Ứng dụng phƣơng pháp cảm ứng điện từ trong dò tìm sự cố cáp ngầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật đấu nối, lắp đặt, thí nghiệm và vận hành cáp ngầm trung thế ở việt nam (Trang 83 - 86)

a) Xác định tuyến cáp ngầm (dò tuyến)

Đấu máy phát âm tần vào đƣờng cáp theo sơ đồ “pha - pha” hoặc “pha - đất", dòng phát của máy phát âm tần đƣợc điều chỉnh tuỳ theo thực tế tới mức máy thu đạt độ nhạy đủ đểphát hiện tín hiệu, xong không lớn hơn dòng cho phép của máy phát âm tần. Đƣa đầu rò của máy thu đi song song với mặt đất, bắt đầu từ đầu cáp đƣợc nối vào máy phát âm tần. Tuỳ theo cách để cuộn thu của đầu rò song song hay vuông góc với mặt phẳng ngang mà ta có phƣơng pháp dò theo tín hiệu cực tiểu hay cực đại.

Theo phƣơng pháp tín hiệu cực tiểu: Để cuộn thu song song với mặt đất (mặt phẳng ngang), tín hiệu thu đƣợc sẽ là nhỏ nhất khi cuộn thu nằm ngay phía trên đƣờng cáp có dòng phát của máy phát âm tần. Khi dịch cuộn thu sang hai bên đƣờng cáp lúc đầu tín hiệu sẽ mạnh lên rồi sau đó lại giảm đi.

Hình 3.13. Xác định tuyến cáp theo phương pháp tín hiệu cực tiểu

Theo phƣơng pháp tín hiệu cực đại: để cuộn thu vuông góc với mặt đất (mặt phẳng ngang) tín hiệu thu đƣợc sẽ là lớn nhất khi cuộn thu nằm trên mặt phẳng có

chứa đƣờng cáp có dòng phát của máy phát âm tần và vuông góc với mặt phẳng ngang. Khi dịch cuộn thu sang hai bên đƣờng cáp tín hiệu sẽ nhỏ dần đi .

b) Xác định độ sâu chôn cáp ngầm tại một điểm.

Sau khi dò đƣợc tuyến cáp, vạch tuyến cáp trên mặt đất, xác định điểm cần đo chiều sâu. Tại điểm cần xác định chiều sâu cáp:

- Để cuộn thu của đầu rò nằm trên mặt phẳng có chứa đƣờng cáp có dòng phát của máy phát âm tần và vuông góc với mặt phẳng ngang, xác định cƣờng độ tín hiệu lớn nhất trên máy thu.

- Để cuộn thu của đầu rò nằm trên mặt phẳng có chứa đƣờng cáp có dòng phát của máy phát âm tần và nghiêng một góc 45º với mặt phẳng ngang, tịnh tiến cuộn thu của đầu rò sang hai phía của đƣờng cáp theo hƣớng vuông góc với tuyến cáp, chú ý không thay đổi khoảng cách của nó so với mặt đất. Xác định các vị trí tại đó tín hiệu thu đƣợc bằng với tín hiệu thu đƣợc ở mục trên của điều này. Chiều sâu chôn cáp bằng khoảng cách trung bình từ vị trí mới xác định đƣợc đến điểm cần xác định chiều sâu chôn cáp trừ đi khoảng cách từ cuộn thu của đầu rò đến mặt đất.

Hình 3.13. Xác định chiều sâu chôn cáp

Sau khi đào điểm đã xác định là có cáp hỏng, cần xác định xem đƣờng cáp tìm thấy có đúng là đƣờng cáp cần tìm không, vì trong cùng một rãnh cáp có thể có nhiều đƣờng cáp khác nhau. Nếu xác định nhầm có thể gây nguy hiểm cho công nhân sửa chữa cáp. Có thể dùng phƣơng pháp âm tần kết hợp với khung giả để xác định đƣờng cáp ngầm cần tìm. Phát vào cáp cần tìm dòng âm tần theo sơ đồ: Một pha của đƣờng cáp này đƣợc nối đất ở một phía, phía còn lại đƣợc nối với máy phát âm tần, cực còn lại của máy phát âm tần đấu đất, tách tiếp đất cáp ở cả hai phía. Dùng một đầu thu dạng khung ôm lấy cáp. Thay đổi trị số dòng điện phát, nếu đƣờng cáp không phải là đƣờng cần tìm thì chỉ thị của máy đo sẽ không thay đổi tƣơng ứng với trị số và thời điểm thay đổi trị số dòng âm tần phát vào cáp.

Phƣơng pháp dùng dòng xoay chiều tần số công nghiệp và Ampe kìm để xác định đƣờng cáp ngầm thƣờng không chính xác. Chỉ đƣợc tiến hành cắt cáp, sau khi nhân viên thí nghiệm có thẩm quyền xác nhận đúng đƣờng cáp cần tìm và vị trí điểm hỏng.

CHƢƠNG 4: ÁP DỤNG TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH VÀ XÁC ĐỊNH ĐIỂM SỰ CỐ CỦA TUYẾN CÁP NGẦM 22KV TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật đấu nối, lắp đặt, thí nghiệm và vận hành cáp ngầm trung thế ở việt nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)