Các loại hình, dịch vụ, sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng khu vực gò công tỉnh tiền giang đến năm 2020 (Trang 26 - 29)

2.4.1.1. Du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa được xem là lo ại hình du lịch phát triển mạnh ở Gò Công. Với các di tích lịch sử, văn hóa và các lễ hội đặc trưng được xem là những lợi thế trong việc thu hút du khách khi đến du lịch tại Gò Công.

Gò Công có nhiều di sản văn hóa vật thể vô cùng quý giá đã được bảo tồn và phát huy các giá trị di tích phục vụ phát triển văn hóa và du lịch địa phương, có ba di tích cấp quốc gia, tám di tích cấp tỉnh và 55 loại di tích khác. Gò Công đang thừa hưởng nhiều nhà cổ có giá trị lịch sử văn hóa. Đây là tiềm năng lớn để phát triển văn hóa và du lịch trên địa bàn.

Bên cạnh đó, mọi năm Gò Công đều tập trung tổ chức tốt lễ giỗ Anh hùng dân tộc Trương Định nhằm ôn lại hào khí Gò Công tinh thần bất diệt của cuộc khởi nghĩa Trương

Định, khơi dậy sức mạnh đoàn kết của người dân trong công cuộc kiến thiết đất nước với mục đích hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công đức tiền nhân. Ngoài ra, còn có các lễ hội: lễ hội cúng ông Quan Thánh, lễ hội Kỳ Yên Đình Trung, lễ giỗ Hoài Quốc Công Võ Tánh. Đồng thời tổ chức các cuộc trưng bày, triển lãm tích cực góp phần vào công tác giáo dục truyền thố ng và nghiên cứu khoa học như triển lãm hình ảnh, hiện vật hoạt động ngành văn hóa thông tin, triển lãm kiểng bon sai, trưng bày làng nghề tủ thờ Gò Công, ảnh nghệ thuật Gò Công, ảnh nghệ thuật Sếu đầu đỏ (Hội xuân thị xã Gò Công), triển lãm Hoa Kiểng,… [3; 2].

2.4.1.2. Du lịch biển

Trong thời gian qua loại hình du lịch này rất được chú ý khai thác. Khu du lịch biển Gò Công, điểm nhấn với Khu du lịch biển Tân Thành và Khu du lịch cồn Ngang c ủa vùng biển Gò Công đầy tiềm năng đang được đầu tư xây dựng các công trình nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, ẩm thực biển và bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên.

Đặc biệt, đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái cồn Ngang của huyện Tân Phú Đông tạo ra sản phẩm mang nét đặc trưng riêng của du lịch biển đảo vùng đồng bằng sông Cửu Long. Do cồn Ngang có vị trí thuận lợi nằm biệt lập giữa biển khơi, không khí trong lành, nguồn nước biển tương đối trong xanh và cũng chưa có người dân sinh sống, với một cơ chế ưu đãi, đặc thù khác với các khu du lịch trên đất liền sẽ xây dựng cồn Ngang với các dịch vụ đa dạng như nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, có chất lượng cao và chủ yếu phục vụ khách du lịch quốc tế đến bằng đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh và đường biển trung chuyển bằng tàu du lịch từ ngoài biển vào cồn Ngang. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện còn khá chậm do thiếu kinh phí.

2.4.1.3. Du lịch làng quê, làng nghề

Các sản phẩm du lịch làng quê, du lịch làng nghề cũng được các du khách r ất ưa chuộng. Đặc biệt là làng nghề tủ thờ Gò Công được nhiều du khách đến tham quan và đặt hàng, góp phần mang lại nguồn thu lớn cho người dân địa phương và mang thương hiệu

Tủ thờ Gò Công đến với tất cả mọi người. Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang lập đề án phát triển làng nghề tủ thờ Gò Công.

2.4.1.4. Dịch vụ lưu trú

Hiện nay, đa số khách du lịch đến với Gò Công thường quay về trong ngày nên các cơ sở lưu trú chưa phát triển mạnh, chủ yếu là các khách sạn, nhà nghỉ nhỏ tập trung nhiều ở thị xã Gò Công.

2.4.1.5. Dịch vụ vận chuyển

Dịch vụ vận chuyển du lịch chủ yếu ở đây là đường bộ khá thuận tiện như xe khách, ngoài ra các tuyến xe buýt cũng có thể đưa du khách đến các điểm tham quan trong khu vực Gò Công một cách dễ dàng. Hiện nay, một bộ phận rất lớn sinh viên và du khách từ thành phố Hồ Chí Minh về Gò Công bằng xe máy cũng khá nhiều do phương tiện này đơn giản, thuận tiện, dễ di chuyển.

2.4.1.6. Dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi, giải trí

Dịch vụ ăn uống

Hệ thống các nhà hàng t ại Gò Công phát triển khá nhanh, đa dạng và phong phú, tập trung chủ yếu ở thị xã Gò Công và khu du lịch biển Tân Thành như nhà hàng Hương Biển, nhà hàng – khu du lịch sinh thái Bình An,…

Dịch vụ mua sắm

Kể từ năm 2012, khi Khu chợ đêm Gò Công được đưa vào hoạt động, người dân địa phương và du khách có thêm một điểm mua sắm khá thú vị thay vì chỉ mua sắm tại chợ Gò Công như trước đây. Tuy nhiên, mặt hàng sản phẩm lưu niệm ở đây còn hạn chế, các mặt hàng còn khá nghèo nàn.

Các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí cũng bước đầu hình thành tập trung theo một số khu vực phố nhất định ở trung tâm thị xã Gò Công, tuy nhiên, phần lớn các dịch vụ trên chỉ dừng lại ở việc phục vụ nhu cầu của người dân địa phương, cũng như một số khách du lịch nội địa.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng khu vực gò công tỉnh tiền giang đến năm 2020 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)