Ống cáp, khối cáp có thể làm bằng thép, gang, bêtông, sành sứ, nhựa tổng hợp hoặc bằng các vật liệu tƣơng tự. Cáp một pha chỉ đƣợc đặt trong ống bằng vật liệu không từ tính. Mỗi pha của đƣờng cáp phải đặt trong từng ống riêng biệt.
Số lƣợng ngăn trong khối cáp, khoảng cách giữa các ngăn và kích thƣớc của ngăn phải đƣợc lựa chọn theo điều kiện phát nhiệt.
Mỗi khối cáp phải có 15% ngăn dự phòng nhƣng không đƣợc nhỏ hơn một ngăn.
Khối cáp và ống cáp khi đặt phải có độ dốc về phía giếng cáp ít nhất là 0,2%. Các ống cáp đặt trực tiếp trong đất, khoảng cách ít nhất giữa chúng, giữa các ống với cáp hoặc với công trình khác phải áp dụng nhƣ sau:
- 100mm: giữa các cáp lực điện áp tới 10kV với nhau hoặc giữa chúng với cáp nhị thứ.
- 250mm: giữa các cáp lực điện áp 22kV hoặc 35kV với nhau hoặc giữa chúng với loại cáp lực khác có điện áp thấp hơn.
- 500mm: giữa các cáp của các cơ quan khác nhau hoặc giữa cáp lực với cáp thông tin liên lạc.
Cáp đặt trong khối cáp, ở những chỗ đƣờng cáp đổi hƣớng và chỗ cáp từ khối cáp vào đất phải xây giếng cáp để đảm bảo dễ dàng khi thi công cáp.
Ở chỗ đầu ra từ ống hoặc ngăn của khối cáp hoặc máng cáp, cũng nhƣ ở chỗ nối ống, mặt trong của ống, của khối ống và của máng phải phẳng và nhẵn để tránh hƣ hỏng lớp vỏ bọc bên ngoài khi kéo cáp.
Khi lắp đặt tuyến cáp phải tính trƣớc số lƣợng ống chôn theo kế hoạch phát triển của tuyến cáp. Cũng cần phải xây dựng các hầm nối để đƣa cáp luồn vào ống và nối cáp phải tính đến sự có giãn của vỏ kim loại do sự thay đổi nhiệt độ cáp.
Ƣu điểm của phƣơng pháp này là dễ dàng mở rộng và thay thế cáp và ít làm hƣ hỏng vỏ cáp trong quá trình lắp đặt.
Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là giá thành công trình tƣơng đối lớn.Mặt khác phƣơng pháp này không tản nhiệt tốt cho cáp đi trong ống nên nếu lắp đặt nhiều mạch cáp thì khả năng tải sẽ bị hạn chế.Tuy nhiên việc thay thế mở rộng và
sửa chữa cáp sẽ dễ dàng và có thể thực hiện mà không phải đào đất. Do đó phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng trong khu vực đô thị.