3.2.1. Một sổ nội dung mói liên quan đến chế độ công vụ và cán bộ, công chức
Luật cán bộ công chức thống nhất cách hiểu về hoạt động công vụ và quy định rõ các nguyên tắc trong thi hành công vụ. Đây là cơ sở và nền móng để xây dựng một nền công vụ phù họp với thể chế chính trị ở Việt Nam vẫn tiếp cận và bắt nhịp được với xu thế phát triển của các nền công vụ trên thế giới. Qua đó, bảo đảm mọi hoạt động công vụ do cán bộ công chức thực hiện đều hướng tới phục vụ nhân dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và nhân dân, chịu sự kiểm soát của nhân dân, bảo đảm hiệu quả và tuân thủ pháp luật.
Đe xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu mới hiện nay, Luật bổ sung thêm một số nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức. Trong đó, đáng chú ý là nguyên tắc kết họp tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Nguyên tắc này tạo cơ sở khoa học đồng thời mang tính thực tiễn cao; giúp cho việc xóa bỏ hoàn toàn cơ chế "xin - cho" trong quản lý biên chế cũng như bảo đảm thực hiện có hiệu quả, đúng mục đích công tác tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch, đánh giá, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Việc xác định biên chế được thực hiện ữên cơ sở khoa học, không chỉ dựa vào nhu cầu công việc, nhiệm vụ của cơ quan, mà còn căn cứ vào tiêu chuẩn, vị trí việc làm và cơ cấu công chức. Nguyên tắc đề cao trách nhiệm cá nhân trong thực thi công vụ được kết họp với nguyên tắc tập trung dân chủ; việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính
Luật cán bộ công chức cũng chỉnh lý, bổ sung hệ thống các quy định về nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức được quy định tập trung vào hai nhóm cơ bản: nhóm nghĩa vụ liên quan đến thể chế chính trị, đến phục vụ và quan hệ với nhân dân và nhóm nghĩa vụ trong thi hành công vụ. Đe khẳng định và gắn với việc đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, Luật quy định nghĩa vụ đối với người đứng đầu trong thực hiện chức trách và thẩm quyền được giao. Trách nhiệm của cán bộ công chức chính là thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Do đó, sự gắn kết giữa trách nhiệm với nghĩa vụ trong thực thi công vụ của cán bộ công chức cũng được thể hiện trong các quy định của Luật. Đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc không được làm quy định trong Luật đồng thời là các nội dung liên quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ công chức nhưng được tách thành một mục riêng nhằm nhấn mạnh và yêu cầu cán bộ, công chức phải thực hiện để xứng đáng là "công bộc", là "người đầy tớ" của nhân dân. Bên cạnh các nghĩa vụ, trách nhiệm mà cán bộ công chức phải thực hiện, Luật quy định các điều kiện bảo đảm thi hành công vụ như công sở, trang thiết bị làm việc và phương tiện đi lại, nhà ở công vụ... nhằm khẳng định nghĩa vụ và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho cán bộ công chức thực thi công vụ có hiệu quả. Đồng thời với việc quy định các nghĩa vụ, Luật cũng bổ sung thêm một số nội dung liên quan đến quyền của cán bộ, công chức (gồm quyền lợi và quyền hạn).
Quản lý biên chế, tổ chức tuyển dụng và nâng ngạch công chức được thay đổi theo hướng dựa trên tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm, mô tả công việc và xây dựng cơ cấu công chức. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức đã được thể hiện ngay trong Luật mà không giao cho Chính phủ hoặc các cơ quan khác quy định. Trong đó, điều kiện đăng ký dự tuyển công chức có một số điểm mới cần lưu ý, đó là: mặc dù Luật Quốc tịch đã được sửa đổi, bổ sung thông thoáng hơn trước đây nhưng chỉ những người có quốc tịch Việt Nam mới được dự tuyển; tuổi dự tuyển chỉ quy định tuổi sàn là từ đủ 18 tuổi trở lên, không quy định tuổi trần vì Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định bên cạnh bảo hiểm bắt buộc còn có cả bảo hiểm tự nguyện; về điều kiện liên quan đến Luật Cư trú, người dự tuyển có quốc tịch Việt Nam nhưng không cư trú tại Việt Nam thì cũng không được dự tuyển; người đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của tòa án mà chưa được xóa án tích cũng không được dự tuyển. Bên cạnh thực hiện ưu
tiên tuyển chọn người có công với nước, người dân tộc thiểu số còn thực hiện chính sách ưu tiên tuyển chọn người có tài năng.
