0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN CỦA THUẾ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM (Trang 31 -32 )

La Xuân Đào (2012) đã phân tích mối quan hệ giữa số thu thuế và tăng trưởng kinh tế dựa trên dữ liệu 62 tỉnh thành ở Việt Nam trong giai đoạn 1997-2010. Kết quả

nghiên cứu cho thấy GDP có mối qua hệ tuyến tính tích cực với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và tổng ngân sách. Tác giả cũng đưa vào các biến giả để kiểm tra việc thay đổi chính sách thuế, thay đổi thuế TNDN từ năm 2004 và việc Việt Nam gia nhập WTO từ năm 2007 cũng có tác động tích cực đến GDP.

Sử Đình Thành (2015) phân tích về cải cách hệ thống thuế Việt nam theo cam kết hội nhập quốc tế đến năm 2020. Trong bài, tác giả phân tích các thách thức của hệ thống thuế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm mối quan hệ giữa thuế với tăng trưởng, quản lý thuế với sự hài hòa thuế trong khu vực ASEAN, dữ liệu lấy từ Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB,2014). Kết quả phân tích hồi quy cho thấy sự gia tăng thu thuế gây kìm hãm tăng trưởng kinh tế, cải cách quản lý thuế tại Việt Nam năm trong thứ hạng thấp về môi trường thuế. Điều này gây việc bất lợi cho Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Huỳnh Thị Thu Tâm (2014) nghiên cứu tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2007-2012 dữ liệu bảng được lấy từ 63 tỉnh thành của Việt Nam và ứng dụng mô hình Pooled Least Square, mô hình hiệu ứng tác động cố định, mô hình hiệu ứng tác động ngẫu nhiên để ước lượng. Kết quả phân tích cho rằng: Thuế GTGT, Thuế TNCN, Thuế XNK có tác động tích cực, thuế TNDN có tác động tiêu cực. Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Môn bài và thuế Nhà đất không tác động đến tăng trưởng kinh tế tại địa phương.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN CỦA THUẾ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM (Trang 31 -32 )

×