Giải pháp hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại (Trang 51 - 57)

52 Bản án sơ thẩm số 510/2007/KDTM-ST của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/03/2007 về

2.2.2Giải pháp hoàn thiện.

Việc đưa điều khoản phạt vi phạm vào hợp đồng hay không sẽ tùy thuộc vào quan hệ các bên, tính chất giao dịch, mối quan hệ với các chế tài khác... và do các bên quyết định, tuy nhiên việc quy định nên cân nhắc các yếu tố: (i). Quy định sẽ giúp các

bên quan tâm nhiều hơn trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện hợp đồng (ii). Ý nghĩa khắc phục thiệt hại phần nào đó do biện pháp mang lại.

Ở khía cạnh pháp lý, trong trường hợp cho rằng cần thiết phải áp dụng biện pháp phạt vi phạm thì nên ghi rõ biện pháp phạt vi phạm trong hợp đồng và xác định

CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

Phạt vi phạm là một loại chể tài do các bên tự lựa chọn, nó có ý nghĩa như một biện pháp răn đe, phòng ngừa vi phạm họp đồng, nhằm nâng cao ý thức tôn trọng họp đồng của các bên. Khi thoả thuận các bên cần dựa trên mối quan hệ, độ tin tưởng lẫn nhau mà quy định hoặc không quy định về vấn đề phạt vi phạm. Thông thường, với những đối tác có mối quan hệ thân thiết, tin cậy lẫn nhau, uy tín của các bên đã được khẳng định trong một thời gian dài thì họ không quy định (thoả thuận) điều khoản này. Còn trong các trường hợp khác thì nên có thoả thuận về phạt vi phạm. Tuy nhiên trong cơ chế thị trường hiện nay, việc các bên thỏa thuận về chế tài phạt vi phạm trong họp đồng là một việc cần thiết vì nó sẽ bảo vệ một phần lợi ích của bên bị vi phạm và đồng thời cũng góp phần nâng cao tính trách nhiệm và ý thức của các bên khi tiến hành thực hiện hợp đồng. Do vậy, hiện nay trong hầu hết các hợp đồng thương mại, các bên dù có tin tưởng hay thân thiết hay nhau thì vẫn có thỏa thuận mức phạt vi phạm và tùy vào mối quan hệ mà mức phạt vi phạm này có thể khác nhau.

Trong phần này, phương hướng hoàn thiện của người viết tập trung vào các vấn đề sau:

* Không vô hiệu điều khoản phạt vỉ phạm khỉ các bên thỏa thuận vượt qua mức 8% phần nghĩa vụ vỉ phạm.

Mức phạt vi phạm trong hợp đồng do các bên thoả thuận, có thể ấn định một số tiền phạt cụ thể hoặc đưa ra cách thức tính tiền phạt linh động theo % giá trị phần họp đồng vi phạm. Theo Bộ luật dân sự (Điều 422): “Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm có nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm; mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận”. Nhưng theo Luật thương mại (Điều 301) thì quyền thoả thuận về mức phạt vi phạm của các bên bị hạn chể, cụ thể: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”. Do vậy, các bên khi thoả thuận về mức phạt phải căn cứ vào quy định của Luật thương mại để lựa chọn mức phạt trong phạm vi từ 8%

CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

phạm , thì đã vượt mức quy định là 4%, trong trường họp này, Tòa án không nên vô hiệu toàn bộ thỏa thuận về mức phạt vi phạm mà chỉ vô hiệu phần vượt quá 8% (tức là 4%), vì xét theo tính chất thỏa thuận , mức 8% này thấp hơn mức 12% mà hai bên đã thỏa thuận, hai bên hoàn toàn có thể chấp nhận mức 8% theo quy định mà vẫn có thể đảm bào lợi ích của hai bên (bên vi phạm sẽ chịu mức phạt vi phạm thấp hơn mức thỏa thuận, bên bị vi phạm sẽ nhận được số tiền phạt vi phạm thay vì toàn bộ thỏa thuận mức phạt vi phạm sẽ bị vô hiệu). Nói chung lại, khi trong hợp đồng các bên có thỏa thuận về mức phạt vi phạm vượt quá mức giới hạn mà pháp luật hiện hành quy định thì Tòa án nên chỉ vô hiệu phần vượt quá mức giới hạn đó, và vẫn giữ nguyên hiệu luật với điều khoản phạt vi phạm nhằm bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm.

* Cần có một điều khoản cụ thể quy định về căn cứ áp dụng chế tài phạt vỉ phạm.

Rõ ràng, một việc rất cần thiết là Luật Thương Mại Việt Nam nên có một điều khoản cụ thể quy định về căn cứ để áp dụng chế tài phạt vi phạm. Vì hiện nay, thật sự việc thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm đang được rất nhiều người quan tâm và luôn luôn được thỏa thuận trong các hợp đồng. Tại sao Luật Thương mại hiện tại có quy định cụ thể về việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại nhưng lại không có quy định về căn cứ áp dụng của che tài phạt vi phạm, hay đây là một lỗi thiếu sót của các nhà làm luật Như vậy, việc nên có 1 điều khoản về quy định về căn cứ ap dụng che tài phạt vi phạm hay không thì các nhà làm luật cần phải có sự quan tâm đặc biệt và khi xây dựng điều khoản này sẽ tránh được việc mượn các căn cứ từ Luật Dân sự, điều này một phần sẽ tháo gỡ kho khăn cho việc áp dụng luật, một phần sẽ làm rõ hơn các quy định liên quan đến chế tài phạt vi phạm để các bên khi tham gia ký kết hợp đồng có thể thấy được các vấn đề khi tham khảo luật.

