0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN CỦA THUẾ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM (Trang 64 -83 )

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, việc quan trọng cần phải làm đó là xây dựng một hệ thống thuế với các chính sách phù hợp, có những cải cách kích thích nền kinh tế như tăng tiết kiệm, giảm đầu tư…. để có thể tạo ra một hệ thống thuế tốt hơn, hiệu quả hơn. Từ đó, có thể áp dụng mức thuế suất hấp dẫn nhưng cẫn gia tăng được nguồn thu thuế hợp lý.

Thuế Giá trị gia tăng

Luật thuế GTGT năm 2008 quy định thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu (trừ một số trường hợp cụ thể); thuế suất 5% đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu hoặc là đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp và thuế suất 10% đối với hàng hoá, dịch vụ còn lại.

Theo kết quả mô hình thu được thì nguồn thu từ Thuế giá trị gia tăng có hiệu quả tích cực đối với tăng trưởng kinh tế và có mức ý nghĩa thống kê cao. Với kết quả này, thuế giá trị gia tăng nên được áp dụng một mức thuế suất sẽ đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch.

Xu hướng chung của các nước hiện nay là tăng cường vai trò của thuế GTGT, đồng thời từng bước giảm dần thuế suất thuế thu nhập để tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Tuy nhiên, trong những năm tới, khi mà nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc cần tiếp tục duy trì nhóm thuế suất 5% đối với hàng hóa, dịch vụ sẽ góp phần cho sản xuất nông nghiệp và hàng hoá, dịch vụlà cần thiết để phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.

Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Từ khi ra đời năm 1999, Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp đã được điều chỉnh nhiều lần để dần hoàn thiện phù hợp với kinh tế Việt Nam. Biết rằng việc tăng thu thuế có thể sẽ làm giảm đầu tư và tiết kiệm tư nhân, làm giảm hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp tư nhân bởi vì doanh nghiệp đóng thuế cao sẽ kéo theo sự chán nản trong việc sản xuất kinh doanh, nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào cao hơn trước cũng khiến lợi nhuận doanh nghiệp giảm đi đáng kể. Từ đó, họ sẽ chuyển qua lĩnh vực hoạt động khác. Vì vậy, luật thuế TNDN hiện hành đã tạo điều kiện rất nhiều cho doanh nghiệp khi đưa ra các quy định vè thuế suất thuế TNDN hiện nay là 22%, có những thuế suất ưu đãi hoặc cắt giảm thuế, miễn thuế…. hay áp dụng thuế suất cao hơn cho các ngành ngề dầu lửa khí đốt, các vật liệu quý khác lên đến 50%.

Theo kết quả mô hình của bải nghiên cứu thì nguồn thu từ thuế TNDN không có tác động đến tăng trưởng kinh tế và không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, theo tác giả, mức thuế suất và chính sách của thuế TNDN hiện nay chưa phát suy hiệu quả vai trò của nó. Vì vậy, những chính sách về giảm thuế suất thuế TNDN nên được xem xét. Bên cạnh đó, sự không ổn định trong chính sách ưu đãi đã gây hoang mang trong tâm lý các nhà đầu tư khi xây dựng kế hoạch đầu tư cho rằng môi trường đầu tư của Việt Nam không ổn định, không tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Với đề xuất của chính phủ về việc giảm thuế suất thuế TNDN xuống còn 20%

để tăng mức độ hấp dẫn đối với cả DN quy mô lớn, có khả năng tạo ra nhiều lợi nhuận, đồng thời giảm nhẹ được chi phí quản lý, tạo sức ép để tăng tính cạnh tranh trong cộng đồng Doanh Nghiệp. Đồng thời, đầu tư se tăng lên sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển hơn.

Thuế Thu nhập cá nhân

Luật thuế thu nhập cá nhân được thông qua năm 2009 với 7 loại thuế suất (

5%;

10%; 15%; 20%; 25%; 30%; 35%). Người có thu nhập như nhau nhưng có

hoàn cảnh khác nhau thì mức nộp thuế khác nhau.

Việc bỏ phân biệt giữa dân trong nước và người nước ngoài, thu nhập thường xuyên và không thường xuyên hay giảm số trường hợp miễn thuế, phân loại đối tượng chịu thuế…. nhằm mở rộng cơ sở thuế tốt hơn.

