Tiếp thu thực hiện tốt các nhiệm vụ về cải cách tư pháp và đẩy mạnh

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát nhân dân thị xã bạc liêu (Trang 45)

m sát việc thi hành án

2.3.3 Tiếp thu thực hiện tốt các nhiệm vụ về cải cách tư pháp và đẩy mạnh

mạnh công tác xây dựng ngành.

2.33.1 Công tác tổ chức cán bộ, nâng cao năng ỉực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên; tăng cường kỷ cương, kỷ luật nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong ủnh hình mới.

Quán triệt và thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp trong đơn vị; phối họp với các cơ quan hữu quan có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp.

Tăng cường ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm của lãnh đạo, Kiểm sát viên và cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ được phân công. Thực hiện tốt các quy định của Đảng, Nhà nước và ngành về nhận xét, đánh giá và bố trí cán bộ nhằm phát huy tinh thần sáng tạo, thực hiện hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được phân công.

Chú trọng đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nữ, cán bộ trẻ nhằm xây dựng được những Kiểm sát viên, cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nhất là trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Tiếp tục thực hiện có hiểu quả và thiết thực cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, rèn luyện 05 đức tính của người cán bộ kiểm sát mà Bác Hồ đã dạy nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho toàn thể cán bộ, Kiểm sát viên.

Tăng cường giáo dục, rèn luyện về chính trị tư tưởng, đạo đức cách mạng,

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bạc Liêu.

kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh cán bộ vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế của ngành.

2.33.2 Đỗi mới và nâng cao chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo, điểu hành.

Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành trong hoạt động nhằm đảm bảo tính hiệu quả, dân chủ, công khai, minh bạch đối với các mặt công tác theo quy định. Tăng cường kiếm tra đối với cán bộ, Kiếm sát viên trong thực thi nhiệm vụ nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm, khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo sửa chữa, khắc phục kịp thời.

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy chế của ngành. Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, nhất là quản lý án hình sự và thống kê tội phạm; nâng cao chất lượng thống kê tội phạm liên ngành, thống kê nghiệp vụ nhằm phục vụ tốt công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.

Thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước, của ngành về quản lý, sử dụng tài sản, ngân sách nhà nước; đảm bảo chi đúng quy định, đạt hiệu quả và tiết kiệm. Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực.

2.4 Những khó khăn vướng mắc đang tồn tại trong quá trình tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bạc Liêu.

Cải cách Viện kiểm sát nhân dân là một trong những nội dung quan trọng của cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách tư pháp nói riêng nhằm mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó cỏ Viện kiểm sát nhân dân. Vì thế, Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản như Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, các Nghị quyết số 08/TW, 49/TW của Bộ Chính trị, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 nhằm nâng cao hom nữa tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Tuy nhiên, qua quá trình hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và hoạt động của mình - Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bạc Liêu đã gặp phải một số khó khăn, hạn chế sau đây:

2.4.1 về cơ cấu tổ chức.

Qua tìm hiểu thực tế tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bạc Liêu, tác giả nhận thấy:

vi phạm pháp luật và tội phạm xãy ra nhiều. Chỉ tính riêng ở lĩnh vực hình sự, năm 2008 đom vị đã thụ lý 179 vụ trong khi ở huyện Giá Rai cũng là cấp huyện được tăng thẩm quyền nhưng chỉ thụ lý có 103 vụ22. Không chỉ giải quyết án mà họ còn kiểm sát các hoạt động tư pháp. Vì vậy, với số lượng cán bộ hiện tại áp lực công việc rất nặng, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

Thứ hai, chất lượng cán bộ của đom vị còn hạn chế về trình độ chuyên môn

nghiệp vụ, chưa được đào tạo qua trường lóp nghiệp vụ kiểm sát, chưa tích lũy kinh nghiệm nhiều. Phàn lớn là trình độ Cử nhân Luật. Toàn viện chỉ có 5 Kiểm sát viên. Trong đó, 3 Kiểm sát viên giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ còn có 2 Kiểm sát viên chuyên hách.

Thứ ba, theo quy định của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân

năm 2003 quy định ngạch bậc Kiếm sát viên theo cấp hành chính nên gây khó khăn cho việc điều động luân chuyển cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 08/2002/NQ-BCT ngày 02/01/2002.

