78 Điều 398 Trường họrp bên đề nghị giao két họrp đồng chét hoặc mất năng lực hành vi dân sự 79Điều 424 Chấm dứt hợp đồng dân sự
2.2.2. Giải pháp trong quá trình hoàn thiện pháp luật về giaokết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
như vậy, doanh nghiệp có thể sẽ chịu rất nhiều rủi ro như: mất danh tiếng, phải thực hiện những hợp đồng không phải do mình ký, đối tác không tin tưởng v.v...
Trên đây là một vài lưu ý mà tác giả cho rằng nó cần thiết cho tính hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà khi ký kết cần phải tuân theo.
2.2.2. Giải pháp trong quá trình hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế mua bán hàng hóa quốc tế
Trên cơ sở những nhận xét từ sự phân tích những thuận lợi và khó khăn trong giao kết hợp đồng ở phàn 2.1, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phàn hoàn thiện pháp luật về giao kết họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
2.2.2.I. Giải pháp cho các quy định về các nguyên tắc trong giao kết họp
Thứ nhất, nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực: thực tế là pháp
luật quy định biện pháp ngăn chặn hành vi cố tình vi phạm pháp luật chưa đảm bảo được vai trò của mình. Điều 136 của Bộ luật dân sự 2005 chưa bảo đảm được quyền lợi của người bị vi phạm, mà còn tạo điều kiện cho những kẻ không thiện chí, trung thực vi phạm trong giao kết hợp đồng mà không phải bị một chế tài nào cả, cụ thể là trường hợp quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối đe dọa hay thời điểm bên bị lừa dối biết được hay buộc phải biết được mình bị lừa dối để tính thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Ngoài ra, các Điều 131 BLDS 2005 (giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn), Điều 132 BLDS 2005 (giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa) vẫn còn nhiều kẻ hở gây tranh cải khi giải quyết tranh chấp. Như quy định ở Điều 131 thì không rõ về nội dung nhầm lẫn cũng như mức độ nhầm lẫn; Điều 132 thì chỉ coi những hành vi cố ý của một bên hoặc bên thứ ba là lừa dối mà không thừa nhận sự im lặng hoặc không thông tin khi có nghĩa vụ thông tin đến người cùng giao kết họp đồng là lừa dối, cũng trong điều này chưa quy định cụ thể về những điều kiện để tuyên bố hợp đồng vô hiệu do đe dọa do mức độ đe dọa, tính cấp thiết hoặc tính nghiêm trọng của đe
Các phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
điều khoản tăng thêm trách nhiệm ràng buộc của các bên tham gia hợp đồng, những điều khoản này các bên tham gia hợp đồng có thể đưa vào hoặc không đưa vào hợp đồng mà cũng không ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng. Những điều khoản này tuy không bắt buộc nhưng cũng không được trái với luật, và có thể vận dụng theo luật hoặc theo các hợp đồng đã được ký trước nếu trước đó các bên đối tác đã có quan hệ giao dịch hợp đồng với nhau.
Với quy định như vậy, thiết nghĩ nó vẫn đảm bảo các điều khoản cần thiết của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà nó còn tạo điều kiện cho các bên có thể tự thỏa thuận các điều khoản sao cho phù hợp với ý chí của mình. Thiết nghĩ, pháp luật Việt Nam cũng nên quy định những điều khoản cơ bản của hợp đồng như phân tích trên.
2.2.2.I. Giải pháp cho các quy định liên quan đến đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Quy định về tính xác định cụ thể của người được đề nghị
Như đã phân tích, quy định như Điều 390 về tính xác định của người được đề nghị là không đủ cơ sở để đưa ra cách xác định một cách chính xác và thuyết phục, có thể dẫn đến sự tùy tiện và rủi ro cho các bên trong giao kết hợp đồng. Vì vậy, Điều 390 BLDS 2005 nên được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rõ “tính xác định cụ thể của người được đề nghị” để tránh trường hợp nó được hiểu theo nhiều nghĩa, gây khó khăn trong hoạt động áp dụng pháp luật. Theo đó, cần bổ sung quy định “một bên được coi là xác định cụ thể khi bên đề nghị gửi đề nghị cho mình bằng các tiêu chí khách quan xác định được rõ bên mà đề nghị sẽ được gửi tới” vào điều 390 BLDS 2005 hoặc quy định giống như Điều 14 Công ước Viên 1980.
Quy định về sự ràng buộc của bên đề nghị vói lòi đề nghị của mình
Tính ràng buộc của đề nghị giao kết hợp đồng quy định trong luật không bảo vệ được tính xác thực của giao dịch, không có cơ sở pháp lý vững chắc cho việc lý giải tính ràng buộc của người đề nghị đối với đề nghị của họ. Vì vậy, để xác định mong muốn được ràng buộc của bên đề nghị khi đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng, BLDS
Các phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
phải tính đến mọi tình tiết liên quan, kể cả các cuộc đàm phán, mọi thực tế mà các bên đã có trong mối quan hệ tương hỗ của họ, các tập quán và mọi hành vi sau đó của hai
Quy định về sự xác định của đề nghị
Tương tự như hai trường hợp trên, vấn đề sự xác định của đề nghị cũng không được làm rõ. Vì vậy, theo tôi, Điều 390 BLDS 2005 cần được hỗ trợ bằng một nguyên tắc nhằm giải thích ý chí của các bên tham gia hợp đồng theo nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 8 Khoản 2 của Công ước Viên 1980 là: “Tuyên bố cách xử sự khác của một bên được giải thích theo nghĩa mà một người có lý trí, nếu người đó được đặt vào vị trí của phía bên kia trong những hoàn cảnh tương tự cũng sẽ hiểu như thế”.