về tổ chức tuyển dụng, nâng ngạch: cùng với việc giao thẩm quyền tuyển dụng
cho các bộ, ngành và địa phương, Luật bổ sung quy định các bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm thực hiện việc phân cấp tuyển dụng công chức cho các cơ quan thuộc quyền quản lý. Bước đầu gắn dần thẩm quyền sử dụng với thẩm quyền tuyển dụng, khắc phục tình trạng người được giao quyền tuyển dụng không được giao quyền sử dụng; người được giao sử dụng thì lại không được giao quyền tuyển dụng; qua đó nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, lựa chọn được đúng người có đủ năng lực, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu công việc. Việc nâng ngạch phải qua kỳ thi và thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh để lựa chọn người giỏi hơn; không hạn chế số người đăng ký, không quy định thâm niên giữ ngạch và hệ số lương... Tuy nhiên, chỉ tiêu dự thi được xác định trên cơ sở nhu cầu vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức. Theo nguyên tắc cạnh ữanh, cơ quan có thẩm quyền sẽ chỉ bổ nhiệm vào ngạch dự thi số người bằng đúng số vị trí còn thiếu trong số những người đạt yêu cầu, theo nguyên tắc chọn người giỏi hơn. Đe nâng cao chất lượng công chức, nội dung và hình thức thi tuyển, thi nâng ngạch được đổi mới nhằm lựa chọn đúng người có đủ năng lực, phẩm chất, kỹ năng và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Việc tổ chức thi nâng ngạch được tập trung vào một đầu mối do Bộ Nội vụ chủ trì, trên cơ sở phối họp với các đơn vị, cơ quan hữu quan.
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tuyển dụng công chức
Từ trước tới nay, các quy định của Nhà nước trong vấn đề tuyển dụng đều khá rõ ràng, đầy đủ và công khai, nhưng ở một số địa phương vẫn có những hiện tượng tiêu cực. Dù sao nó cũng chỉ là hiện tượng chứ không phải là bản chất và nó không diễn ra một cách công khai. Biện pháp để hạn chế và loại bỏ những bất công này là dân chủ. Phải công khai trên báo chí về những đợt thi tuyển để mọi người biết và tham gia, không đựơc mập mờ trong việc công khai chỉ tiêu tuyển dụng, để tránh tình trạng sinh viên ra trường rồi chạy đến hết cơ quan nọ sang cơ quan kia xin việc. 'Lúc thân quen thì người ta nói còn biên chế, còn không quen biết thì chỗ nào cũng nói hết biên chế".
khi đó, các doanh nghiệp họ chỉ mất có 3 ngày để tuyển dụng nhân sự qua 3 vòng thi tuyển. Với thời gian quá lâu như vậy, những người giỏi, họ đều đi noi khác tìm việc.
Thứ ba, các quy định về tuyển dụng công chức theo quy định hiện hành còn rất nhiều bất cập về phương thức, cách thức tuyển dụng, đặc biệt là quy định nội dung và các môn thi tuyển và chế độ ưu tiên xét tuyển, quy định về các môn thi bắt buộc chung và cách tính điểm. Việc cho điểm ưu tiên đến 30 điểm trên thang điểm 100 cho các đối tượng ưu tiên xét tuyển bao gồm các đối tượng chính sách, người có công, dân tộc thiểu số quá chênh lệch so với những đối tượng không thuộc diện ưu tiên làm cho các cơ quan không tuyển được người có chuyên môn phù hợp, có năng lực thực sự, đáp ứng những tiêu chuẩn, nhu cầu công việc nhất là các lĩnh vực chuyên môn, ngành có yêu cầu chuyên môn cao chẳng hạn như ngành y tế. Chỉ nên áp dụng xét điểm ưu tiên cho những người có tổng số điểm bằng nhau.