Qua nghiên cứu của tác giả, kết quả được đưa ra rằng thuế TNCN có ý nghĩa thống kê và tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Thuế TNCN đã góp một phần đáng kể đảm bảo huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Điều này cho thấy nhà nước nên chú trọng hơn, có những chính sách thuế áp dụng đúng đối tượng, đúng mục đích vào loại thuế này bởi vì tuy vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ những tốc độ gia tăng của thuế TNCN rất đều qua các năm và có xu hướng tăng. Nó sẽ đem lại nguồn thu tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước. Do đó, nên tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, cách tính thuế đơn giản phù hợp….

Thuế Xuất Nhập Khẩu

Là loại thuế thu trên diện rộng trong mọi hoạt động giao dịch thương mại giữa quốc gia, chính phủ đã có nhiều quy định ưu đãi cho Thuế XNK như áp dụng các mức thuế ưu đãi cho các nước có hiệp định thương mại với Việt Nam. Đối với những nước khác thì sử dụng mức thuế suất chuẩn. Hay phân loại hàng hóa để đánh thuế như các yếu tố nguyên liệu đầu vào sẽ hưởng mức thuế thấp nhất, tiếp theo là hàng hóa trung gian và cuối cùng là hàng hóa tiêu dùng sẽ chịu thuế suất cao nhât.

Kết quả mà bài nghiên cứu thu được là Thuế Xuất Nhập khẩu không có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Luật Thuế XNK ban hành từ năm 2005 nên một số điểm không còn phù hợp với hệ thống pháp luật nói chung và một số luật liên quan mới được Quốc hội thông qua như Luật Quản lý thuế, Luật Hải quan, Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường…và thực tiễn xuất nhập khẩu hàng hóa những năm gần đây. Theo đó, cần sửa đổi, bổ sung Luật thuế XNK để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ. Đồng thời hạn chế xuất khẩu nguyên liệu, khoáng sản tiềm năng của đất nước. Ngoài ra cần phải cắt giảm, tháo gỡ các rào cản thương mại hơn nữa thì lúc đó việc xuất nhạp khẩu sẽ diễn ra thuận lợi hơn, tăng trưởng kinh tế lúc đó mới cải thiện lên nhiều.

Tóm lại, kết quả phân tích cho thấy, những cải cách của chính phủ trong thời gian qua đã đạt dược các mục tiêu quan trọng, phần nào có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế so với các giai đoạn trước đó. Đây là điều đáng mừng trong việc cải cách và dần hoàn thệ cấu trục thuế của Việt Nam. Bên cạnh đó, cần tập trung vào việc thu hẹp những bóp méo mà thuế gây ra, có những biện pháp nhằm mở rộng cơ sở thuế và hạ thấp thuế suất. Cơ cấu của hệ thống thuế phải có những thay đổi thích hợp hơn nữa đề phù hợp với sự phát triển kinh tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Ở chương này, tác giả thống kê lại một lần nữa các kết quả của bài nghiên cứu. Đồng thời, so sánh với các nghiên cứu trước đây với cùng đề tài về thuế và tăng trưởng kinh tế với các nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Rút ra những điểm giống và khác với các nghiên cứu trước đây.

Chương này còn thống kê lại một số nguồn thu từ những loại thuế được đề cập đến trong bài nghiên cứu, tổng số thu thuế, tính tỷ trọng của từng loại thuế như thế nào để có những đánh giá đúng đắn nhắm đưa ra chính sách tốt nhất cho từng loại thuế: thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng hay xuất nhập khẩu.

KẾT LUẬN

Đề tài về các thành phần của thuế và tăng trưởng kinh tế là một đề tài thu hút được rất nhiều tác giả ở các nước phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng quan tâm và nghiên cứu tìm hiểu. Trong nền kinh tế mở cửa hội nhập như hiện nay, thuế và các thành phần của nó đã trở thành công cụ tài chính vĩ mô hết sức quan trọng. Nó có tác động qua lại đến các lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội. Bất cứ quốc gia nào cũng sử dụng công cụ thuế để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế. Việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 cũng ảnh hưởng tích cực đến GDP bởi vì trong một nền kinh tế hội nhập như vậy, buộc chính phủ phải đưa ra các chính sách thuế liên quan nhằm phù hợp với xu hướng hiện tại. Việc tăng hay giảm thuế sẽ làm thay đổi sức chịu đựng thuế của nền kinh tế, từ đó có thể làm thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế. Bởi vì khi thay đổi gánh nặng thuế sẽ tác động đến hành vi tiết kiệm hay tiêu dùng của người nộp thuế, từ đó ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ đầu tư, kích thích hay kìm hãm tăng trường kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế chịu sự tác động của nhiều yếu tố, tuy nhiên thuế và các thành phần của nó cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc áp dụng chính sách thuế như thế nào, tỷ trọng, mức độ ra sao thì đòi hỏi các chính sách thuế đưa ra phải thích hợp để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Nên có một hệ thống thuế rộng hơn để qua đó Chính phủ áp dụng mức thuế suất thấp nhưng vẫn gia tăng được nguồn thu thuế một cách hợp lý.

