Các dịch vụ trung gian trong giao dịch mua bán công nghệ và thiết bị tại các tỉnh

Một phần của tài liệu Biện pháp liên kết hoạt động của các chợ công nghệ nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ tại khu vực phía Nam (Trang 44)

2. Thực trạng tổ chức và hoạt động Chợ công nghệ tại các tỉnh, thành phía Nam

2.7. Các dịch vụ trung gian trong giao dịch mua bán công nghệ và thiết bị tại các tỉnh

tại các tỉnh thành phía Nam:

2.7.1 Vai trò và sự cần thiết của dịch vụ trung gian:

Dịch vụ trung gian có vai trò rất quan trọng trong hoạt động chợ công nghệ, qua đó bên cung và bên cầu có cơ hội biết nhau, tiếp xúc đàm phán để từ đó đáp ứng được nhu cầu của nhau. Trong hoạt động chợ công nghệ, dịch vụ trung gian đóng vai trò xuyên suốt quá trình từ khâu tổ chức, chuẩn bị cho đến giai đoạn sự kiện diễn ra, kéo dài cả đến sau khi sự kiện đã kết thúc. Thông thường, để giúp thành công sự kiện, ban tổ chức đã phải có những chuyến khảo sát theo quy mô vùng tại nơi tổ chức sự kiện để tiến hành khảo sát nhu cầu công nghệ, từ đó sẽ có những định hướng tổ chức vận động phía bên cung sao cho hợp lý. Về vai trò trung gian trong hoạt động Techmart, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

Đánh giá tính thích hợp của công nghệ cùng với việc đánh giá trình độ công nghệ đăng ký tham gia chào bán.

Hỗ trợ thương thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển giao, hợp đồng ghi nhớ. Hỗ trợ về tài chính, cơ chế chính sách.

2.7.2 Các dịch vụ trung gian đã triển khai trong hoạt động chợ công nghệ:

Cho đến nay vai trò trung gian trong hoạt động chợ công nghệ mới chỉ dừng lại ở ba bước đầu, khâu hỗ trợ về tài chính, cơ chế chính sách hầu như chưa có những bước đi rõ nét. Để làm tốt vai trò trung gian, cần phải có những cơ chế hỗ trợ cụ thể như:

Phát triển một hành lang pháp lý hoàn chỉnh để khuyến khích mua bán và sử dụng công nghệ mới, công nghệ nội sinh: cơ chế, chính sách nói chung bao gồm cả những hỗ trợ về mặt tài chính giúp khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ giúp tăng được các giá trị gia tăng và lợi nhuận trong sản xuất và kinh doanh.

Đẩy nhanh các giải pháp kích “cầu và cung” công nghệ, tăng cường các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ để kích cầu, và hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức nghiên cứu KH&CN.

Phát triển và quản lý tốt vai trò trung gian trước, trong và sau khi sự kiện diễn ra. Có hồ sơ theo dõi và ghi lại đầy đủ các bước diễn tiến trong quá trình tiếp xúc, thương thảo, có tổng hợp, đánh giá kết quả về nguyên nhân thành công, nguyên nhân thất bại trong quá trình chuyển giao công nghệ.

Hiện nay, có rất ít tổ chức trung gian, môi giới và làm dịch vụ tư vấn liên kết giữa người mua và người bán. Trong những năm qua, hoạt động dịch vụ trung gian hỗ trợ của các tổ chức dịch vụ trong giao dịch mua bán CN&TB hầu như không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nên diễn ra tình trạng mua bán công nghệ tự phát, không

hoạt động trên cơ sở luật pháp, không có địa điểm, địa chỉ cố định. Hầu hết các hợp đồng chuyển giao công nghệ, mua bán thiết bị thì người bán là các công ty nước ngoài, người mua là các doanh nghiệp trong nước. Rất nhiều doanh nghiệp phải tự lần mò tìm kiếm thông tin, tìm kiếm đối tác. Chính từ sự tự phát và thiếu hụt thông tin đã làm cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc chọn đối tác, thẩm định chất lượng và giá cả của công nghệ và thiết bị.

Chưa có tổ chức dịch vụ thẩm định, định giá công nghệ đủ năng lực. Hoạt động đánh giá và thẩm định công nghệ hầu như chưa triển khai, thiếu phương pháp luận và thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm. Lĩnh vực này chưa được các cấp, ngành quan tâm một cách đúng mức.

