Các phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Bên để nghị có cơ sở hợp lý để tin là đề nghị không hủy ngang: sự tin tưởng của
bên được đề nghị có thể xuất phát từ xử sự của bên đề nghị hoặc do tính chất của đề nghị. Hành vi mà bên được đề nghị phải thực hiện trên cơ sở đề nghị có thể là tiến hành việc sản xuất, mở LC... với điều kiện là những hành vi này được coi như thường gặp trong hoạt động mua bán hàng hóa hoặc được bên đề nghị biết trước hoặc dự liệu trước.
Trong khi đó pháp luật Việt Nam quy định như sau: Điều 392 BLDS 2005 quy định: “Bên đề nghị giao kết họp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết họp đồng trong các trường họp sau đây: a) Neu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; b) Điều kiện thay đoi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu
rõ về việc được thay đối hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh”. Theo đó,
điều luật cũng quy định điều kiện duy nhất là bên được đề nghị phải nhận được thông báo rút lại đề nghị của bên đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm mà bên được đề nghị nhận được đề nghị ban đầu. Tuy nhiên, Điều 392 khoản điểm b còn bổ sung thêm trường hợp bên đề nghị nói rõ về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh. Điều đó cho thấy, trước khi hợp đồng được ký kết, vào bất cứ thòi điểm nào mà điều kiện về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh thì đề nghị sẽ bị coi như là bị thay đổi hoặc rút lại.
Còn theo Điều 393 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng Quy định này ngược lại với những quy định của CISG và PICC.
Tư pháp