Quy định về hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng
Quy định tại Điều 392 khoản 1 điểm b BLDS 2005 là không cần thiết và nó đã vi phạm nguyên tắc tự do ý chí trong giao kết hợp đồng. Vì vậy, theo chúng tôi, để bảo đảm sự bình đằng giữa các bên, đảm bảo nguyên tắc tự do ý chí trong giao kết hợp đồng, nên bỏ quy định tại Điều 392 khoản 1 điểm b.
Để phù hợp với nguyên tắc chung trên quốc tế “nguyên tẳc có thể hủy ngang
của đề nghị giao kết hợp đồng ” và cần có căn cứ chính xác để xác định hiệu lực của
thông báo hủy bỏ đề nghị của bên đề nghị. Điều 393 BLDS 2005 cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng tiếp thu các giải pháp được thừa nhận chung được quy định tại Điều 16 của CISG và Điều 2.1.4 của PICC; hoặc nếu giữ nguyên Điều 393 thì BLDS 2005 cũng nên quy định rõ thời điểm bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Đó là thời điểm “bên được đề nghị gửi chấp nhận đề nghị cho bên đề nghị”.
Quy định về hiệu lực của đề nghị và chấp nhận đề nghị
Vì sự không cần thiết của Điều 398 và Điều 399 BLDS hên quan đến hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng như đã phân tích như trên nên theo tác giả nên loại bỏ hai điều luật này trong BLDS 2005.
Các phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Các phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
KẾT LUẬN
Như chúng ta đã biết, muốn tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam càn nắm vững các thông lệ buôn bán quốc tế, kĩ thuật, nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hoá. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, họp đồng mua bán ngoại thương là loại văn bản giao dịch chủ yếu, quan trọng và phổ biến nhất. Ket quả kinh doanh hàng hoá phụ thuộc vào hợp đồng này. Chính vì vậy, người thực hiện mua bán phải nắm thật chắc những điểm chủ chốt trong quá trình kí kết và thực hiện hợp đồng. Trong đó việc nắm vững cách thức, các bước để tiến hành ký kết một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có hiệu lực và ràng buộc trách nhiệm của các bên có một vai trò quan trọng cho việc giảm thiểu rủi ro khi thực hiện hợp đồng sau này và tránh những tranh chấp đáng tiếc xảy ra. Ở mỗi phương thức giao kết hợp đồng sẽ có cách thức và trình tự ký kết khác nhau và việc vận dụng các phương thức giao kết hợp đồng một cách hợp lý cũng là một trong những điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công trong kinh doanh xuất nhập khẩu, hợp đồng sẽ được giao kết một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp. Qua những nội dung đã nghiên cứu, người viết rút ra một số kết luận cơ bản sau:
Thứ nhất: trên cơ sở lý luận và phân tích luật, người viết làm rõ những điểm cơ bản và mấu chốt nhất của hàng hóa quốc tế và giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhằm giúp người đọc có tiếp cận vấn đề một cách dễ dàng và thuận lợi nhất. Các vấn đề đó là khái niệm họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các yếu tố trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các nguồn luật điều chỉnh quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và các phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Thứ hai: những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng các quy định về giao kết hợp đồng được tác giả minh chứng qua thực trạng áp dụng trên thực tế. Từ đó mà tác giả đúc kết một số vấn đề vướng mắc của các quy định trong luật. Các vấn đề đó xung quanh việc áp dụng các nguyên tắc giao kết hợp đồng và vận dụng các phương thức giao kết hợp đồng mua bán đó ra sao.
Các phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Mặc dù, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàn hóa quốc tế nói riêng đã có nhiều tiến triển và những thay đổi tích cực nhưng BLDS 2005 hay luật Thương mại 2005 vẫn còn nhiều bất cập hạn chế vì sự vận động và phát triển không ngừng của các mối quan hệ xã hội này trong xu thế toàn cầu hóa hội nhập nền kinh tế quốc tế như hiện nay. Trên đây chỉ là một số ý kiến của tác giả về việc hoàn thiện phần nào đó những quy định của pháp luật trong phạm vi luận văn này. Vì vậy, việc chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về việc vận dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hết sức cần thiết. Qua đó để kịp thời bổ sung điều chỉnh các quy định pháp luật sao cho phù hợp với vấn đề thực tiễn đặt ra, để pháp luật thực sự là công cụ hiệu quả bảo vệ quyền và nghĩa vụ chính đáng cho các bên tham gia hợp đồng, không ngừng hoàn thiện các quy
Các phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế