Phân tích SWOT về phát triển du lịch Gò Công

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng khu vực gò công tỉnh tiền giang đến năm 2020 (Trang 34 - 37)

PH HÁ ÁT TT TR RI IỂ ỂN ND DU UL LỊ ỊC CH HG GÒ ÒC CÔ ÔN NG G

3.3.2.Phân tích SWOT về phát triển du lịch Gò Công

3.3.2.1. Điểm mạnh (Strengths)

Nằm về phía Đông cách thành phố Mỹ Tho (trung tâm tỉnh Tiền Giang) khoảng 35km, cách thành phố Hồ Chí Minh về phía Nam khoảng 60km. Là đầu mối của các tuyến giao thông trọng yếu của toàn tỉnh như Quốc lộ 60 đã đưa vào sử dụng, Quốc lộ 50 đang được đẩy nhanh tiến độ, cầu Mỹ Lợi đang khởi công,... và hàng loạt công trình hạ tầng giao thông quan trọng khác không chỉ giúp đổi mới diện mạo quê hương mà còn cho thấy vị thế và nội lực của Gò Công trong thu hút đầu tư hôm nay cũng như tương lai.

- Cùng với các trục giao thông chính c ủa quốc gia (các quốc lộ, đường cao tốc), Tiền Giang đã tập trung đầu tư mạng lưới đường tỉnh, đường huyện bảo đảm sự vận chuyển, lưu thông thông suốt trong nội tỉnh và thuận lợi trong giao thông với các tỉnh trong vùng, khu vực. Kết hợp với mạng lưới giao thông đường thủy, với nhiều tuyến sông, bến bãi đã tạo nên ưu thế lớn về vận tải hàng hóa, nông s ản với khối lượng hàng chục triệu tấn/năm. Việc triển khai phát triển tuyến cảng dọc biển Gò Công và c ửa sông Soài Rạp, tạo sự liên kết với khu c ảng mới Hiệp Phước (thành phố Hồ Chí Minh), chắc

chắn năng lực vận chuyển, xếp dỡ sẽ càng cao hơn, thuận lợi hơn đáp ứng yêu c ầu của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

- Với dân số hơn 1,73 triệu dân, đa số là dân số trẻ nên Tiền Giang có một nguồn lao động rất lớn, số người trong độ tuổi lao động chiếm 74% so với tổng số dân. Trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang là tỉnh dân cư có trình độ học vấn bình quân cao nhất. Do vậy, lao động của Tiền Giang khi được đào tạo có khả năng tiếp thu nhanh, kỹ năng lao động tốt.

- Các điểm đến được bảo tồn tốt, còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử.

- Làng nghề truyền thống được chú trọng đầu tư, quy hoạch chi tiết góp phần nâng cao chất lượng cũng như số lượng sản phẩm nhưng vẫn giữ được những giá trị truyền thống.

- Là khu vực mới được quan tâm đầu tư về phát triển du lịch nên những điểm đến ở Gò Công còn hoang sơ, chưa có những ảnh hưởng tiêu cực từ du lịch cũng như trình trạng chèo kéo khách. Đặc biệt chi phí cho chuyến du lịch của du khách khi đến đây không quá cao, thích hợp cho nhiều đối tượng muốn đi du lịch giá rẻ.

- Con người Gò Công hiếu khách, thân thiện, đón tiếp du khách nhiệt tình, đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định du khách có quay trở lại hay không.

Bên cạnh đó, điểm đến đa dạng cũng là một điểm mạnh của khu vực Gò Công, từ các di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, làng nghề truyền thống, khu du lịch sinh thái,…

3.3.2.2. Điểm yếu (Weaknesses)

- Chưa được quan tâm đúng mức cũng như quy hoạch chưa đồng bộ, năng lực cạnh tranh kém.

- Chưa có sự phối hợp đ ầu tư của nhiều ngành, nhiều cấp có thể gắn kết các di tích, lễ hội với các hoạt động phát triển kinh tế du lịch.

- Do kinh phí hạn chế việc tổ chức lễ hội chưa đa dạng về hình thức, phong phú nội dung về phần hội.

- Thiếu đội ngũ quản lý có chuyên môn cao.

- Các cơ sở lưu trú, phương tiện vận chuyển, các dịch vụ bổ trợ khác còn hạn chế, cơ sở hạ tầng phát triển du lịch chưa được đầu tư tương xứng.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đ ạt yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng; chất lượng của lực lượng lao động trên lĩnh vực du lịch chưa đáp ứng được nhu c ầu phát triển. Đặc biệt, hạ tầng giao thông, nhất là giao thông đường thủy còn chậm phát triển, trong khi lợi thế so sánh du lịch của vùng là dựa vào sông nước và biển đảo.

- Chưa có sự liên kết sản phẩm du lịch chặt chẽ, dẫn đến sự đơn điệu, khó thu hút du khách.

3.3.2.3. Cơ hội (Opportunities)

- Được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đầu tư kinh phí sửa chửa nâng c ấp rất đáng kể, từng bước đáp ứng yêu c ầu nghiên cứu giáo dục, tham quan hưởng thụ văn hóa c ủa nhân dân.

- Tỉnh đã có nhiều cải cách về thủ tục hành chính, quy trình giải quyết các yêu c ầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư với mục tiêu trách nhiệm, công khai, minh bạch. Tất cả các cơ quan, chính quyền các cấp đều hoạt động theo cơ chế “một cửa”, phục vụ nhanh chóng, đầy đủ, hiệu quả các yêu cầu của khách hàng.

- Tỉnh rất chú trọng đến việc đào tạo, dạy nghề cho lực lượng lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 18 cơ sở dạy nghề của nhà nước (trong đó có 1 trường đại học, 3 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp chuyên nghiệp), các cơ sở này được trang bị khá đầy đủ các thiết bị dạy nghề, có khả năng đào tạo hàng năm từ 8000 đến 10000 lao động với hơn 40 ngành nghề khác nhau. Mặt khác, tỉnh còn liên kết các cơ sở đào tạo c ủa thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ với các cơ sở

đào tạo của tỉnh nhằm mở rộng quy mô đào tạo, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có kỹ thuật của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

- Tài nguyên du lịch còn nguyên sơ là một điểm thu hút nhiều du khách. - Là khu vực có an ninh, chính trị ổn định, là một điểm đến an toàn. 3.3.2.4. Thách thức (Threats)

Cách tổ chức du lịch ở các địa phương miền Tây Nam bộ giống nhau về diện mạo; chưa có sự đột phá về hình thức, quy mô; chưa mang đặc thù, sắc thái chung của toàn vùng và điểm riêng độc đáo của từng tỉnh, thành. Vì vậy yêu cầu tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc là một thách thức lớn cần được quan tâm.

Việc mời gọi đầu tư các dự án du lịch gặp khó khăn, thực hiện các dự án du lịch chậm. Sản phẩm du lịch còn trùng lắp, mức độ khai thác phát triển du lịch sinh thái gắn với di tích lịch sử - văn hóa vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Trình độ cán bộ, công nhân viên, người lao động trong ngành chưa đồng đều. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa đi vào chiều sâu. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Tiền Giang chỉ có qui mô vừa và nhỏ,…

Tính cạnh tranh trong du lịch của Gò Công còn thấp.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng khu vực gò công tỉnh tiền giang đến năm 2020 (Trang 34 - 37)