Việc theo dõi mua bán công nghệ thông qua chợ công nghệ tuy có nắm được nhưng các giai đoạn tiếp theo sau thì hầu như vẫn chưa được theo dõi, thống kê kết quả và hiệu quả thực của nó.

2.8 Công tác xây dựng tiềm lực thông tin công nghệ tại các tỉnh thành phía Nam:

2.8. 1Vai trò và sự cần thiết của thông tin công nghệ:

Thông tin công nghệ có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động của lĩnh vực khoa học công nghệ, đặc biệt là đối với cả bên cung lẫn bên cầu công nghệ.

Bên cung là các cán bộ nghiên cứu, các đơn vị khoa học: rất cần các thông tin, tri thức mới để chủ động trong công tác nghiên cứu, có cơ hội đào sâu và mở rộng kiến thức chuyên môn. Nghiên cứu khoa học ngày nay có xu thế liên ngành, càng ngày xu thế này càng thể hiện tính mạnh mẽ thông qua sự xuất hiện của hàng loạt các lĩnh vực khoa học mới. Điều này khiến cho nhà nghiên cứu phải tiếp xúc với rất nhiều nguồn thông tin khác nhau tại nhiều lĩnh vực khác nhau. Công việc của họ ngày càng trở nên

thông tin trực tuyến. Khi đó, nhà nghiên cứu sẽ phải đứng trước những câu hỏi như: giữa vô số những nguồn tin như thế, đâu là thông tin đáng tin cậy, thông tin nào là có giá trị và phù hợp với công việc của họ. Họ sẽ phải dành nhiều thời gian để xử lý thông tin, tổ chức và sử dụng chúng một cách hợp lý. Từ đó rõ ràng là cần phải có một cơ sở uy tín đóng vai trò lưu trữ và cung cấp thông tin công nghệ, cơ quan này có nhiệm vụ khai thác, phân tích, đánh giá, tổng hợp, và phân loại thông tin cung cấp theo nhóm ngành. Ngoài ra thông tin về nhu cầu công nghệ, xu hướng phát triển công nghệ cũng đóng vai trò định hướng nghiên cứu cho các nhà khoa học, cho nên mỗi khi chợ công nghệ được tổ chức tại địa phương nào thì thường là có kế hoạch triển khai khảo sát nhu cầu cải tiến, đổi mới công nghệ và thiết bị tại khu vực đó và cả các vùng lân cận.

Bên cầu là các doanh nghiệp có nhu cầu về công nghệ và thiết bị: ngoài các thông tin về các loại công nghệ và thiết bị chào bán, bên cầu cần có một tổ chức uy tín đóng vai trò tư vấn, giám định, đánh giá công nghệ để giúp họ có những đầu tư hợp lý khi quyết định đổi mới hoặc cải tiến công nghệ, từ đó giúp giảm chi phí trong sản xuất để gia tăng các giá trị lợi nhuận.

2.8.2 Tình hình hiện trạng về hoạt động thông tin công nghệ:

Về hoạt động thông tin công nghệ cho đến nay đã có những kênh thông tin như sau:

Chợ công nghệ trên mạng: giới thiệu thông tin về các công nghệ và thiết bị chào bán, tìm mua trực tuyến. Có ưu điểm là lượng thông tin nhiều, tra cứu nhanh, nhưng thời gian phản hồi từ nhà cung cấp chậm, không thể trao đổi trực tiếp ngay.

Chợ công nghệ thường xuyên: giới thiệu thông tin kết hợp với trưng bày, triển lãm các sản phẩm công nghệ và thiết bị. Ưu điểm là có cơ hội tiếp xúc, trao đổi trực tiếp giữa bên cung và bên cầu ngay, nhưng do diện tích có hạn nên số lượng trưng bày

không nhiều, chỉ có thể tập trung vào một vài lĩnh vực trọng điểm hoặc một vài sản phẩm tiêu biểu.

Chợ công nghệ định kỳ: cơ hội giới thiệu quảng bá rộng rãi, nhưng do tổ chức công phu, tốn kém, số lần chỉ có hạn, cho nên cũng chưa thể là một kênh tra cứu phục vụ thường xuyên cho doanh nghiệp.

Các tạp chí khoa học, tập sách, tài liệu giới thiệu về các công nghệ thiết bị và sản phẩm công nghệ và thiết bị chào bán. Có ưu điểm về khả năng lưu trữ nhiều thông tin, dễ tra cứu, nhưng mỗi khi cập nhật dữ liệu thì lại phải tái bản hoặc xuất bản tập tài liệu mới.

