Thực trạng tuyển dụng công chức hiện nay

Một phần của tài liệu Tuyển dụng công chức nhà nước thực trạng và giải pháp (Trang 26)

Tỉnh Long An tiếp giáp vói Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam.

Long An gồm có thị xã Tân An và 13 huyện: Ben Lức, cần Đước, cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Hưng, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh

Tuyển dụng công chức Nhà nước - Thực trạng và giải pháp

Cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã có trình độ học vấn tốt nghiệp Trung học phổ thông có 240 người (72,3%); tiểu học là 3,6%, Trung học cơ sở là 24,1%. Có thể nói trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ cấp xã ở cần Đước có sự chuyển biến tích cực về số lượng, chất lượng (tính đến nay đã có 209 đảng viên trong tổng số 332 cán bộ công chức). Tuy nhiên hiện nay trong 193 cán bộ chuyên trách xã thì có 161 người chưa qua đào tạo về chuyên môn (83,4%); trong số 139 công chức xã có 57 người chưa qua đào tạo chuyên môn (41%). về lý luận chính trị hiện nay có 35% cán bộ công chức chưa qua đào tạo; sơ cấp có 25,6%; trung cấp có 38,2% và cao cấp hiện có 4 người (1,2%). Riêng về Quản lý Nhà nước thì cán bộ công chức cấp xã chỉ đạt ở trình độ sơ cấp (22,9%), trung cấp (2,4%).5

Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ đột phá của tỉnh, vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lược, nhằm xây dựng lực lượng lao động có phẩm chất và năng lực ngày càng cao, có cơ cấu ngành nghề họp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhằm tổ chức triển khai và thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Quyết định số 2250/2004/QĐ-UB ngày 30/6/2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An về ban hành Quy chế tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh. Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và dần chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phù họp với các quy định tại Nghị định 114/2003/NĐ - CP ngày 10/10/2003 của Chính Phủ về cán bộ, công chức cấp xã; đưa sự hoạt động của cán bộ, công chức vào nề nếp, đạt tiêu chuẩn về trình độ, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, công tác chuyên môn theo quy định của pháp luật. Trên tinh thần đó, ngày 25/9/2008 ủy ban nhân dân huyện cần Đước đã lập kế hoạch tổ chức thi tuyển công chức cấp xã. Ke hoạch cụ thể như sau:

Đối tượng dự thi và điều kiện dự thi

* Đổi tượng dự thi

- Là cán bộ, công chức hiện đang công tác ở các xã, thị trấn, 9 chức danh công chức cấp xã theo quy định: địa chính - xây dựng; văn hóa - xã hội; tư pháp - hộ tịch; chỉ huy trưởng quân sự; tài chính - kế toán; văn phòng - thống kê; trưởng công an; tư

- Là cán bộ không chuyên trách (ngoài 9 chức danh trên) hiện đang công tác các xã, thị trấn có bằng trung cấp phù hợp vói một trong 9 chức danh công chức cấp xã).

* Điều kiện dự thi

- Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Có lý lịch rõ ràng và đủ các văn bằng, chứng chỉ quy định trong tiêu chuẩn nghiệp vụ của chức danh dự thi.

- Có đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ được giao.

- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang thi hành án. - Tuổi đời từ 18 tuổi đến không quá 35 tuổi

- Có hồ sơ dự thi và được Uỷ ban nhân dân xã xác nhận.

Ôn thi và nội dung hình thức thi tuyển

* Ôn thi

Uỷ ban nhân dân huyện sẽ phối họp với trung tâm bồi dưỡng chính trị tổ chức ôn thi cho các thí sinh trong một ngày. Hệ thống hóa các văn bản pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; nhiệm vụ, chức năng của 9 chức danh công chức cấp xã theo đề cương của Sở Nội vụ.

* Nội dung và hình thức thi

- Nội dung thi: bám sát vào nội dung ôn thi - Hình thức thi: gồm 2 phần

+ Thi viết: thòi gian 90 phút, điểm tối đa là 10 điểm.

• Bản khai lý lịch có xác nhận của công an xã, thị trấn.

• Các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh dự thi (có công chứng). • Bản sao giấy khai sinh

• Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tể có thẩm quyền xác nhận. • Giấy tờ hưởng chính sách ưu tiên (nếu có).

• 3 phong bì dán tem, 3 ảnh cở 4 X 6, phong bì ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận. + Nộp hồ sơ tại phòng Nội vụ huyện chậm nhất là ngày 20/11/2008, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.

Tồ chức ôn thi

Thí sinh tập trung tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện lúc 7 giờ 30 phút ngày 05/15/2008 để được hướng dẫn ôn thi.

Ngày thi: bắt đầu từ lúc 7 giờ đến 17 giờ ngày 10/12/2008.

Địa điểm: Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện.

Kết quả thi: Uỷ ban nhân dân huyện sẽ thông báo kết quả thi tuyển sau thòi gian

5 ngày làm việc kể từ ngày thi.

