0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Trong công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THỊ XÃ BẠC LIÊU (Trang 50 -50 )

m sát việc thi hành án

2.4.2.2 Trong công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp

Trong công tác này, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bạc Liêu đã thực hiện tương đối tốt, có hiệu quả. Nhưng ở một số khâu công tác kiếm sát còn có một số hạn chế nhất định, đặc biệt là công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật. Đơn vị này còn lúng túng trong việc phát hiện vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết định giải quyết vụ, việc dân sự của tòa án để kháng nghị phúc thẩm, số lượng kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với các bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự của tòa án chưa nhiều, chất lượng kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa cao.

Nguyên nhân, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005, Viện kiểm sát không còn thực hiện kiểm sát quá trình lập hồ sơ vụ việc dân sự của tòa án nên việc phát hiện vi phạm của tòa án trong quá trình kiểm sát bản án, quyết định bị hạn chế nhiều, nhất là các vi phạm về mặt thủ tục tố tụng chỉ có nghiên cứu hồ sơ mới phát hiện được. Chính vì lý do không kiểm sát việc lập hồ sơ của Tòa án nên đã có trường họp Tòa án xét xử hủy bản án sơ thẩm mà Viện kiểm sát không phát hiện được vi phạm trong quá trình kiểm sát bản án, quyết định để kháng nghị theo thẩm quyền.

Thêm vào đó, việc quy định thiếu chặt chẽ của Bộ luật tố tụng Dân sự cũng gây khó khăn cho quá trình hoàn thiện hoạt động của Viện. Cụ thể, tại khoản 1 điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự có quy định Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật, nhưng lại không quy định rõ trách nhiệm và thời gian

Tòa án trả lời kiến nghị của Viện kiểm sát. vấn đề đặt ra ở đây là, nếu Tòa án không chấp nhận kiến nghị của Viện kiểm sát thì thủ tục tiếp theo là gì? Vậy có nên hay không có thêm quy định về ừách nhiệm và thời hạn của Tòa án trong việc trả lời kiến nghị của Viện kiểm sát để hoạt động của Viện kiểm sát được tiến hành một cách thuận lợi hon.

Một vấn đề nữa là, thời hạn quy định để Tòa án gửi các thông báo, bản án, quyết định cho Viện kiểm sát được tính theo ngày làm việc. Cụ thể, ở Điều 174 khoản 1 quy định “Trong thời hạn ba ngày làm việc kế từ ngày thụ ỉỷ vụ án, Toà

án phải thông bảo bằng văn bản cho bị đơn, cả nhân, cơ quan, tố chức cỏ quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án ” và Điều 187 khoản 1 cũng quy định “Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, Toà án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp”; nhưng thời hạn để Viện kiểm sát kháng nghị được tính bằng ngày bình thường25. Như vậy, thời hạn này của Viện kiểm sát có cả ngày nghỉ nên rất khó khăn cho Viện kiểm sát khi thực hiện việc kháng nghị.

2.5 Những kiến nghị nhằm hoàn thiện về Ctf cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bạc Liêu.

Trước yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách Viện kiểm sát nhân dân thực chất là tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan kiểm sát, nhằm hướng tới mục tiêu làm cho Viện kiểm sát nhân dân các cấp có điều kiện thực hiện tốt hom chức năng, nhiệm vụ được giao để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Qua quá trình tìm hiểu về thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bạc Liêu. Tác giả nhận thấy để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động, thì Viện Kiểm sát nhân dân cần tập trung thực hiện những công việc sau đây:

2.5.1 về cơ cấu tổ chức.

Thứ nhất, để giải quyết vấn đề áp lực công việc cho Viện kiểm sát nhân dân

1. Thòi hạn kháng nghị đối vói bản án của Toà án cấp sơ thẩm của

Viện kiểm sát cùng cấp

muồi lãm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba muôi ngày, kể từ

ngày tuyên án. Trường hợp

Kiểm sát viên không tham gia phiên toà thì thòi hạn kháng nghị tính từ ngày

Viện kiểm sát cùng cấp

nhận được bản án.

2. Thòi hạn kháng nghị của Viện kiếm sát cùng cấp đối với quyết

định tạm đình chỉ, đình chỉ giải

quyết vụ án của Toà án cấp sơ thấm là bảy ngày, của Viện kiểm sát cấp ưên

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bạc Liêu.

