Phối hợp hoạt động của các chủ thể trong mô hình phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng khu vực gò công tỉnh tiền giang đến năm 2020 (Trang 48 - 50)

PH HÁ ÁT TT TR RI IỂ ỂN ND DU UL LỊ ỊC CH HG GÒ ÒC CÔ ÔN NG G

3.6.4. Phối hợp hoạt động của các chủ thể trong mô hình phát triển du lịch

3.6.4.1. Phối hợp giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành và dịch vụ du lịch trên địa bàn

Liên kết các công ty, doanh nghiệp ho ạt động trong chuỗi giá trị du lịch lại với nhau như công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng, trung tâm vui chơi giải trí,... Trước hết, các công ty này cần thường xuyên trao đổi, thảo luận để đưa ra các biện pháp kích c ầu du lịch, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong điều kiện kinh tế khủng hoảng và suy thoái kinh tế hiện nay.

3.6.4.2. Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước

Tổ chức phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn trong phát triển du lịch. Việc tổ chức phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước còn thể thiện trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch bền vững hay công tác xúc tiến, quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch và môi trường du lịch.

3.6.4.3. Hợp tác liên kết vùng trong phát triển du lịch

Bao gồm hợp tác hành lang kinh tế và hợp tác giữa các địa phương trong khu vực và trên cả nước. Trong đó, hợp tác giữa các địa phương trong khu vực và trên c ả nước gồm các hình thức như hợp tác phát triển sản phẩm du lịch; hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch; hợp tác trong đào tạo nguồ n nhân lực phục vụ phát triển du lịch bền vững; hợp tác, kết nghĩa anh em với các địa phương làm tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch; hợp tác giữa các hiệp hội ngành nghề du lịch của các địa phương.

Tăng cường hợp tác phát triển giữa các địa phương trong vùng nhằm khai thác phát huy lợi thế của từng địa phương, tăng cường khả năng c ạnh tranh chung của cả vùng. Phát huy vai trò của Hiệp hội du lịch đồng bằng sông Cửu Long trong điều phối đầu tư, khai thác, kinh doanh du lịch cũng như đào tạo phát triển nguồn nhân lực và quảng bá, xúc tiến du lịch. Kết hợp chặt chẽ du lịch đồng bằng sông Cửu Long với du lịch thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Chúng ta có thể tin tưởng rằng với những giải pháp vừa đề ra có thể góp phần phát triển du lịch Gò Công. Trong thời gian tới, ngành du lịch Tiền Giang nói chung và Gò Công nói riêng cần triển khai đồng bộ các giải pháp trên, quan trọng hơn c ả là việc thực hiện phải mang tính liên t ục thường xuyên. Đây không chỉ là trách nhiệm riêng c ủa ngành du lịch Tiền Giang hay Gò Công mà còn là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội và đ ặc biệt phải huy động được sự tham gia của cả cộng đồ ng. Nếu có sự chung tay góp sức của tất cả thành phần có liên quan thì du lịch cộng đồng ở Gò Công sẽ phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong tương lai không xa.

3.7. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng khu vực gò công tỉnh tiền giang đến năm 2020 (Trang 48 - 50)