* Cho phép các bên tự do thỏa thuận mức phạt vỉ phạm.

Pháp luật của Việt Nam quy định giới hạn tối đa của mức phạt vi phạm, không phụ thuộc vào thoả thuận của các bên (Điều 300, 301 Luật thương mại quy định mức phạt tối đa 8% giá trị nghĩa vụ vi phạm). Theo quy định của các điều luật nói trên, trong trường hợp các bên có thỏa thuận mức phạt vi phạm thì dù thiệt hại có lớn bao nhiêu đi nữa thì bên vi phạm chỉ phải trả tiền tối đa trong giới hạn đó. Như vậy liệu các

CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

Qui định về "giới hạn trên" của mức phạt (8%) là không hợp lý vì nếu một bên thấy mức thiệt hại mà họ phải chịu nếu thực hiện đúng hợp đồng còn cao hơn mức thiệt hại do nộp phạt thì họ sẽ "cố ý" vi phạm. Mục đích "răn đe" do đó sẽ không thực hiện đuợc. Vì vậy, không nên qui định mức phạt tối đa. Theo tôi, việc quy định giới hạn của mức phạt vi phạm làm hạn chế tự do ý chí của các bên trong việc thoả thuận ký kết hợp đồng. Bởi vì, thứ nhất, pháp luật đã quy định, phạt vi phạm là sự thoả thuận của các bên về số tiền mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm, do vậy mà các bên khi tham gia ký kết hợp đồng sẻ thấy được mức trách nhiệm mà mình phải chịu nếu có vi phạm xảy ra, điều này thúc đẩy cho việc hợp đồng luôn được thực hiện và thực hiện tốt trong cơ chế thị trường ngày nay. Pháp luật Thương mại hiện hành không yêu cầu các bên phải thỏa thuận chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mới được áp dụng biện pháp chế tài này. Tuy nhiên, tại Khoản 3 Điều 442 Bộ luật dân sự, nếu trong hợp đồng các bên có thoả thuận phạt vi phạm mà không thoả thuận bồi thường thiệt hại thì chỉ áp dụng phạt vi phạm mà không áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Theo quy định nói trên thì sẽ như thế nào nếu nếu thiệt hại thực tế lớn hơn rất nhiều so với mức tối đa do pháp luật quy định, ví dụ, 25% hoặc hơn nghĩa vụ bị vi phạm. Có thể có người cho rằng, thể thì tại sao tại thời điểm ký kết hợp đồng các bên không thoả thuận áp dụng cả hai loại chế tài: phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Đây là một điểm khó hiểu giữa Luật Thương Mại và Dân Sự hiện nay, vì theo căn cứ này, với Luật Thương Mại, 2 bên chỉ cần có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng thì vẫn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại, nhưng với Bộ luật Dân sự thì nếu các bên đã thỏa thuận chế tài phạt vi phạm nhưng không có thỏa thuận bồi thường thiệt hại thì không được áp dụng bồi thường thiệt hai. Có phải đây là một điểm mốc quan trọng khi mà các nhà làm cho phép các bên tự do thỏa thuận mức phạt vi phạm, nhưng sẽ không phải bồi thường thiệt hại nếu các bên không có thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại. Còn trong Luật Thương Mại, các nhà làm luật mặc nhiên cho phép áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại khi có đầy đủ căn cứ, mà lại giới hạn về mức phạt vi phạm là 8%. Đó là một vấn đề mà các nhà làm luật cần phải giải quyết để tránh mâu thuẫn trong Bộ luật Dân Sự và Luật Thương Mại hiện hành. Việc thỏa thuận chế tài phạt vi phạm trong họp đồng đóng một vai trò rất

CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

thương mại có thực sự phát huy hiệu quả của mình hay không, có thực sự cần thiết hay không.Theo tôi, để các quy định của pháp luật phát huy được hiệu quả của mình thì chúng phải phù hợp với thực tiễn lưu thông dân sự và thương mại.

