Nhận xét, đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu Biện pháp liên kết hoạt động của các chợ công nghệ nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ tại khu vực phía Nam (Trang 62 - 67)

3.1 Các mặt đã làm đƣợc:

3.1.1 Về tổ chức:

Mô hình chợ công nghệ đã trở thành một mô hình được khẳng định vị trí và được nhân rộng tại nhiều địa phương, được nâng lên thành sự kiện quốc gia, đặc biệt là nó đã trở thành một “thương hiệu” của thị trường KH&CN khu vực phía Nam nói riêng và của thị trường KH&CN cả nước nói chung. Đồng thời đã làm tốt vai trò nhiệm vụ chính là kết nối cung cầu giao dịch mua bán CN&TB.

Đơn vị được giao làm đầu mối tổ chức triển khai chợ công nghệ, dưới góc độ nghiệp vụ thông tin, đã thực hiện tốt khâu thu thập và cung cấp thông tin về từng CN&TB chào bán, thông tin về nhu cầu của các đối tượng khách hàng phục vụ cho hoạt động của Techmart, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, luôn hướng đến đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Techmart.

Từ hoạt động thực tiễn của chợ công nghệ đã góp phần cho ra đời các chủ trương định hướng của Đảng và Nhà nước về tạo lập và phát triển thị trường công nghệ, đồng thời cũng là cơ sở để xây dựng và ban hành các chủ trương chính sách mới liên quan đến thị trường công nghệ.

Từ một mô hình ban đầu đã hình thành các mô hình chợ công nghệ khác nhau. Các mô hình này đã phối hợp tạo thành một môi trường với một chuỗi hoạt động hỗ trợ kết nối giao dịch tìm hiểu mua bán công nghệ phục vụ thường xuyên liên tục.

3.1.2Về hiệu quả kinh tế - xã hội:

Các số liệu kết quả đạt được trong tổ chức thực hiện các mô hình Chợ CN&TB giai đoạn từ 2000 - 2010 của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh/thành phố trong khu vực theo thống kê tổng hợp ở phần trên về: tổng số kỳ thực hiện, tổng số các đơn vị tham gia, tổng số CN&TB được giới thiệu chào bán, tổng số bản ghi nhớ và tổng giá trị hợp đồng đã ký kết tại chợ, kinh phí đầu tư thực hiện, đã phản ánh hiệu quả bước đầu có ý nghĩa thiết thực trong tạo lập thị trường công nghệ, hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm KH&CN, kết nối lực lượng KH&CN gắn với sản xuất - kinh doanh, khuyến

khích thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh trong hội nhập.

Các mô hình Chợ CN&TB được tổ chức đã giúp các nhà khoa học tìm hiểu, khám phá thêm về thị trường và các yêu cầu của thị trường. Thông qua chợ nhiều nhà khoa học đã tìm được thị trường mới cho CN&TB của mình, nhiều doanh nghiệp và địa phương đã tìm thấy CN&TB tồn tại ngay trong nước mà bấy lâu nay họ đang tìm kiếm để đầu tư mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, các nhà khoa học, các viện nghiên cứu cũng đã thu thập được không ít những ý kiến đóng góp của khách hàng để điều chỉnh công tác nghiên cứu tạo ra CN&TB thích hợp sát với yêu cầu của thực tiễn.

Techmart đã giúp các nhà quản lý thấy được rõ thêm một số điểm yếu cần được khắc phục trong việc tổ chức thị trường KH&CN thực sự ở Việt Nam. Những vấn đề về sở hữu công nghiệp, về thông tin, tư vấn KHCN và vai trò của các đơn vị trung gian trong việc chuyển hóa các sản phẩm KH&CN thành những sản phẩm, hàng hóa đã được nhận thức một cách đầy đủ hơn.

3.2 Các mặt còn hạn chế:

3.2.1 Về tổ chức thực hiện:

Mô hình tổ chức chợ công nghệ cho đến nay đã được nhân rộng ra nhiều địa phương trên cả nước, nhưng mỗi nơi triển khai một kiểu, chưa theo đúng quy trình, nên chất lượng và hiệu quả thực hiện phụ thuộc nhiều vào khả năng tổ chức triển khai của từng địa phương.