Hầu hết các tỉnh, thành nêu trên đều xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về công nghệ và thiết bị chào bán theo quy mô phạm vi bao quát nguồn tin, có chế độ cập nhật bổ sung và có các hình thức phục vụ cung cấp thông tin công nghệ ở địa phương do các Trung tâm Thông tin KH&CN tại địa phương quản lý. Tuy nhiên xét về cách làm còn mang tính tự phát. Thông tin công nghệ cập nhật chủ yếu là qua các kỳ tổ chức Techmart và qua các cuộc triển lãm, các Hội thi sáng tạo kỹ thuật tại địa phương. Ngoài ra còn cập nhật một số thông tin công nghệ từ các gói thông tin chia sẽ với các cơ quan hữu quan. Đặc biệt chưa có nhiều các thông tin công nghệ từ nước ngoài. Đơn cử như Trung tâm Thông tin – tư liệu thuộc Sở KH&CN TP. Cần Thơ là đơn tích cực xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về KH&CN phục vụ cho việc hình thành và phát triển sàn giao dịch công nghệ. Tại website: www.canthostnews.vn, trung tâm đã dành hẳn một chuyên mục Chợ công nghệ để giới thiệu các công nghệ mới trong và ngoài nước nhưng số công nghệ chưa nhiều, đặc biệt là công nghệ phục vụ sản xuất, chế biến lúa gạo và trồng cây ăn quả mà các doanh nghiệp và nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang cần.

Nhận xét đánh giá: về tổng quan thì tiềm lực thông tin công nghệ tại địa phương còn yếu, chưa có sự đầu tư xây dựng bài bản, có hệ thống. Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh hoạt động thống kê KH&CN, đánh giá công nghệ, kết nối được với các cơ sở dữ liệu thông tin công nghệ quốc gia và các địa phương trong cả nước.

2.9 Thực thi các cơ chế, chính sách ƣu đãi, hỗ trợ hiện hành đối với các đơn vị phía cung và phía cầu công nghệ:

Tại các địa phương đã hình thành các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về vay vốn đầu tư công nghệ, về thuế thu thập doanh nghiệp, về thuế đất và các hỗ trợ khác đã được triển khai thực hiện tới các đơn vị phía cung và phía cầu công nghệ theo đúng quy định của Nhà nước. Một số địa phương đã hình thành được:

Quỹ phát triển KH&CN.

Các chương trình hợp tác về KH&CN.

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ.

Tuy vậy, việc thực thi các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ hiện hành đối với các đơn vị phía cung và phía cầu công nghệ cũng đang gặp khó khăn như chính sách thuế, hỗ trợ vốn vay ưu đãi để đổi mới công nghệ, dịch vụ môi giới chưa đưa vào thực hiện được; cần phải có một số các giải pháp khả thi:

Hoàn thiện môi trường pháp lý cho phát triển thị trường công nghệ. Kích thích cung - cầu công nghệ.

Phát triển các loại hình dịch vụ môi giới nhằm xúc tiến mua bán công nghệ.

2.10 Về tạo lập các mối quan hệ phối hợp, hợp tác liên kết trong thực hiện chợ công nghệ cũng nhƣ thị trƣờng công nghệ tại các tỉnh thành phía Nam:

Hàng năm đa số các Sở KH&CN phía Nam đều tổ chức hỗ trợ các đơn vị khoa học đăng ký tham gia các kỳ chợ công nghệ (quốc gia, khu vực, chuyên đề), tham gia

triển lãm sản phẩm hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo,... nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ.

Mỗi năm một lần tổ chức chợ công nghệ thật sự là không thể đáp ứng nhu cầu công nghệ diễn ra hằng ngày của doanh nghiệp.

Mỗi địa phương tổ chức chợ công nghệ với các hình thức khác nhau thông thường tập trung vào cuối năm nhiều sự kiện dồn dập, nên sự phối kết hợp để nâng cao tính phục vụ cho các bên cung – cầu là rất thấp.

Tính chuyên nghiệp của chợ công nghệ địa phương còn thấp.

Các Sở KH&CN phía Nam có sự phối hợp với trường đại học tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp - khoa học nhằm kết nối cung cầu công nghệ. Nhìn chung các mối liên kết hợp tác này chưa được thường xuyên và mang lại hiệu quả cao.

