Các giao thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống voice mail trên IMS1 (Trang 97 - 99)

Một phần hết sức quan trọng trong việc thiết kế hệ thống đó là xem xét các giao thức sử dụng trong Voice Server cũng như Voice Server với bên ngoài. Ở đây các giao thức là cầu nối cho phép Voice Server tích hợp và làm việc trơn chu với các thành phần khác trong IMS để cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

3.2.5.1 SIP/SDP

Giao thức khởi tạo phiên làm việc – SIP là giao thức điều khiển lớp ứng dụng cho phép khởi tạo, thay đổi các yêu cầu cũng như kết thúc các phiên làm việc. Khi kết hợp với giao thức SDP nó cho phép SIP/SDP rất linh hoạt khi đáp ứng các yêu cầu của giao tiếp của hệ thống.

Chồng giao thức SIP được sử dụng trong hệ thống Voice Mail và đóng vai trò như một UAS: User Agent Server để xử lý các cuộc gọi đến từ client. Nó đồng thời cũng xử lý các yêu cầu từ CSCF có vai trò như SIP proxy server.

User gửi bản tin Invite đến P-CSCF, bản tin này được chuyển qua S-CSCF đến Voice Mail System (VMS).

Sau khi nhận được INVITE, VMS dẽ gửi trả bản tin 100 TRYING quan CSCF đến tận user. Tiếp theo VMS sẽ gửi thông báo chuông code 180 cho user và gửi trả code 302 lý do lỗi cho user.

User sau khi nhận được các bản tin trên biết được các thông tin cần thiết, nó gưi trả bản tin ACK qua CSCF đến hệ thống VMS.

Hai bên gưi thông báo kết thúc BYE, và VMS gửi thông báo 200 OK kết thúc hoàn toàn quá trình trao đổi và thông tin giữa các thành phần liên quan đến dịch vụ.

3.2.5.2 DIAMETER Sh

Như đã trình bày tại chương 2, giao thức Diameter là giao thức liên quan đến việc chứng thực – Authentication, cấp quyền – Authorization và tính cước – Accounting và

được sử dụng hết sức rộng dãi trong nhiều công nghệ. Diameter là giao thức điểm điểm và chạy phía trên của giao thức TCP và SCTP.

96

Trong kiến trúc IMS với mục đích chứng thực – Authentication, cấp quyền – Authorization có 3 giao diện được sử dụng như hình 3.9 dưới đây

Hình 3.9 Giao diện giữa CSCF với HSS

Hệ thống Voice Mail đóng vai trò là Application Server kết nối với HSS qua giao diện Sh, quan hệ giữa VMS và HSS được thực hiện với Voice Mail đóng vai trò là client node trong khi HSS đóng vai trò là server node.

Giao diện Sh giữa VMS và HSS cung cấp chức năng thông báo và chức năng ghi nhận, khi đó hệ thống Voice Mail sẽ được thông báo khi người sử dụng online và hệ thống Voice mail ghi nhận lại sự thay đổi trạng thái của người sử dụng. Hệ thống Voice Mail cũng sẽ gửi tin nhắn cho người sử dụng khi có bản tin thoại mới và nhận được thông báo cập nhật thông tin trạng thái thuê bao từ HSS. Vậy HSS và Voice Mail sẽ thông tin với nhau như thế nào để hệ thống Voice Mail có thể thực hiện được các chức năng trên. Thực chất giữa HSS và Voice Mail thông qua giao diện Sh thực hiện một số lệnh có sẵn trong Diameter để giao tiếp với nhau như SNR (Subscribe Notification Request), SNA (Subscribe Notification Answer), PNR (Push Notification Request), PNA (Push Notification Answer). Hệ thống Voice Mail sẽ ghi nhận sự thay đổi dữ liệu của người sử dụng bằng cách gửi bản tin SNR tới HSS. Khi có sự thay đổi dữ liệu của người sử

97

dụng được lưu trong HSS và hệ thống Voice Mail đã được ghi nhận sự thay đổi dữ

liệu của người dùng HSS sẽ gửi bản tin PNR cho hệ thống Voice Mail như hình 3.10.

Hình 3.10 Bản tin SNR/SNA và PNR/PNA giữa HSS và VMS

3.2.5.3 Các giao thức khác

Thực tế trong quá trình nghiên cứu xem xét, các giao thức RTP/RTCP, H248/Megaco

đều có đóng góp và vai trò không thể thiếu trong việc thiết kế hệ thống Voice Mail cũng như xem xét việc tích hợp Voice Mail vào IMS. Tuy nhiên tác giả không đi sâu vào phân tích các giao thức trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống voice mail trên IMS1 (Trang 97 - 99)