Bạc Liêu để giảm bớt gáng nặng công việc cho họ, nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Thủ hai, Phải chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

và các kiến thức hỗ trợ khác cho các cán bộ, Kiên sát viên. Đối với cán bộ chuyên viên thì nên thường xuyên mở nhiều lớp đào tạo nghiệp vụ kiểm sát cho họ. cần tổ chức nhiều hom nữa những cuộc hội thảo chuyên đề về từng lĩnh vực hoạt động cho các Kiếm sát viên tham gia đế phân tích những mặt đã đạt được, những mặt chưa làm được. Tại đây, các Kiểm sát viên được gặp gỡ trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Đồng thời, phải quan tâm đến việc bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cỏ đủ trình độ quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động của đom vị. Thực tế, trong hoạt động của ngành Kiểm sát hiện nay, kinh nghiệm giải quyết công việc cũng giữ vai trò rất quan trọng. Do vậy, trong đom vị cán bộ lãnh đạo đi trước cần phải truyền đạt nhiều hom nữa những kinh nghiệm giải quyết công việc của bản than cho cán bộ kiểm sát viên chịu sự chỉ đạo của mình.

Thứ ba, Việc quy định ngạch bậc Kiểm sát viên theo cấp hành chính, nên

trong công tác điều động sử dụng cán bộ và chế độ chính sách hiện nay bộc lộ nhiều bất cập càn phải được nghiên cứu sửa đổi theo hướng xóa bỏ chế độ kiểm sát viên theo cấp hành chính như hiện nay. Cụ thể, nên quy định Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam gồm có Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp và Kiểm sát viên sơ cấp. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có kiểm sát viên cao cấp và kiểm sát viên trung cấp. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có kiểm sát viên cao cấp và kiểm sát viên trung cấp. Viện kiểm sát nhân dân huyện cỏ kiểm sát viên trung cấp và kiểm sát viên sơ cấp. Ngoài ra việc quy định cứ 5 năm lại bổ nhiệm Kiểm sát viên một lần, không những lãng phí tiền bạc, thời gian mà còn làm cho Kiểm sát viên không yên tâm phấn đấu công tác lâu dài trong ngành, về vấn đề này, theo tác giả, nên sửa đổi nhiệm kỳ của Kiểm sát viên thành suốt đời và thêm đó những quy định miễn nhiệm đối với Kiểm sát viên không còn đủ điều kiện và không hoàn thành nhiệm vụ Kiểm sát viên.

Thứ tư là cần có chế độ chính sách tiền lương phù họp với hoạt động nghề

nghiệp của Kiểm sát viên đặc biệt là ở cấp huyện. Bởi vì hiện nay, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện đang được xét cho tăng thẩm quyền truy tố đến tội rất nghiêm trọng. Điều này đồng nghĩa với việc, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện sẽ gánh vác công việc rất nhiều. Vì vậy, theo tác giả, đề nghị cần có thang bậc lương đối với cán bộ, Kiểm sát viên cho phù hợp, nhằm đảm bảo đời sống chung của cán bộ kiểm sát viên, góp phần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cán bộ Kiểm sát viên, nâng cao chất lượng hoạt động của ngành đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Thứ năm, tạo điều kiện xây dựng trụ sở làm việc khang trang, đầu tư cơ sở

vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động thực hiện nhiệm vụ của các Viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện tăng thẩm quyền như hiện nay. Tổ chức tập huấn cho các Kiểm sát viên sử dụng các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc của mình.

Trong chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị có đặt vấn đề nghiên cứu tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đom vị hành chính, gồm: Toà án sơ thẩm khu vực; Toà án phúc thẩm; Toà thượng thẩm và Toà án nhân dân tối cao, và Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án, Cơ quan điều tra trước mắt thực hiện mô hình tổ chức theo pháp luật hiện hành. Ở đây Bộ Chính trị mới đặt vấn đề để định hướng nghiên cứu, nhưng qua quá trình đi tìm hiểu thực tế và nghiên cứu thì tác giả nhận thấy:

+ Toà án là cơ quan xét xử, để đảm bảo tính độc lập của Toà án trong hoạt động xét xử thì việc tổ chức hệ thống Toà án như Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị là một phương án phù hợp, có tính khả thi do hoạt động xét xử mang tính độc lập cao và tương đối ổn định, lại không bị lệ thuộc vào hoạt động của các cơ quan tư pháp khác.

