Các phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
bản này cũng tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng hợp đồng. Cũng cần lưu ý là các thỏa thuận này chưa có giá trị pháp lý ràng buộc hai bên cho đến khi hợp đồng được chính thức ký kết.
Các bên nên thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng theo thứ tự sau: trước hết đó là đối tượng của hợp đồng (tên hàng, khối lượng, chất lượng), vì nó được xem là điều kiện quan trọng nhất; sau khi đã thỏa thuận thống nhất đối tượng của hợp đồng, các bên bắt đàu đi vào thỏa thuận những điều khoản còn lại. Ví dụ như giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời gian thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên do không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ, luật áp dụng cho hợp đồng.
Như đã nói trên, các thỏa thuận trong quá trình đàm phán sẽ không có giá trị ràng buộc các bên, vì vậy các bên không phải chịu trách nhiệm một khi một bên ngưng đàm phán. Mỗi bên trong đàm phán có quyền từ bỏ cuộc đàm phán ngay cả vào giờ chót, mà không phải chịu bất cứ một trách nhiệm bồi thường nào cho phía bên kia các thiệt hại về tất cả các loại chi phí phát sinh trong quá trình đàm phán, cả cơ hội kinh doanh bị đánh mất. Nguyên tắc tự do đàm phán và không phải chịu trách nhiệm đối với trường hợp đàm phán thất bại được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Và nguyên tắc chung liên quan đến hợp đồng thương mại quốc tế của PICC quy định các bên được tự do đàm phán và không phải chịu trách nhiệm nếu như không đạt được sự thỏa thuận. Tuy nhiên, trường hợp có sự thiếu thiện chí của một bên trong đàm phán hoặc do thiếu thông tin cần thiết thì cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật. PICC cũng có sự điều chỉnh về vấn đề này như sau: bên hành động thiếu thiện chí trong đàm phán hoặc chấm
“1. Các bên được tự do đàm phán và không the bị ràng buộc trách nhiệm nếu các
bên không đi đến ký kết hợp
đồng;
2.Tuy nhiên, bên nào hành động với dụng ý xấu khi tham gia đàm phán hoặc chẩm
dứt đàm phán sẽ phải chịu
trách nhiệm đối với những thiệt hại gây ra cho phía bên tía;
3.Đặc biệt, dụng ý xẩu là khi một bên bắt đầu hoặc tiếp tục tham gia đàm phẩn, dù
biết rằng mình không cổ ý
định tiến tới một thỏa thuận. ” (PICC)
Điều 2.1.16. Nghĩa vụ bảo mật
“Dù hợp đồng cổ được ký két hay không, nếu một bên nhận được thông tin bí mật
của bên kia trong quá trình
đàm phán, phải cố nghĩa vụ không tiết lộ hoặc sử dụng bí mật một cách bất chính