Đơn vị được giao tổ chức triển khai chợ công nghệ còn phụ thuộc nhiều vào thời gian thẩm định phê duyệt chương trình kế hoạch hàng năm nên chưa thật chủ động với công việc. Việc phê duyệt kế hoạch của các cơ quan quản lý còn chậm, chưa kịp thời, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và hiệu quả tổ chức.

Một số cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ cả phía cung và phía cầu còn chậm được triển khai sâu rộng.

Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật hiện nay chưa được đầu tư, mặc dù được xác định hoạt động Techmart là một trong những giải pháp về hoạt động xúc tiến phát triển thị trường KH&CN được nhà nước hỗ trợ trong giai đoạn trước mắt. Toàn bộ mặt bằng đến tiện nghi, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác tổ chức chợ công nghệ đều phải thuê mướn giá cao, phụ thuộc nhiều vào đơn vị cho thuê, làm ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức thực hiện.

Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách còn hạn hẹp so với yêu cầu chi phí thực hiện. Công tác tuyên truyền, quảng bá các hoạt động của chợ công nghệ còn yếu, không thông tin kịp thời.

3.2.2 Về phía cung:

Viện, Phân viện, Trung tâm nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng là lực lượng tạo ra sản phẩm KH&CN nhưng phần lớn chưa thích ứng và chưa chuyển đổi theo kịp với cơ chế thị trường, vẫn chờ đợi vào sự hỗ trợ của nhà nước là chính.

Các sản phẩm KH&CN được tạo ra từ các nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước tham gia Techmart như các kết quả, sản phẩm từ đề tài, dự án chưa nhiều, chưa có sự ràng buộc về mặt quản lý nhà nước.

Sản phẩm KH&CN cung ứng cho thị trường còn ở dạng đơn chiếc, sản xuất theo đơn đặt hàng là chính, chưa thật sự trở thành “hàng hoá” nên sản phẩm mới đưa ra trình diễn tại các kỳ Techmart chưa nhiều, chỉ có thể phục vụ cho doanh nghiệp nhỏ là chính, chưa đáp ứng yêu cầu đối với doanh nghiệp vừa và lớn.

Về chất lượng sản phẩm KH&CN: là loại hàng “đặc biệt” có giá trị đầu tư cao nhưng phần lớn chưa qua kiểm định, chưa đăng ký sở hữu trí tuệ. Giá cả của sản phẩm

chào bán chủ yếu theo thỏa thuận mua - bán là chính, chưa có phương pháp định giá được thống nhất áp dụng.

3.2.3 Về phía cầu:

Đối tượng khách hàng chính là doanh nghiệp, nhu cầu đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập là rất lớn. Nhưng doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài khi có nhu cầu đổi mới công nghệ, thiết bị thường đặt mua của nước ngoài hoặc tại chính quốc theo yêu cầu của công ty mẹ, nếu có đặt hàng trong nước chủ yếu là thiết bị phụ trợ, nhỏ lẻ. Còn doanh nghiệp nhỏ thì thường là thiếu vốn, không đủ năng lực quản lý nên chưa quan tâm đúng mức đến đổi mới công nghệ.

Do sản phẩm của “phía cung” thường chưa thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng như: được xem trình diễn sản phẩm mẫu, có sự đánh giá tin cậy về chất lượng sản phẩm, có đăng ký sở hữu trí tuệ… Nên tâm lý khách hàng còn nhiều nghi ngại.

3.2.4 Về tổ chức kết nối cung cầu:

Các tổ chức dịch vụ hỗ trợ về tư vấn pháp lý, môi giới mua bán chuyển giao công nghệ chưa phát triển kịp theo với yêu cầu. Nên bên mua và bên bán còn gặp nhiều khó khăn trong việc khởi thảo hợp đồng, định giá công nghệ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ,…

Các hoạt động kết nối cung cầu trước và trong Techmart đã được triển khai thực hiện trong thời gian qua, nhưng chủ yếu thực hiện nghiệp vụ thông tin là chính. Các hoạt động thẩm định công nghệ, hỗ trợ các CN&TB chưa có khả năng thâm nhập thị trường, hiện chưa được các cơ quan quản lý quan tâm đúng mức.

Các hoạt động kết nối giao dịch cung cầu “hậu Techmart” qua thực tiễn cho thấy là rất cần thiết nhưng chưa được chú trọng thực hiện. Chưa có thống kê bao nhiêu phần

Một phần của tài liệu Biện pháp liên kết hoạt động của các chợ công nghệ nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ tại khu vực phía Nam (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)