Thứ tư, số lượng và tính chất phức tạp của các vụ án thuộc thẩm quyền của

Viện kiểm sát cấp huyện ngày càng nhiều nên nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ngày càng nặng nề, nhưng chế độ chính sách đối với cán bộ, Kiểm sát viên chưa thỏa đáng, có sự chênh lệch rất xa. Lưcmg khởi điểm của Kiểm sát viên cấp huyện hiện nay rất thấp so với lương khởi điểm của Kiểm sát viên cấp tỉnh.

Thứ năm, Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cơ quan chưa đáp ứng yêu

càu nhiệm vụ. Trụ sở còn rất chật chội, phương tiện làm việc còn thiếu và lạc hậu.

2.4.2 về hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bạc Liêu.

Bên cạnh các kết quả đã đạt được, ừong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bạc Liêu còn mắc phải một số thiếu sót, hạn chế sau đây:

2.4.2.1 Trong công tác thực hành quyển công tố.

Năm 2004 cùng với Tòa án thị xã Bạc Liêu, Viện kiểm sát thị xã Bạc Liêu cũng được tăng thẩm quyền truy tố án đến mức hình phạt 15 năm tù. Ngoài ra, thị xã Bạc Liêu là địa bàn trung tâm của tỉnh nên tình hình tội phạm diễn biến hết sức phức tạp, số lượng án nhiều. Nhưng đội ngũ kiểm sát viên của đơn vị còn ít, dẫn đến chất lượng kiểm sát còn hạn chế chưa kịp thời đưa ra các yêu cầu điều tra đối với cơ quan điều tra. Hậu quả là án bị trả điều tra bổ sung còn nhiều, trong năm

23 Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bạc liêu năm 2008.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bạc Liêu.

2,25% án kết thúc điều tra; Tòa án đã trả hồ sơ cho Viện để điều tra bổ sung chiếm tỷ lệ 4,22% lượng án truy tố mà tòa đã thụ lý23. Lý do trả hồ sơ chủ yếu là về mặt thiếu chứng cứ.

Việc nắm bắt và quản lý tin báo tố giác về tội phạm còn thụ động, việc nắm bắt nguồn tin chủ yếu là qua các báo cáo của cơ quan công an, qua báo, đài địa phương và một ít khiếu nại của công dân gởi đơn yêu cầu đến Viện kiểm sát.

Một số Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại các phiên tòa còn thiếu kinh nghiệm, chưa thành thục về kỹ năng, nên còn bị động, nhất là khả năng tranh luận và đối đáp với Luật sư ở một số phiên tòa còn yếu.

Bên cạnh đỏ, do một số quy định của BLTTHS chưa được cụ thể nên cũng đã gây ra một số khó khăn trong quá trình hoạt động của Viện. Một số quy định đó có thể kể đến là:

Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự: Khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật ừong việc điều tra Viện kiểm sát nhân dân phải bảo đảm: Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lỷ kịp thời,

không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.

Đe chống bỏ lọt tội phạm trước hết Viện kiểm sát phải kiểm sát được hoạt động tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác tội phạm của các cơ quan có thẩm quyền đã được pháp luật quy định. Nhưng Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 tuy quy định Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, nhưng không quy định các quyền năng pháp lý cụ thể và cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ này. Chẳng hạn, Theo quy định tại Điều 103 BLTTHS xác định:” Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy

đủ mọi to giác, tin báo về tội phạm do cả nhân, cơ quan, to chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan Nhà nước chuyển đến... kết quả giải quyết tố giác, tin bảo về tội phạm hoặc kiến nghị khén tổ của cơ quan Nhà nước phải gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp Tuy nhiên trong thực tiễn thực hiện điều luật đã nảy sinh

nhiều bất cấp trong việc áp dụng. Vì thực tế trong cuộc sống do nhận thức và do thói quen tâm lý chung của người dân đa số các tố giác, tin báo về tội phạm đều gửi đến cơ quan điều tra. Để nắm bắt thông tin, Viện kiểm sát phải thông qua cơ quan điều tra, giữa hai cơ quan lại không có sự ràng buộc trách nhiệm cụ thể bằng điều luật hoặc bằng quy chế bắt buộc phối hợp thực hiện cụ thể Điều 103 BLTTHS

nên có nhiều tố giác, tin báo về tội phạm Viện kiểm sát chỉ phát hiện được thông qua kiểm sát việc giải quyết của cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, và hàu hết các kiến nghị này đều vi phạm về thời hạn giải quyết. Vì thế nên, hoạt động chống bỏ lọt tội phạm của Viện kiểm sát trong những năm gần đây còn hạn chế.