Bài nghiên cứu đã tìm ra được các loại thuế GTGT, TNCN có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Các yếu tố về lao động, đầu tư tư nhân và chỉ số giá tiêu dùng CPI (đại diện cho Lạm phát) cũng đều có tác động tích cực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, nên tập trung nghiên cứu tìm hiểu và có những cải cách cụ thể để phát huy những nguồn thu tiền năng từ các yếu tố này đem lại, giúp nền kinh tế càng ngày càng phát triển.

Hai loại thuế TNDN và XNK theo tác giả nghiên cứu thì không có tác động đến tăng trưởng kinh tế tuy nhiên hiện nay nó cũng đem lại nguồn thu đáng kể. Vì vậy cũng nên có chính sách thích hợp đối với hai loại thuế này để có thể thu được hiểu quả tốt nhất.

 Hạn chế của đề tài

Cũng như các nghiên cứu khác, bài nghiên cứu này của tác giả đã tìm ra một số tác động của các thành phần của thuế đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên lúc nào nó cũng có mặt hạn chế của nó bên cạnh những kết quả đã đạt được. Cụ thể:

Thứ nhất, mẫu quan sát chưa đủ lớn, chỉ có 50 địa phương nên chưa thể hiện được tổng thể nghiên cứu đủ lớn như các nghiên cứu trên thế giới. Thời gian nghiên cứu ngắn, 10 năm từ 2004-2013 chưa thể diễn tả hết các biến động của nển kinh tế diễn ra trước đó.

Thứ hai, nguồn thu thập dữ liệu về thuế còn bị thiếu hụt ở một số địa phương do địa phương không có hoặc còn thiều nên chưa thể thống kê hết tất cả các loại thuế mà chỉ đưa ra một số loại thuế chủ yếu.

Thứ ba, các biến kiểm soát trong bài vẫn còn hạn chế với số lượng ít. Nền kinh tế còn bị chi phối bởi các yếu tố cung cầu thị trường, độ mở thương mại, lãi suất, các nguồn thu chi quốc gia… chứ không chỉ giới hạn ở lực lượng lao động, lạm phát hay đầu tư tư nhân như trong bài nghiên cứu tác giả đưa ra.

Thứ tư, chưa xây dựng một mô hình cân bằng tổng thể đầy đủ.

Thứ năm, nền kinh tế bị tác động bởi các cuộc khủng hoảng do đó số liệu có thể có sai lệch, chưa chính xác hoàn toàn.

Thứ sáu, do Ở Việt Nam chỉ có một số tỉnh thành có của khẩu Hải quan để tiến hành thu thuế Xuất nhập khẩu nên số liệu tác giả thống kê không được chính xác

 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Với những hạn chế của đề tài như đã đưa ra ở mục 4.3, các nghiên cứu sau đó có thể mở rộng nghiên cứu thêm các quan sát, thu thập thêm nhiều số liệu từ địa phương, đưa thêm nhiều biến kiểm soát hơn cộng với giai đoạn nghiên cứu dài hơn khi thêm vào giai đoạn trước và sau khủng hoảng tài chính sẽ làm nghiên cứu vũng

chắc và rõ hơn. Có thể nghiên cứu thêm về những nhân tố khác tác động đến tăng trưởng kinh tế như lạm phát, FDI, lãi suất, thu ngân sách, chi ngân sách.v.v…..Hoặc nghiên cứu thêm tác động ngược lại của tăng trưởng kinh tế đến các thành phần của thuế hiện nay như thế nào.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. La Xuân Đào, 2012. Mối quan hệ giữa số thu thuế và tăng trưởng kinh tế. Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 73, tháng 4.

