩu hàng hoá vào trong nước.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp ngân hàng nhà nước việt nam và chính sách tiền tệ quốc gia (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w