Phƣơng pháp cảm ứng điện từ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật đấu nối, lắp đặt, thí nghiệm và vận hành cáp ngầm trung thế ở việt nam (Trang 76 - 78)

Phƣơng pháp cảm ứng điện từ bao gồm sự kiểm tra dọc các điểm của cáp với các tín hiệu điện từ trực tiếp sinh ra bởi dòng điện do xung điện áp. Thiết bị bao gồm một cuộn dây cảm biến nuôi một bộ tiếp nhận để tạo ra sự phân cực từ đó cung cấp biên độ và hƣớng của tín hiệu. Các cuộn dây cảm biến này sẽ đƣợc đánh dấu giống nhau do đó chúng chỉ ra nguồn phát và chắc chắn rằng hƣớng thông tin là đúng.

Trong phƣơng pháp này cuộn dây cảm biến cần đặt trực tiếp trên tuyến cáp, từ đó ngƣời vận hành có thể nhận biết đƣợc dòng điện chạy trong hệ thống cáp đó

Một điều hết sức quan trọng với các điều kiện và giới hạn liên quan đến việc sử dụng phƣơng pháp, đó là sự tiếp giáp với các hệ thống ống luồn cáp, bởi vì cuộn dây

cảm biến cần đƣợc đặt trực tiếp trên tuyến cáp và ngƣời vận hành có thể đoán biết đƣợc dòng điện chạy riêng biệt trong hệ thống cáp đang làm.

Hình 3.8a cho biết vị trí lõi đồng trục đặt nằm chính xác tâm của lớp vỏ bên ngoài.Dòng điện chạy trong lõi cho biết cực tính dƣơng mang lại từ trƣờng đồng tâm quanh lõi và dòng điện trở về ở vỏ bọc.Đối với cực tính âm cũng sinh ra từ trƣờng đồng tâm trong lõi cáp.Hình 3.8 b cho biết nơi dòng điện chạy trong mỗi lõi của cáp ba lõi, với các lõi xoắn bên trong vỏ.

a)Cáp một lõi b) Cáp ba lõi Hình 3.8. Dòng điện đi và về trong cáp

Hình 3.9 thể hiện vị trí thƣờng tìm thấy trong thực tế, với cáp nhiều lõi chạy trong ống bảo vệ. Giả thiết trên tuyến cáp từ A đến B có các hố ga từ H1 đến H6, tại các hố đó lắp đặt các hộp nối cáp và đƣợc tiếp đất vỏ cáp, tại vị trí F xảy ra sự cố cáp ngầm. Dòng điện chạy trong lõi đến vỏ cáp ở F và ở hầu hết các mạng thông thƣờng, dòng điện quay trở lại máy phát xung qua vỏ và những đƣờng dẫn khác tại những chỗ tiếp xúc với đất.

Hình 3.9. Dòng điện ở cáp nhiều lõi chạy trong ống dẫn với các miệng ống

Để lần theo sự cố thì máy phát xung nên đƣợc khởi động và kiểm tra thông số vận hành về khoảng cách phóng điện cho phù hợp với thông số tuyến cáp. Khi một máy phát xung hoạt động thì thiết bị dò tìm nên kèm theo và thiết lập ở các mức

miệng hố gần với điểm đầu A. Điều này rất quan trọng bởi các thiết lập này sẽ đƣợc cố định cho đến khi thử nghiệm kết thúc.

Cuộn dây cảm ứng sau đó nên đƣợc sử dụng cho phía bên ngoài của cáp ở miệng cống dọc theo tuyến cáp. Ở các miệng cống phía trƣớc sự cố nhƣ ở điểm H2, cần phải xác định tín hiệu cực tính dƣơng với giá trị là lớn nhất bởi tác động không đồng tâm của cáp. Sự biến đổi của tín hiệu quanh vỏ cáp cho biết hỏng về cáp vẫn còn xa dọc theo tuyến cáp do vậy vẫn còn dòng điện đi và về ở trong cáp. Ở những miệng cống sau sự cố, ví dụ nhƣ vị trí H4, các giá trị đọc quanh chu vi của vỏ cáp sẽ là đồng bộ với giá trị dƣơng, mặc dù không có dòng đến trong cuộn dây, trƣờng đồng tâm đƣợc sinh ra bởi dòng diện ở vỏ cáp theo chiều từ xa tới nguồn cấp.

Hình 3.10. Tín hiệu điện từ tại vị trí xảy ra sự cố trên cáp điện 3 pha

Việc xác định sự cố theo phƣơng pháp trên cho phép biết đƣợc đoạn cáp nào bị sự cố, nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là không biết vị trí chính xác của sự cố và tuyến cáp phải có các hố ga để cảm biến tiếp xúc đƣợc với cáp. Việc xử lý sự cố thƣờng là phải thay cả một đoạn cáp mới cho đoạn cáp sự cố nhƣ vậy khá tốn kém.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật đấu nối, lắp đặt, thí nghiệm và vận hành cáp ngầm trung thế ở việt nam (Trang 76 - 78)