Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cản ước

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại phường quang trung, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2012 đến 2014 (Trang 27 - 30)

Khái quát tình hình cấp GCNQSD đất và quyền sở hữu tài sản trên đất từ khi có Luật Đất đai của năm 2011:

Tính đến tháng 12/2011, cả nước đã thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính với tổng diện tích trên 25 triệu ha đất, chiếm 76% tổng diện tích cần đo đạc, trong đó tỷ lệ 1:200 là 15,30 nghìn ha, tỷ lệ 1:500 là 237,80 nghìn ha, tỷ lệ 1:1000 là 1,526 nghìn ha, tỷ lệ 1:2000 là 4443,80 nghìn ha, tỷ lệ 1:5000 là 2181,50 nghìn ha, tỷ lệ 1:10000 là 15664,90 nghìn ha.

Cho đến nay các địa phương trong cả nước đã cấp được 35.394.800 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với diện tích 20.264 nghìn ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp đạt 85,1% diện tích, đất lâm nghiệp đạt 86% diện tích, đất nuôi trồng thủy sản đạt 83% diện tích cần cấp, đất ở nông thôn đạt 79,3%, đất ở đô thị đạt 63,5%.

Phần lớn các địa phương đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thay thế hồ sơ địa chính dạng giấy. Trong đó, hai tỉnh Đồng Nai và An Giang đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đến cấp xã. Nhiều tỉnh khác đã xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính cho một số huyện, như Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Long An, Nghệ An.

Về xây dựng hồ sơ địa chính, Tổng cục Quản lý đất đai đã và đang phối hợp với Bộ Tài chính, chỉ đạo các địa phương rà soát. Dự án tổng thể xác định lại khối lượng thực hiện cho sát với thực tế, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu đất tại 9 tỉnh. Đồng thời, Tổng cục cũng đề xuất xây dựng văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, điều chỉnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu tại 9 tỉnh tham gia dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam.

Cũng trong năm nay, Tổng cục Quản lý đất đai sẽ tổ chức triển khai thực hiện Đề án thí điểm kiện toàn hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành một cấp, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Dự án thí điểm xác

định ranh giới, cắm mốc ranh giới, đo đạc, thống kê chi tiết hiện trạng đất nông, lâm trường quốc doanh.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay của Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) là đẩy nhanh tiến độ đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các địa phương trong cả nước.

Thống kê chi tiết cho thấy, đối với đất sản xuất nông nghiệp, cả nước đã cấp được 13.392.895 giấy với diện tích 7.413.500 ha đạt 81,3% so với tổng diện tích đất nông nghiệp cần cấp giấy, trong đó có 29 Tỉnh đã hoàn thành cơ bản (đạt trên 90%) việc cấp GCN cho đất sản xuất nông nghiệp. Đối với đất sản xuất lâm nghiệp, cả nước cũng đã cấp được hơn 1 triệu GCN với diện tích hơn 7,7 triệu ha, đạt 59,2% diện tích cần cấp. Đối với đất ở tại đô thị, cả nước cấp được khoảng 2,7 triệu giấy với diện tích gần 60.000 ha, đạt 56,9% so với diện tích cần cấp giấy, trong đó có 7 Tỉnh cơ bản hoàn thành (đạt trên 90%). Đối với đất ở nông thôn, cả nước đã cấp được xấp xỉ 10 triệu GCN với diện tích hơn 376 ha, đạt 75% so với diện tích cần cấp GCN, trong đó có 13 tỉnh cơ bản hoàn thành.

Việc cấp GCN chậm không những làm ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý tài nguyên đất đai của Nhà nước và làm thất thoát nguồn thu ngân sách từ đất, nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cản trở hoạt động đầu tư thông qua huy động nguồn vốn vay tín dụng từ thế chấp quyền sử dụng đất. Đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, nguồn vốn tín dụng có khả năng huy động là rất lớn khi quyền sử dụng đất được công nhận là một loại hàng hoá đặc biệt của thị trường bất động sản.

Nói chung tiến độ cấp GCN hiện còn rất nhiều vướng mắc như:

+ Vấn đề mẫu giấy chứng nhận và các nội dung ghi trên giấy chứng nhận Bộ TN-MT không đơn phương quyết định được. Sự chậm trễ trong phối

hợp của các Bộ, Ngành để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ không đơn thuần chỉ là do cơ chế chỉ đạo điều hành, đây đồng thời cũng là trở ngại lớn nhất trong tiến trình cải cách nền hành chính Quốc gia và quá trình hội nhập nước ta.

+ Hiện đang có 4 loại GCN tồn tại gồm: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Luật Đất đai, 2003); giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình (Luật Xây dựng, 2003); giấy chứng nhận trụ sở thuộc sở hữu nhà nước (Quyết định số 20/1999/QĐ- BTC của Bộ Tài chính). Việc có quá nhiều loại GCN và do nhiều đầu mối tham gia quản lý như hiện nay làm phức tạp các quan hệ xã hội liên quan đến đất đai và tài sản trên đất, gây bức xúc trong nhân dân, lãng phí tiền bạc, thời gian của nhân dân và nhà nước.

+ Hệ thống các văn bản pháp luật công kềnh, chồng chéo, thiếu thống nhất, thậm chí còn gây mâu thuẫn giữa các luật với nhau.

Tất cả những vướng mắc trên khiến cho việc tổ chức thực hiên công tác cấp GCN của các địa phương trên cả nước chậm chạp, thiếu sự đồng bộ, thống nhất. Do vậy, đã gây nên những cản trở trong quá trình phát triển và hội nhập của nước ta giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại phường quang trung, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2012 đến 2014 (Trang 27 - 30)