Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến đời sống của người dân địa phương có thể nhận thấy qua sự cải thiện về cơ sở hạ tầng, việc làm, thúc đ ẩy tiêu thụ sản phẩm của các hộ gia đình địa phương, góp phần khôi phục một số ngành nghề thủ công truyền thống. Bên cạnh các tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế trên địa bàn, thì sự phát triển mạnh của các hoạt động du lịch cũng tác động tiêu cực ở một số mặt như làm giá cả một số mặt hàng tăng, cũng như dân cư phải dành đ ất sản xuất cho việc phát triển du lịch. Để phát triển du lịch theo hướng bền vững thì tất cả những tác động này cần được thường xuyên đánh giá cũng như đề ra các giải pháp nhằm kiềm chế và kiểm soát một cách hợp lý các tác động tiêu cực này.
Đánh giá chung về thực trạng
Giá trị của các khu di tích lịch sử cũng như các lễ hội truyền thống được phát huy, khu du lịch sinh thái ngày càng thu hút ngày càng đông du khách đ ến với Gò Công; cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, do chưa được quan tâm đúng mức và quy hoạch c ụ thể nên các loại hình du lịch ở Gò Công còn riêng lẻ, các dịch vụ còn đơn điệu, thiếu cơ sở lưu trú nếu số lượng khách đến đông, thiếu đội ngũ lao động chất lượng.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề chính sau đây: giới thiệu chi tiết về các tài nguyên tiềm năng của Gò Công để phát triển du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn; phân tích thực trạng phát triển du lịch Gò Công trên tất cả các mặt và cuối cùng là đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch.
C