2. Lê Quang Cường và Nguyễn Kim Quyến, 2013. Giáo trình Thuế 1. Nhà xuất bản kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

3. Mai Đình Lâm, 2012. Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội, Trung tâm thông

tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia. Bộ kế hoạch và Đầu tư, số tháng 4. 4. Sử Đình Thành và cộng sự, 2014. Cải cách hệ thống thuế Việt Nam theo cam

kết hội nhập quốc tế đến năm 2020. Tạp chí phát triển kinh tế, 26(3), 02-26

5. Sử Đình Thành, Bùi Thị Mai Hoài, Mai Đình Lâm., 2014. Chính sách tài khóa

gắn với tăng trưởng kinh tế bền vững giai đoạn 2011 – 2012. Tạp chí Phát

triển kinh tế - Số 280, Trang 02 – 21.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

1. Adam Smith., 1976., An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of

Nation.University of Chicago Press. ISBN 0-226-76374-9

2. Angelopoulos, Economides, G., Kammas, P., 2006. Tax spending policies and

economic growth: theoretical predictions and evidence from OECD. European Journal of Political Economy, Vol.23, pp. 1615-1660

3. Arthur Laffer.,2012., Define Laffer curve at Dictionary.com. Available at

<http://dictionary.reference.com/browse/laffer curve>

4. Barro, R., 1990. Government Spending in a Simple Model of Endogenous Growth. Journal of Political Economy 98:5: S103-S125

5. Borensztein et al, J., 1998. How does foreign direct I nvestment affect

economic growth?” Journal of international economics. [pdf] Available at <

http://www.olemiss.edu/courses/inst310/BorenszteinDeGLee98.pdf> [ Accessed 28 June 2013].

6. Claudio J.Katz,. Vincent A. Mahler & Michael G.Franz,. 1983. The impact of taxes on growth and distribution in developed capitalist countries: a cross- national study, 77 American Political Science review 871-886

7. Effendi, N., Soemantri, F, M., 2003. Foreign Direct investment and Regional

Economic Growth in Indonesia: A Panel Data Study, Centre for Economics and Development Studies. Department of Economics, Pagjadjaran University,

Indonesia. [PDF] Available at:

<http://lp3e.fe.unpad.ac.id/wopeds/200305.pdf> [Accessed 9 May 2013]. 8. Gerhard Glomm, B. Ravikumar., 1998., Flat-Rate Taxes, Government

Spending on Education, and Growth. Review of Economic Dynamics., Vol 1, pages 306-325.

9. Hakim & Bujang., 2011. The Impact and Consequences of Tax Revenues’

Components on Economic Indicators: Evidence from Panel Group Data. . [PDF] Available at <http://dx.doi.org/10.5772/48415>

10. Hansen, Lars.Peter., 1982, Large Sample Properties of Generalized Methods

of Moments Estimators. Econometrica, Vol. 50, page 1029-1054.

11. Kneller, R., M.F.Bleaney., N.Gemmell., 1999. Fiscal policy and growth: Evidence from OECD countries. Journal of Public Economics, Vol 74, pp. 171-190

12. Koester, Reinhard B., Kormendi, Roger C., 1989. Taxation, Aggregate

Activity and Economic Growth: cross country evidence on some supply side hypothese. Economics Inquiry 37, 367-386 (July)

13. Lucas Bretschger,. 2010. Taxes, Mobile Capital, and economic dynamics in

a Globalizing World. Journal of Macroeconomics, Vol 32, pp 594-605

14. Lucas, Robert E., 1988, On the Mechanics of Economic Development, Journal of Monetary Economics, 22, 3–42.

15. Mercedes, G.E and Mehrez., 2004, The impact of Government Size and the

Composition of Revenue and Expenditure on growth.,International Monetary Fund Australia

16. Miller,S., F.Rusek., 1997. Fiscal stuctures and growth: International evidence. Economics Inquiry, Vol.35, pp. 603-613

17. Plosser, C., 1992. The Research of Growth [PDF] available at

<kansascityfed.org> accessed 15 October 2013

18. Ramsey F.P., 1927., A contribution to the Theory of Taxation., Economic

Journal., Vol 37., pp 47-61

19. Santiago, A.O., J. Yoo., 2012. Tax composition and growth: a broad cross

country Perspective, IMF working paper, 12/257

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN CỦA THUẾ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM (Trang 64 -83 )

×