Thứ tư, hiện nay với việc quy định ba môn thi tuyển công chức là: hành chính Nhà nước, tin học và văn phòng. Với các môn thi này thì khó có thể tìm ra được các công chức tài, đức cần thiết cho nền công vụ. Bởi lẽ trong số đó có hai môn rất phổ thông là tin học văn phòng và ngoại ngữ. Trong bậc đào tạo phổ thông hiện nay, hai môn nay được đưa vào giảng dạy rất sớm.. Còn đối với môn hành chính Nhà nước là môn học về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. Nói đơn giản đó là học về các quy chế, nội quy, quy định, quy trình thực hiện công việc của một tổ chức. Một công chức có trí nhớ tàm tạm cũng có thể nắm tốt được nội dung của môn này. Khi tuyển dụng công chức nên có các môn thi để kiểm tra thí sinh về các khía cạnh: trí tuệ, lòng trung thành với Tổ quốc, tinh thần thượng tôn pháp luật, đức tính liêm khiết, minh bạch và trung thực, tinh thần phụng sự cộng đồng, kiến thức về lịch sử dân tộc nước nhà và tiếng Việt.
Thứ năm, nên ra đề thi bằng những tình huống cụ thể, không nên ra đề thi theo kiểu đánh đố. Chẳng hạn để tuyển người vào làm việc trong bảo tàng lịch sử, có thể ra đề thi mang tình huống đại loại như: “Anh chị có vấn đề gì tâm đắc hay cảm thấy có vấn đề gì lớn cần giải quyết trong ngành văn hóa, cụ thể là bảo tàng, hiện nay? Hay anh chị có sở trường gì để phát huy trong đó?...” Theo người viết thì khi thi tuyển công chức, ngoài những môn thi về chuyên môn và kỹ năng mà công chức sẽ đảm nhận sau
Tuyển dụng công chức Nhà nước - Thực trạng và giải pháp
mình, bằng hiểu biết của mình để giám khảo có căn cứ đánh giá. Bên cạnh đó, thí sinh sẽ trình bày ý tưởng của mình để giải quyết một vấn đề vướng mắc lâu nay của người dân. Và cuối cùng sẽ có phần thi đặt thí sinh vào một áp lực công việc cao và thí sinh sẽ trình bày phương pháp làm việc sáng tạo, khoa học của mình sao cho đảm bảo hiệu quả công việc. Có như vậy, khả năng tuyển dụng được người thực sự có năng lực là rất cao.
Thứ sáu, hiện nay việc tuyển dụng công chức đều do cấp trên tiến hành thực hiện, do vậy, nhiều khi công tác tuyển dụng chưa phù họp với nhu cầu thực tế. Kiến nghị cho bất cấp này là nên phân cấp cho đơn vị được quyền tuyển công chức. Phương án này không những bảo đảm tuyển đúng đối tượng, nhanh gọn, mà quan trọng là đáp ứng được nhu cầu của đơn vị.
