Giới thiệu tập lệnh AT

Một phần của tài liệu xe lăn vượt địa hình (Trang 47 - 50)

Tập lệnh AT (AT – Attention ) còn gọi là tập lệnh Hayes, được phát triển lúc đầu bởi Hayes Communications cho modem Hayes Smartmodem 300 vào năm 1997. Tập lệnh bao gồm hàng loại các chuỗi ký tự kết hợp lại để tạo thành những lệnh hoàn chỉnh cho thao tác như gọi, giữ và thay đổi các tham số kết nối. Ngày nay hầu hết các modem đều sử dụng tập lệnh AT. Các lệnh này đều bắt đầu bằng “AT”. Trong đồ án này, sử dụng vi điều khiển MSP-430F5529 để gửi lệnh AT cho SIM900 thực hiện lệnh.

39 MT: Mobile Terminal – Thiết bị đầu cuối mạng (trong trường hợp này là modem).

TE: Terminal Equipment – Thiết bị đầu cuối (hệ vi điều khiển). <CR>: Carriage return – Mã ASCII là 0x0D.

<LF>: Line Feed – Mã ASCII là 0x0A.

Các lệnh AT căn bản và mở rộng:

Có ba dạng lệnh AT: Căn bản, mở rộng và cú pháp tham số.

Lệnh căn bản là những lệnh không bắt đầu bằng dấu “+”. Ví dụ: A (anser), D (dial) là những lệnh căn bản. Những lệnh mở rộng là những lệnh bắt đầu bằng dấu “+”. Mọi lệnh GSM đều là lệnh mở rộng. Ví dụ: +CMGS (gửi tin nhắn SMS), +CMSS (gửi tin nhắn SMS từ bộ nhớ), +CMGL (liệt kê các tin nhắn SMS) và +CMGR (đọc tin nhắn SMS) là những lệnh mở rộng.[5]

Cú pháp tổng quát của các lệnh AT mở rộng:

Cú pháp tổng quát của các lệnh AT mở rộng khá rõ ràng. Dưới đây là các quy tắc của các lệnh AT mở rộng:

Quy tắc 1: Tất cả các lệnh phải bắt đầu với “AT” và kết thúc bởi ký tự về đầu dòng CR.

Quy tắc 2: Một dòng lệnh có thể bao gồm nhiều hơn một lệnh AT. Chỉ có lệnh đầu tiên bắt đầu bởi “AT”. Các lệnh còn lại trên dòng sẽ cách nhau bằng dấu chấm phẩy “;”.

Quy tắc 3: Chuỗi ký tự được để trong dấu nháy kép “”.

Quy tắc 4: Thông tin phản hồi và mã kết quả (bao gồm mã kết quả cuối cùng và mã kết quả không mong muốn) luôn bắt đầu với ký tự về đầu dòng LF và một ký tự xuống dòng CR.

Mã kết quả của lệnh AT:

Mã kết quả cuối cùng đánh dấu kết thúc phản hồi cho một lệnh AT. Nó cho biết modem đã thực thi lệnh hoàn tất. Các mã thường xuyên trả về là OK và ERROR. Mỗi lệnh chỉ có một mã kết quả cuối cùng trả về.

Kết quả trả về là OK cho biết modem đã thực hiện thành công lệnh AT. Mã này luôn bắt đầu bởi ký tự CR và kết thúc bởi ký tự LF.

Nếu mã kết quả trả về là ERROR chứng tỏ đã có lỗi xảy ra trong lúc thực thi lệnh AT của modem. Khi có lỗi lập tức modem ngưng thực thi phần còn lại của chuỗi lệnh phía sau. Nguyên nhân lỗi thường gặp là: Sai cú pháp, tham số không hợp lệ, modem không hỗ trợ lệnh đó. Mã lệnh này cũng bắt đầu bởi ký tự CR và kết thúc bởi ký tự LF.

Một số lệnh AT thường gặp:

Lệnh AT+CMGR: Lệnh AT+CMGR được dùng để đọc tin nhắn trên một ngăn nào đó trên SIM. Cấu trúc lệnh như sau: AT+CMGR=I, với I là ngăn bộ nhớ

40 chứa tin nhắn trong SIM. Mã trả về là OK nếu ngăn I có chứa tin nhắn và ngược lại nếu ngăn I không chứa tin nhắn thì kết quả trả về là ERROR.

Lệnh AT =+CCMGS

Lệnh AT+CMGS dùng để gửi tin nhắn SMS tới một số điện thoại định trước.

Cấu trúc lệnh như sau:

AT+CMGS=”số điện thoại cần gửi”<CR> Nội dung tin nhắn

ESC/Ctrl Z

Số điện thoại cần được đặt trong nháy kép. Sau khi nhập xong số điện thoại cần thực hiện enter xuống dòng và nhập nội dung tin nhắn. Kết thúc lệnh bằng lệnh Ctrl Z.

Lệnh AT+CMGD: Lệnh AT+CMGD dùng để xóa tin nhắn SMS trên SIM. Cấu trúc lệnh như sau: AT+CMGD=I với I là ngăn bộ nhớ chứa tin nhắn cần xóa trên SIM.

Các lệnh AT cơ bản cho ứng dụng HTTP.

AT+SAPBR=3,1, “CONTYPE”, “GPRS” AT+SAPBR=3,1, “APN”, “V-INTERNET”

Hai lệnh trên dùng để thiết lập cấu hình mạng GPRS của nhà mạng viettel. AT+SAPBR=1,1

Lệnh trên dùng để mở chức năng mạng GPRS. AT+SAPBR=2,1

Sau khi ta mở chức năng GPRS ta sử dụng lệnh trên dùng để kiểm tra IP cua SIM900.

AT+SAPBR=0,1

Lệnh trên dùng để đóng chức năng mạng GPRS. AT+HTTPINIT

Lệnh trên dùng để khởi tạo dịch vụ HTTP. AT+HTTPPARA=“CID”,1

AT+HTTPPARA=“URL”,“ADDRESS?dat=CONTEXT”

Hai lệnh này dùng để thiết lập các thông số của dịch vụ HTTP với địa chỉ trang đích ADDRESS và biến truyền đi là dat với nội dung truyền đi là CONTEXT theo phương thức GET

AT+HTTPACTION=0

41

Một phần của tài liệu xe lăn vượt địa hình (Trang 47 - 50)