Các chức danh thi tuyển lần này bao gồm: 4 chức danh văn phòng thống kê, 2 chức danh tư pháp hộ tịch, 5 chức danh tư pháp hộ tịch kiêm phó công an, 2 chức danh văn hóa xã hội, 1 chức danh lao động thương binh và xã hội, 2 chức danh văn thư lưu trữ, 2 chức danh địa chính xây dựng, và 2 chức danh trưởng công an.

đó nội dung đổi mói, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cũng là một trong những chủ trương lớn của Nhà nước ta. Qua 5 năm của giai đoạn I (2001 - 2005) chương trình tổng thể cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đã đạt được một số kết quả sau:

Phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức vẫn giữ được phẩm chất đạo đức cách mạng; có bản lĩnh và lập trường chính trị vững vàng; có tinh thần trách nhiệm trong công tác; ý thức tổ chức kỷ luật tốt, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, luôn gắn bó và giữ mối quan hệ mật thiết với nhân dân.

Trình độ đào tạo về các mặt của đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từng bước được nâng lên. Nhiều cán bộ được quy hoạch, bổ nhiệm giữ các chức trách quan trọng trong bộ máy nhà nước, về cơ cấu đội ngũ đã có chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ được nâng lên đáng kể.

Việc tuyển dụng, đánh giá, bổ nhiệm, chuẩn hoá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức ở chính quyền các cấp. Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tiếp tục được cải cách theo hướng phân công, phân cấp rõ hơn. Thẩm quyền và trách nhiệm trong việc bổ nhiệm, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức được xác định rõ cho người đứng đầu cơ quan hành chính và thủ trưởng đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công.

Phân biệt rõ hơn đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị, trên cơ sở đó, xác định những yêu cầu, tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất, cơ chế quản lý và chế độ, chính sách đãi ngộ thích họp.

Trong chế độ tuyển dụng cán bộ, công chức, có sự phân biệt khá rõ và phù họp. Đó là đối với công chức hành chính thì bắt buộc thi tuyển, còn viên chức sự nghiệp được áp dụng cả hình thức thi tuyển và xét tuyển theo chế độ họp đồng. Việc thi nâng ngạch đối với chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và các ngạch tương đương tiếp tục được triển khai, thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức.

bộ, công chức và vần đề đổ mói chế độ công chức, công vụ

Tuyển dụng công chức Nhà nước - Thực trạng và giải pháp

lượt ngưòi đã qua đào tạo về chuyên môn, 37.000 lượt ngưòi đã qua đào tạo về ngoại ngữ và 96.000 lượt người đã qua đào tạo về tin học. Một kết quả khác đáng chú ý là sau đợt bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009, trong năm 2004 đã có gần 292.000 đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được bồi dưỡng trang bị kiến thức và kỹ năng hoạt động. Ngoài ra còn 44.967 lượt cán bộ công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài, trong đó có 21.699 lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức nguồn 6.

Bên cạnh đó thì chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức cũng có những cải cách bước đầu. Nhìn một cách tổng thể, phải thừa nhận rằng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đã từng bước được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được ở trên, đội ngũ cán bộ, công chức nước ta vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu hội nhập của đất nước và vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được quan tâm giải quyết, đó là:

Nhận thức về ý nghĩa của công cuộc cải cách hành chính trong một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa xác định rõ đây là khâu đột phá để tạo điều kiện cho môi trường đầu tư thông thoáng, thúc đẩy kinh tế phát triển nên thực hiện còn mang tính đối phó, hình thức.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng mặc dù đã được tăng cường, số lượng cán bộ, công chức qua các lớp, khoá đào tạo, bồi dưỡng khá lớn, nhưng nhìn chung chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng các yêu cầu về mức độ chuyên nghiệp, tính chuyên sâu, kỹ năng hành chính, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế... nhất là ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa dẫn đến hạn chế nhiều mặt trong quản lý điều hành ở cơ sở.

quyền được giao nên giải quyết công việc còn mang tính chủ quan, tuỳ tiện, xử lý các vụ việc không đúng pháp luật, vi phạm chính sách của Đảng và Nhà nước.

Hiện nay, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức cho rằng người dân đến cơ quan công quyền để xin nhà nước giúp đỡ về vấn đề cá nhân chứ không hiểu đó thực chất là yêu cầu của tố chức, công dân mà cơ quan công quyền phải đáp ứng theo quy định của pháp luật. Dưới mắt họ, doanh nghiệp và người dân là đối tượng bị họ quản lý. Nếu có bị phản ánh, cực chẳng đã họ phải tiếp thu, nhưng phần lớn các tiếp thu là gượng ép chứ không thật tâm tiếp thu để sửa đổi. Điều này dẫn đến một bộ phận cán bộ, công chức sa sút về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm kém, tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền vẫn thường xảy ra.