Các trường họp vi phạm bị áp dụng chế tài phạt các bên cũng có thể thoả thuận theo hướng cứ vi phạm các thoả thuận trong họp đồng là bị phạt hoặc chỉ một số vi phạm cụ thể mới bị phạt. Ví dụ: thoả thuận là: “Neu bên bán vi phạm về chất lượng hàng hoá thì sẽ bị phạt 6% giá trị phần hàng hoá không đúng chất lượng. Neu hết thời hạn thanh toán mà bên mua vẫn không trả tiền thì sẽ bị phạt 5% của số tiền chậm trả. Như vậy, việc thỏa thuận mức phạt vi phạm có thể chia ra trong từng phần nghĩa vụ với những mức % khác nhau mà các bên có thể chấp nhận được. Chẳng hạn đối với những khâu hay những phần hợp đồng mang tính chất quan họng, chủ chốt thì mức phạt vi phạm có thể cao hơn để đảm bảo rằng các bên phải hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình, còn đối với các phần ít quan trọng thì các bên có thể giảm bớt % phạt vi phạm tuy nhiên nó vẫn sẽ đảm bảo cho bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận của họp đồng.

* Trao thẩm quyền cho Tòa án có thể hạ mức phạt vỉ phạm của các bên nhưng có căn cứ xác định cụ thể.

Theo người viết, khi không còn quy định “giới hạn trên” của mức phạt vi phạm, chúng ta cần phải chú ý một số trường hợp các bên thỏa thuận mức phạt vi phạm quá lớn (ví dụ từ 200% đến 400% giá trị vi phạm), và sau đó một bên cố tình gây ra các trường hợp cản trở để làm cho bên kia không thể thực hiện được nghĩa vụ trong họp đồng nhằm hưởng trọn giá trị phạt vi phạm mà hai bên đã thỏa thuận. Đây là một vấn đề khó khăn khi chúng ta muốn thay đổi về “giới hạn hên” của mức phạt vi phạm đặc biệt khi đất nước trong ta đang hòa nhập vào nền kinh tế thị trường thế giới. Nhưng theo tôi, việc thay đổi mức giới hạn là cần thiết và phải có một định hướng cụ thể rõ ràng, như tôi đã phân tích, khi chúng ta chấp nhận thay đổi mức phạt vi phạm, tức là chúng ta phải đồng thời giao cho Tòa án thêm quyền thay đổi mức phạt vi phạm của các bên khi có một bên có yêu câu, và dĩ nhiên khi Tòa án có thẩm quyền thay đổi mức phạt vi phạm không đồng nghĩa là Tòa án muốn thay đổi mức phạt vi phạm này như

CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

mức phạt vi phạm của các bên thỏa thuận vượt quá 100% giá trị phần nghĩa vụ vi phạm; (ii) thiệt hại thực tế của bên bị vi phạm không xảy ra. Mặc dù pháp luật Thương mại hiện hành không có căn cứ xác định phạt vi phạm hợp đồng là phải có thiệt hại xảy ra, nhưng theo tôi khi chúng ta thay đổi “mức giới hạn trên” của chế tài phạt vi phạm và trao quyền giảm mức phạt cho Tòa án thì một mặt sẽ đảm bảo được nguyên tắc tự do thỏa thuận ý chỉ giữa các bên (các bên có quyền thỏa thuận với nhau về các mức phạt vi phạm khác nhau tùy vào từng loại hợp đồng và tùy thuộc vào tính chất của nó) điều này giúp nâng cáo được ý thức trách nhiệm của các bên khi tham gia họp đồng, mặt khác chúng ta cũng có biện pháp bảo vệ bên bị vi phạm khi mà thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng quá lớn, khi đó bên bị vi phạm có thể là một “nạn nhân họp đồng” do bên kia cố tình và đã có các âm mưu đưa bên vi phạm hợp đồng phải vi phạm hợp đồng. Do vậy, việc xét đển việc bên bị vi phạm có hợp đồng có thiệt hại thực tế phát sinh hay không chỉ là căn cứ để Tòa án xem xét giảm mức phạt vi phạm của các bên chứ không phải là căn cứ để xác định yêu cầu phạt vi phạm.

Ngoài ra, khi phân tích sâu vào mục đích của phạt vi phạm trong họp đồng nói chung và xem xét quy định về phạt vi phạm của một số nước theo hệ thống common law nói riêng, việc qui định phạt vi phạm với mục đích răn đe (phạt) cũng có thể gây ra những nguy cơ nhất định trong việc áp dụng. Ví dụ theo thông luật (common law) áp dụng tại các nước Anh, Mỹ, úc... các bên chỉ được thoả thuận về bồi thường theo mức định trước (liquidated damages), mọi thoả thuận về phạt vi phạm (penalty) đều vô hiệu. Như vậy một bản án của toà án hay phán quyết họng tài chấp nhận hiệu lực của điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại có thể sẽ bị toà án tại các nước theo hệ thống thông luật từ chối công nhận và thi hành. Mục đích răn đe và bồi thường thiệt hại theo mức định trước đôi khi không thể thống nhất với nhau trong cùng một loại chế tài. Ví dụ nểu "răn đe" thì mọi vi phạm đều phải nộp phạt còn nếu là "bồi thường thiệt hại theo mức định trước" thì chí ít việc vi phạm phải gây ra thiệt hại (thì mới có chuyện "bồi thường thiệt hại"; "bồi thường thiệt hại theo mức định trước chỉ khác so bồi thường thiệt hại chung ở chỗ mức bồi thường đã được ấn định trước). Luật hợp đồng

Một phần của tài liệu Chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại (Trang 51 - 57)