Mặc dù khoản 1 Điều 13 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và điểm a khoản 2 Điều 36 Bộ luật Tố tụng Hình sự có quy định khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn “khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can...”, nhưng tại Điều 104 Bộ luật Tố tụng Hình sự (quy định về khởi tố vụ án hình sự) lại quy định Viện kiểm sát chỉ được ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường họp Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố của Cơ quan điều tra và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Vì vậy, thực tế có nhiều trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm cần được khởi tố điều tra, nhưng vì những lý do khác nhau, Cơ quan điều ừa không ra quyết định khởi tố và cũng không ra quyết định không khởi tố vụ án thì Viện kiểm sát không thể ra quyết định khởi tố vụ án để yêu cầu điều tra mà chỉ có thể ra vãn bản yêu cầu khởi tố vụ án (theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng Hình sự yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát. Đây không phải là loại yêu cầu mà nếu không nhất trí, thì Cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành như một số yêu cầu, quyết định khác nên tính hiệu lực bị hạn chế).

Đối với việc khởi tố bị can, tại khoản 5 Điều 126 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định Viện kiểm sát chỉ thực hiện thẩm quyền khởi tố bị can sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra mà Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố (thực ra điều này cũng là một căn cứ để trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung); như vậy, trước khi Cơ quan điều tra có kết luận điều tra, Viện kiểm sát chỉ được yêu cầu khởi tố bị can. Quy định nói trên có mặt hạn chế là trong khi vụ án đang được tiến hành điều tra, nếu yêu cầu khởi tố bị can của Viện kiếm sát chưa được thực hiện thì phải chờ đến khi nhận hồ sơ và kết luận điều ừa, Viện kiểm sát mới có thể ra quyết định khởi tố bị can và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra (phải trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung), làm kéo dài thời gian điều tra vụ án một cách không cần thiết. Sẽ kịp thời, hiệu quả hơn nếu quy định ừong giai đoạn điều tra vụ án mà phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố bị can, nếu Cơ quan điều tra không khởi tố thì Viện kiểm sát có quyền khởi tố bị can, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra.

24 Điều 88 khoản 1 điểm b quy định tạm giam có thể được áp dụng đối vói bị can, bị cáo trong trường hợp

bị can, bị cáo phạm tội nghiêm

trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà

Bộ luật hình sự quy định hình phạt trcn

02 năm và có căn cứ cho

rằng người đó có thể trốn

hoặc cản trở việc điều tra,

truy tố, xét xử hoặc có thể

tiếp tục phạm tội.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bạc Liêu.

Trong thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam theo đúng quy định tại các Điều 88, 303 BLTTHS24 đã bộc lộ một số khó khăn vướng mắc, nhất là các trường họp bị can phạm tội ít nghiêm trọng có mức hình phạt dưới 02 năm đã được áp dụng biện pháp khác nhưng bỏ trốn; hoặc bị can chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng nhưng lại sống lang thang dạng bụi đời, nhân thân xấu nếu không bắt tạm giam thì không chỉ khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử mà còn gây dư luận xấu trong xã hội về tình trạng “bắt cóc bỏ dĩa”. Do đó trên thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn tiến hành tạm giam các trường họp trên nhưng các trường họp này luật lại không quy định được bắt giam.

2.4.2.2 Trong công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Trong công tác này, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bạc Liêu đã thực hiện tương đối tốt, có hiệu quả. Nhưng ở một số khâu công tác kiếm sát còn có một số hạn chế nhất định, đặc biệt là công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật. Đơn vị này còn lúng túng trong việc phát hiện vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết định giải quyết vụ, việc dân sự của tòa án để kháng nghị phúc thẩm, số lượng kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với các bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự của tòa án chưa nhiều, chất lượng kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa cao.

Nguyên nhân, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005, Viện kiểm sát không còn thực hiện kiểm sát quá trình lập hồ sơ vụ việc dân sự của tòa án nên việc phát hiện vi phạm của tòa án trong quá trình kiểm sát bản án, quyết định bị hạn chế nhiều, nhất là các vi phạm về mặt thủ tục tố tụng chỉ có nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát nhân dân thị xã bạc liêu (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w