3.2.3. Cải cách chính sách tiền lương
Hiện nay, một số cán bộ công chức xin nghỉ việc, bỏ ra làm ở khu vực ngoài nhà nước. Hiện tượng này có xu hướng tăng. Vì sao? và làm thế nào để giữ chân họ?. Có nhiều nguyên nhân nhưng không ít ngưòi cho rằng số cán bộ, công chức xin nghỉ việc là do thu nhập của họ quá thấp. Thực tế hiện nay, thu nhập ở khu vực ngoài nhà nước và khu vực đơn vị sự nghiệp, các công ty cổ phần cao hơn gấp chục lần khu vực cơ quan nhà nước. Sự hấp dẫn về thu nhập đó đã là sức hút cán bộ, công chức cơ quan nhà nước có năng lực sẵn sàng bỏ việc để ra làm ở ngoài. Một con số thống kê về lương của cán bộ cấp phường, xã như sau: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân 2,5, Bí thư Đảng ủy 2,85, ngoài ra không có phụ cấp gì khác trong khi thời gian làm việc không dưới 8 giờ/ ngày và không dưới 6 ngày/ tuần. Đối với Bí thư chi bộ, trưởng thôn, các phó ngành đoàn thể cấp xã, phường mức phụ cấp cũng chỉ từ 170.000 đồng đến 200.000 đồng/ tháng. Còn đối vói một số sinh viên đại học mới ra trường làm việc ở cơ quan sau một năm mới được xếp lương 2.34, đấy là số người may mắn, còn phần đông là phải vài năm trải qua thử việc, họp đồng ngắn hạn, họp đồng dài hạn. Một giải pháp nhanh hiện nay là phải cải cách chính sách tiền lương.7
Những người đủ năng lực, phẩm chất phải được hưởng lương xứng đáng để họ an tâm cống hiến. Chúng ta phải thẳng thắn nhìn vào vấn đề này và giải quyết vấn đề về
chức thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, toàn tâm, toàn ý phục vụ xã hội và nỗ lực, tự giác học tập nâng cao kiến thức, trình độ chuyên sâu để thực hiện cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính hiện đại ngang tầm khu vực và quốc tế. Nói khác đi, khi áp dụng các quy chuẩn khắt khe, ngặt nghèo đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong tám giờ vàng ngọc thừa hành nhiệm vụ noi công sở phải là những quyền lợi xứng đáng và chính đáng mà cán bộ, công chức được hưởng, trách nhiệm và quyền lợi là không thể tách rời.
Song song đó cần phải có một chế độ đãi ngộ thoả đáng người tài, người có năng lực, hết lòng tận tâm, tận lực với việc của dân, của doanh nghiệp. Để áp dụng thành công hệ thống này, cần có một khuôn khổ đánh giá công bằng chất lượng thực thi công vụ để phân biệt các cá nhân làm việc tốt và chưa tốt. Có chính sách thu hút người tài, tạo điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp chính quy loại xuất sắc, khá, giỏi các trường đại học trong cả nước về làm việc trong bộ máy nhà nước, thu hút sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên về đảm nhận các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ở các xã, phường, thị trấn. Qua đó đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và trẻ hoá đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở.
Biệt đãi người tài không chưa đủ, mà cần tạo niềm tin ở nơi họ. Những người tài ngoài thu nhập, nhu cầu được cống hiến, được tôn trọng và được vinh danh là rất lớn. Bên cạnh đó, cần phải kiên quyết loại ra khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ, công chức yểu kém về phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tư cách Đảng viên.
3.3. Một số ý kiến về việc tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức ở ViệtNam hiện nay Nam hiện nay
Chế độ công vụ, công chức là một nội dung quan trọng trong hoạt động của nền hành chính quốc gia. Nhờ có hoạt động công chức, công vụ mà Nhà nước mới thực hiện được các chủ trương, chính sách mang tính chính trị của Đảng cầm quyền, quản lý mọi mặt của đời sống xã hội và tổ chức việc cung cấp, phục vụ các nhu cầu, lợi ích thiết yếu của nhân dân. Công chức, công vụ là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết, biện chứng vói nhau. Vói tư cách là chủ thể của hoạt động công vụ, có thể nói công chức là hạt nhân của hoạt động công vụ. Ngược lại, công vụ là một hoạt động
hiện thực hóa trong đời sống quyền lực nhà nước. Chế độ công vụ, công chức của bất kỳ một quốc gia nào cũng đều phải phù họp với thể chế chính ưị và tổ chức bộ máy của nhà nước đó. Sự tồn tại và phát triển của các hình thức nhà nước qua từng thời kỳ đòi hỏi các quốc gia phải luôn đổi mới, hoàn thiện chế độ công vụ, công chức. Ở nước