Chi ngân sách hợp lý

Một phần của tài liệu Thâm hụt tài khóa và thâm hụt thương mại tại việt nam giai đoạn 1990 2014 (Trang 66 - 67)

Kiểm soát tốt các hoạt động chi của Chính phủ, đặc biệt là chi thường xuyên thông qua việc thiết lập các hệ thống chỉ tiêu và bộ máy giám sát chặt chẽ hơn. Rà soát lại các nội dung chi thường xuyên theo hướng cắt giảm những nội dung chi không

cần thiết, hạn chế lãng phí. Tuy nhiên không nên cắt giảm một cách toàn diện theo tỷ lệ cố định mà phải có những đánh giá toàn diện theo từng lĩnh vực. Nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm trong từng cán bộ và công nhân viên chức.

Các khoản chi đầu tư phát triển cần thực hiện theo đúng các chương trình, mục tiêu trung và dài hạn. Trong từng bộ, ngành và địa phương chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư trong từng giai đoạn, chủ động chuẩn bị đầu tư; lựa chọn các ưu tiên đầu tư, tránh dàn trải, xin cho, thậm chí tiêu cực. Tăng cường rà soát xử lý các dự án đầu tư có hiệu quả thấp, không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế hoặc các dự án trùng lắp, chồng chéo.

Nâng cao pháp lý tài chính, nếu phát hiện các sai xót trong các hoạt động chi cần xử lý nghiêm minh. Chấm dứt tình trạng kết quả hậu kiểm toán bằng không.

Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách ngày càng hạn hẹp và không thể đáp ứng kịp thời cho tốc độ tăng trưởng, chính vì vậy để thực hiện được các dự án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống người dân thì cần tăng cường huy động mọi nguồn lực của xã hội. Huy động được nguồn lực của toàn xã hội thì cần tăng cường công tác công khai, minh bạch để mọi người dân cùng biết, cùng thực hiện. Để được như vậy cần tăng cường tạo dựng lòng tin cho nhân dân vào các dự án đầu tư công thông qua việc tăng cường kỷ cương tài chính, xử lý dứt điểm, nghiêm minh những dự án có tình trạng lãng phí và tham ô.

Một phần của tài liệu Thâm hụt tài khóa và thâm hụt thương mại tại việt nam giai đoạn 1990 2014 (Trang 66 - 67)