Bên cạnh đó, cơ chế “bảo hộ suốt đòi” bằng biên chế biến cơ quan nhà nước thành môi trường nuôi dưỡng sự thụ động, dựa dẫm, trì trệ của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức. Bởi cán bộ, công chức đã thuộc diện biên chế chỉ trừ khi vi phạm pháp luật, còn làm việc chây ỳ, vô thưởng vô phạt, học nghề này làm việc khác, thậm chí làm sai, làm hỏng cũng ít bị phạt lương, mất việc làm.

Một vấn đề khác, là việc phân bổ chỉ tiêu và xác định đối tượng đi học bồi dưỡng nâng ngạch chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp ở một số nơi, chủ yếu dành cho các vị trí lãnh đạo cấp phòng, cấp vụ, hoặc tương đương. Những cán bộ, công chức ở những vị trí này sau khi học xong sẽ được xếp vào ngạch lương cao hơn, có người rút ngắn được vài bậc. Một cơ chế ưu đãi theo kiểu "nước chảy chỗ trũng" như vậy cũng đã trở thành một trong các nguyên nhân giải thích vì sao hầu hết cán bộ, công chức đều muốn làm lãnh đạo và các cơ quan, cấp chính quyền nhà nước vẫn chưa xây dựng được một đội ngũ chuyên gia "đầu đàn", chuyên viên giỏi, thực tài để chuyên làm tư vấn, xây dựng đề án, phân tích, tham mưu chính sách...

Số lượng cán bộ, công chức có trình độ, phẩm chất và năng lực còn ít, chưa đồng bộ, chưa tương xứng với yêu cầu và tốc độ phát triển của đất nước, số cán bộ, chuyên viên giỏi, thực tài để chuyên làm tư vấn, xây dựng đề án, phân tích, tham mưu chính sách còn thiếu và chưa mạnh, số cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ và trẻ chưa nhiều.

đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức chậm được triển khai làm ảnh hưởng chung đến kết quả thực hiện mục tiêu xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức.

Việc kiểm tra, thanh tra công vụ và xử lý cán bộ vi phạm pháp luật chưa thường xuyên và không nghiêm. Tính răn đe làm gưcmg trong xử lý kỷ luật cán bộ, công chức hầu như không có. Chính vì vậy, đạo đức công vụ, thái độ phục vụ dân, tổ chức của cán bộ công chức không được tăng cường.

Cơ chế thực hành dân chủ trong các cơ quan, các cấp hành chính chưa thường xuyên, đều khắp khiến cho cán bộ, công chức thiếu động lực tinh thần, tình cảm và sự quyết tâm tiến hành cải cách, vẫn còn tồn tại không ít hiện tượng áp đặt, quan liêu cửa quyền, tham nhũng, hối lộ, tự do vô tổ chức, tuỳ tiện, coi thường kỷ cương, kỷ luật công vụ... làm cho mỗi cán bộ, công chức không phát huy được tinh thần sáng tạo, không đề xuất được các sáng kiến, giải pháp về cải cách hành chính.

Lương thấp, cán bộ, công chức thiếu động lực và quyết tâm làm cải cách. Bản thân bộ máy hành chính chưa tạo ra sự hấp dẫn cũng như chưa có chính sách họp lý để thu hút và động viên cán bộ, công chức làm việc. Việc nhiều cán bộ, công chức nước ta đạt bằng cấp cao như thạc sĩ, tiến sĩ cho thấy năng lực tri thức của họ nhưng cái mà cán bộ, công chức còn thiếu là động lực và kỹ năng để làm việc. Ai cũng thừa nhận lương cán bộ, công chức nước ta rất thấp so với công chức khu vực và thế giới, chưa đủ mức cần thiết và xứng đáng để công chức an tâm công hiến.

Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, công chức thiểu kinh nghiệm thực tiễn dẫn đến làm việc đôi khi còn máy móc, sách vở... Điều này vô tình làm cho họ ngày càng trở nên thụ động và bất lực trước những biến đổi nhanh chóng của xã hội.

2.4. Những thành tựu và khó khăn trong công tác tuyển dụng công chức,công chức dự bị công chức dự bị

2.4.1. Thành tựu

Từ năm 1998 đến 2008, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức hàng trăm kỳ thi tuyển công chức, viên chức cho hàng chục nghìn lượt người; hàng trăm kỳ thi nâng

Tại lần sửa đổi, bổ sung thứ hai này, đã quy định thêm một nội dung hoàn toàn mói đó là: công chức dự bị (điều 5b). Thể chế hóa nội dung này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2003/NĐ - CP ngày 10/10/2003 về chế độ công chức dự bị. Sau đó, Bộ Nội vụ có thông tư số 08/2004/TT - BNV ngày 19/02/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị

Một phần của tài liệu Tuyển dụng công chức nhà nước thực trạng và giải pháp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w