Tổ chức hình thành các liên minh sản xuất. Việc liên kết nhà khoa học, doanh nghiệp đến người nông dân trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng và tiêu thụ trái thanh long của 14 liên minh sản xuất ở tỉnh Bình Thuận. Với các liên minh sản xuất mực ống xuất khẩu tại Bình Thuận, tư tưởng “đèn nhà ai nấy sáng” đã không còn. Được sự hỗ trợ của liên minh, bà con đã trang bị nhiều máy móc thiết bị như: máy tầm ngư, máy định vị, máy bộ đàm…, thành lập một tổ thường xuyên đi đánh bắt cùng nhau, thay phiên nhau vận chuyển mực vào bờ, cung cấp nguyên liệu, thông báo cho nhau vùng nhiều mực, hỗ trợ khi tàu thuyền bị hư hỏng, hướng dẫn kỹ thuật bảo sản hải sản không dùng hóa chất như phân urê, kháng sinh, mang lại giá trị cao,...

2.11 Công tác thông tin tuyên truyền quảng bá hoạt động chợ CN:

2.11.1 Vai trò và sự cần thiết của công tác truyền thông trong hoạt động chợ công nghệ:

Các phương tiện truyền thông phổ biến trong xã hội, bao gồm các hệ thống Internet, truyền thanh, truyền hình, báo chí, các loại tài liệu, brochure, áp phích, công văn, văn bản liên hệ, ... Khi tổ chức bất kỳ một sự kiện gì, kể cả Techmart, truyền thông đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó là cầu nối chuyển các thông điệp từ ban tổ chức đến cả hai đối tượng cung - cầu công nghệ, đồng thời phổ biến thông tin qua lại giữa hai bên.

2.11.2 Tình hình hiện trạng về công tác truyền thông trong hoạt động chợ công nghệ:

Trong công tác tổ chức chợ công nghệ hiện nay, kế hoạch truyền thông được áp dụng, tuy nhiên do kinh phí còn hạn hẹp cho nên mức độ đầu tư vẫn còn ở mức rất thấp, chỉ chiếm khoảng 0,001 đến 0,1% trên tổng kinh phí tổ chức nên vẫn chưa tạo được cú hích mạnh đến các đối tượng phía cầu là các doanh nghiệp có nhu cầu cần phải đầu tư đổi mới công nghệ.

Việc tạo lập thị trường KH&CN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, vì vậy Sở KH&CN các tỉnh, thành đã phối hợp với Bộ KH&CN cùng với các Sở, Ban, ngành khác của địa phương tổ chức tuyên truyền quảng bá hoạt động hỗ trợ kết nối giao dịch mua - bán, chuyển giao công nghệ và giới thiệu các công nghệ, cụ thể như:

Tăng cường tuyên truyền cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trên tập san thông tin KH&CN của tỉnh, Cổng thông tin của tỉnh và Sở KH&CN, trên Internet, đặc biệt xây dựng chợ công nghệ và thiết bị (ảo) trên Internet, tăng dung lượng, cũng như nâng cao chất lượng về thông tin “cung và cầu” công nghệ của các doanh nghiệp địa phương. Đây là những kênh thông tin quan trọng trong quan hệ tổ chức KH&CN - quản lý - doanh nghiệp - nhân dân để thúc đẩy sự phát triển thị trường công nghệ ở địa phương.

Giới thiệu các công nghệ tiên tiến, biểu dương các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân điển hình trong việc tham gia các kỳ chợ công nghệ tích cực và có hiệu quả. Từ đó khẳng định những đóng góp thiết thực, hiệu quả của chợ công nghệ đối với hoạt động KH&CN trong phạm vi cả nước. Kết quả đạt được rõ nét nhất qua các kỳ chợ công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học đã ngày càng gần gũi và gắn liền với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, và chợ công nghệ thực sự trở thành cầu nối mật thiết giữa 3 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học và nhà sản xuất. Qua các kỳ chợ công nghệ, các đơn vị có cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới đông đảo khách hàng, đồng thời có dịp giao lưu, tiếp xúc với các đơn vị nghiên cứu cùng lĩnh vực để học hỏi, hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm của đơn vị, hướng tới đích phục vụ thiết thực nhu cầu của cuộc sống.

Tuy có nhiều tích cực từ các nhà quản lý hoạt động KH&CN, các nhà tổ chức Chợ CN&TB nhưng công tác thông tin tuyên truyền quảng bá chỉ được làm dồn dập vào các đợt tổ chức chợ CN&TB định kỳ chưa mang tính thường xuyên liên tục. Việc liên kết với các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, tạp chí ngoài ngành

Một phần của tài liệu Biện pháp liên kết hoạt động của các chợ công nghệ nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ tại khu vực phía Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)