Phương pháp đo nhịp tim bằng SpO2

Một phần của tài liệu xe lăn vượt địa hình (Trang 33 - 34)

Mạch cảm biến nhịp tim nhận tín hiệu nhịp tim từ ngón tay bằng 2 led thu phát hồng ngoại, qua các bộ lọc, khuếch đại tín hiệu và cho ra tín hiệu số cấp cho mạch điều khiển

Độ bão hòa oxy:

Độ bão hòa oxy là một thuật ngữ đề cập đến nồng độ oxy trong máu. Cơ thể con người cần một sự cân bằng chính xác nồng độ oxy trong máu. Nồng độ oxy được coi là bình thường ở người là 95 – 100 %. Nếu mức dưới 90 % thì được coi là thấp và dẫn tới thiếu oxy trong máu. Nồng độ oxy trong máu dưới 80 % có thể gây giảm chức năng các bộ phận như não và tim. Nồng độ oxy thấp liên tục có thể đẫn đến ngừng hô hấp.

Sinh lý học:

Sự cân bằng oxy được duy trì cho hầu hết quá trình hóa học trong cơ thể để duy trì sự trao đổi chất và sự sống. Các tế bào hồng cầu, đặc biệt là hemoglobin sử dụng hệ thống hô hấp thu thập oxy trong phổi và phân phối nó tới các cơ quan trong cơ thể. Nhu cầu oxy trong máu cao hơn khi ta tập thể dục hoặc khi sống ở nơi cao. Một tế bào máu được gọi là “bão hòa” khi mang theo lượng oxy bình thường. Cả 2 mức quá cao và quá thấp đều gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Đo lường:

SaO2 (độ bão hòa oxy huyết mạch) dưới 90 % sẽ gây ra thiếu oxy trong máu. Thiếu oxy do SaO2 thấp gây ra triệu chứng tím tái. Độ bão hòa oxy có thể được đo trong các mô khác nhau.

Độ bão hòa oxy tĩnh mạch (SvO2) được đo để xem có bao nhiêu oxy mà cơ thể tiêu thụ. SvO2 dưới 60 % cho ta biết rằng cơ thể trong tình trạng thiếu oxy, và dẫn đến bệnh thiếu máu não.

Độ bão hòa oxy mô (StO2) có thể được đo bằng máy quang phổ hồng ngoại. SpO2 là chỉ số ước lượng mức độ bão hòa oxy, thường được đo bằng một thiết bị đo xung, có thể tính toán với công thức

25 Phương pháp đo xung oxy là một phương pháp được sử dụng để đo nồng độ oxy trong máu. Một thiết bị nhỏ có thể gắn vào cơ thể (thường là ngón tay), sử dụng ánh sáng để ước lượng oxy trong máu.

Mạch đo xung nhịp tim qua SpO2:

Hình 2.13: Sơ đồ khối mạch đo nhịp tim

Đầu tiên, IR LED sẽ chiếu ánh sáng hồng ngoại vào ngón tay. Cường độ ánh sáng hồng ngoại phản xạ lại Photo diode sẽ thay đổi theo huyết áp trong các đầu ngón tay. Mỗi nhịp tim, máu sẽ được đẩy ra các mao mạch ở ngón tay làm thay đổi cường độ phản xạ hồng ngoại, làm cho điện áp đầu ra ở Photo diode thay đổi.

Một phần của tài liệu xe lăn vượt địa hình (Trang 33 - 34)