+ Khác với Toà án, Viện kiểm sát với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp nên trong hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ phải gắn với Cơ quan điều tra hàng ngày để nghiên cứu hồ sơ, kiểm sát các hoạt động điều tra. Nếu tổ chức của Viện kiểm sát theo hệ thống tổ chức của Toà án, thì tương ứng với Toà án khu vực sẽ có Viện kiểm sát khu vực. Trường hợp Viện kiểm sát khu vực được tổ chức ở một đơn vị hành chính thì sẽ không có trở ngại gì, nhưng nếu Viện kiểm sát khu vực được tổ chức ở một số đơn vị hành chính cấp huyện, trong khi Cơ quan điều tra vẫn giữ nguyên theo mô hình hiện nay như Nghị quyết số 49-NQ/TW đã nêu thì hoạt động của Viện kiểm sát khu vực sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Thử hình dung một Kiểm sát viên cùng một lúc phải thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đối với nhiều vụ án do Cơ quan điều tra của các huyện khác nhau trong khu vực điều tra, thì khó có thể hoàn thành nhiệm vụ, vì sẽ không đủ thời gian để đi hết Cơ quan điều tra huyện này sang Cơ quan điều tra huyện khác để nghiên cứu hồ sơ và kiểm sát các hoạt động điều tra của Điều tra viên; đặc biệt là các hoạt động đòi hỏi tính kịp thời như kiểm sát khám nghiệm hiện trường, kiểm sát khám nghiệm tử thi, phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp... Và như vậy, sẽ khó có thể tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra như Nghị quyết số 49-NQ/TW yêu cầu. Tương tự Kiểm

Đỗi mới tồ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bạc Liêu.

sát viên thuộc các khâu công tác khác như kiểm sát giam giữ, cải tạo; kiểm sát thi hành án cũng sẽ gặp khó khăn khi phải di chuyển nhiều và xa để làm nhiệm vụ; thời gian di chuyển sẽ chiếm phần lớn thời gian lao động và cũng sẽ tốn kém về chi phí đi lại (vì nhà tạm giữ của Công an huyện, Cơ quan thi hành án huyện vẫn giữ nguyên theo cấp hành chính).

Vì vậy, về mô hình tổ chức của Viện kiểm sát trong tương lai nên giữ nguyên như hiện nay.

2.5.2 về hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

2.5.2.1 Trong công tác thực hành quyền công tố.

Để giảm tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bạc Liêu càn tăng cường hơn nữa công tác kiểm sát giải quyết án trong giai đoạn điều tra, phải kiếm sát chặt chẽ việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can có căn cứ và đúng pháp luật, kịp thời đề ra các yêu cầu điều tra. Chủ động phối hợp cùng Cơ quan điều tra thực hiện các biện pháp ngăn chặn, khám xét thu giữ nhằm kịp thời yêu càu Cơ quan điều tra thu thập đầy đủ, toàn diện, chính xác các chứng cứ cho việc buộc tội. Có như thế mới tránh được tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu cần tiếp tục đẩy mạnh việc phối họp với Tòa án trong việc chọn những vụ án phức tạp có luật sư bào chữa để tổ chức nhiều hơn nữa những phiên tòa mẫu với sự tham gia đông đảo của cán bộ Kiểm sát viên. Bời sau mỗi phiên tòa đều có cuộc họp bàn để đóng góp ý kiến về những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa; trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Qua đây kiểm sát viên sẽ tích lũy được kinh nghiêm thực hành quyền công tố tại phiên tòa. Song trước khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên phải chuẩn bị kỹ đề cương thẩm vấn tại phiên tòa, dự đoán những tính huống khỏ khăn cỏ thể phát sinh tại phiên tòa và phải thật tinh táo sáng suốt chú ý lắng nghe việc xét hỏi tranh luận để bảo vệ lời luận tội của mình. Có như vậy mới đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Để tạo điều kiện cho Viện kiểm sát thực hiện tốt hơn nữa công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự, bảo đảm: Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội thì Bộ luật Tố tụng Hình sự và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân cần quy định rõ các vấn đề sau:

-Viện kiểm sát có quyền yêu cầu các cơ quan (bao gồm Cơ quan điều tra, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cũng như các tổ chức khác và cá nhân) cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết cho việc xác

hình sự của Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

- Mở rộng phạm vi Viện kiểm sát thực hiện quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo hướng: Trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, khi có căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố, nếu yêu cầu đó không được Cơ quan điều tra thực hiện thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và yêu cầu điều tra.

Những vấn đề nêu trên không những không hái với chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát mà còn làm cho Viện kiểm sát thực hiện chức năng này tốt hơn. Thực tế ở các khía cạnh khác nhau những vấn đề nêu trên đã được quy định trong các Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân trước đây cũng như các Bộ luật Tố tụng Hình sự mà Viện kiếm sát đã từng thực hiện. Nhà nước đã giao cho Viện kiểm sát chức năng thực hành quyền công tố, chịu trách nhiệm chống bỏ lọt tội phạm và chống oan, sai ừong hoạt động tố tụng hình sự, thì việc hao cho Viện kiểm sát các thẩm quyền mà tác giả đề cập ở trên là điều đương

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THỊ XÃ BẠC LIÊU (Trang 50 -50 )

×