3. Kinh nghiệm của nƣớc ngoài về các Chợ công nghệ và sự liên kết các chợ
3.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Từ những năm 1990 một số tổ chức Chính phủ đã nắm bắt được công nghệ qua các hội chợ, các chợ công nghệ qua đó đã giúp cho những nhà sở hữu công nghệ và người mua, các nhà đầu tư gặp nhau được dễ dàng. Các sự kiện trên đã giúp cho những nhà sở hữu công nghệ, đặc biệt là các cá nhân và các công ty vừa và nhỏ tiếp cận được các nhà đầu tư, người mua mà không cần phải tạo ra mạng lưới của riêng họ.
Điểm yếu của hội chợ hoặc chợ công nghệ là chỉ tổ chức từ một đến hai lần trong năm, cơ hội gặp nhau giữa người mua và các nhà sở hữu công nghệ bị hạn chế, đồng thời lại không có hoạt động tiếp theo sau những sự kiện đó. Do đó, cần phải tạo ra một thị trường công nghệ hoạt động thường xuyên mà ở đó người mua và nhà sở hữu công nghệ gặp nhau thường xuyên và cần phải có hệ thống theo đuổi sau đó nhằm hỗ trợ trong đàm phán cũng như giải thích các điều khoản trong hợp đồng và những vấn đề liên quan đến pháp luật.
Chợ thương mại hóa công nghệ của Trung tâm chuyển giao công nghệ Hàn Quốc (KTTC) được hình thành và khởi động như là một phần của chương trình thương
mại hóa đó, nhằm bảo đảm các yêu cầu như vậy về môi trường mở cho người mua tìm kiếm công nghệ. Chợ thương mại hóa công nghệ được khép kín giữa các khâu: cung cấp công nghệ; kiểm tra (thẩm định) công nghệ và đầu tư công nghệ. Như vậy nguồn cung cấp công nghệ, người mua và các nhà đầu tư được kết nối với nhau tạo ra hiệu ứng hòa hợp.
Chợ thương mại hóa công nghệ trong thế kỷ 21 (TCM21) của Hàn Quốc là nơi, mà ở đó các nhà đầu tư, người bán và người mua công nghệ gặp nhau, do đó làm tăng cơ hội gắn kết với nhau. Bắt đầu từ tháng 8/2001, TCM21 được tổ chức thường xuyên 1 lần/tuần, phạm vi công nghệ trình diễn được mở rộng gồm các công nghệ của các viện, trường, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cũng như công nghệ của nước ngoài. Việc cung cấp thường xuyên cho thị trường sẽ giảm thời gian và những chi phí không cần thiết trong việc tìm kiếm đối tác và công nghệ tiềm năng cũng như tiến tới xây dựng hệ thống chuyển giao công nghệ với chi phí hiệu quả.
Từ năm 2000, KTTC được giao xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ từ các trường đại học, các viện nghiên cứu và các công ty. Chỉ sau 3 năm (đến tháng 12/2003) có khoảng 13.000 người đăng ký truy cập vào 900 trang thông tin có nội dung chuyên sâu về phân tích thị trường; về xu hướng thị trường trong 230 lĩnh vực công nghệ và gần 5.000 số liệu liên quan đều có thể được cung cấp. Cho đến nay số lượng trang thông tin về thị trường công nghệ và số người đăng ký truy cập đã tăng theo cấp số nhân.
Các Trung tâm chuyển giao công nghệ được thành lập tại các viện nghiên cứu, trường đại học của Hàn Quốc là nơi có nhiệm vụ giới thiệu và bán những công nghệ, thiết bị vừa hoàn chỉnh.
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHỢ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ PHÍA NAM, NHU CẦU LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHỢ CÔNG NGHỆ
Để hình thành và phát triển thị trường công nghệ, các hoạt động xúc tiến kết nối giao dịch, thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN, thúc đẩy nhanh chuyển giao công nghệ đã được triển khai, trong đó đáng kể nhất là Chợ công nghệ. Chợ công nghệ được tổ chức nhằm hỗ trợ và thúc đẩy giao dịch, mua bán công nghệ và thiết bị, thông qua việc cung cấp hạ tầng và dịch vụ cần thiết để người mua, người bán tiếp xúc, thỏa thuận và thực hiện giao dịch mua bán công nghệ một cách thuận lợi trong một thời gian và không gian nhất định. Ngoài ra, còn có các hoạt động giao dịch công nghệ thường xuyên và qua các Chợ công nghệ trên mạng Internet.
Hoạt động trên các thị trường công nghệ hiện nay đang hướng tới mục tiêu khai thác tối đa các hàng hóa công nghệ là thành quả KH&CN do các tổ chức KH&CN tạo ra và thúc đẩy lưu thông hàng hóa chất xám này trên thị trường công nghệ.
Theo đánh giá của Bộ KH&CN cũng như các địa phương trong cả nước, trong những năm qua hoạt động Chợ công nghệ là một trong những giải pháp có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả nhất để thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ. Tuy nhiên, cần đánh giá một cách khách quan, khoa học hiện trạng về tổ chức và hoạt động Chợ công nghệ đã thực hiện tại TP.Hồ Chí Minh và một số các tỉnh thành khu vực phía Nam để có cơ sở cho việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường công nghệ ở khu vực năng động này trong giai đoạn tiếp theo.
Trong phạm vi yêu cầu của nội dung luận văn đặt ra, tác giả đã lựa chọn phương pháp thu thập thông tin trên cơ sở những báo cáo hoạt động hàng quý, 6 tháng, cả năm
mà các Sở KH&CN phía Nam gửi về Cơ quan đại diện của Bộ KH&CN tại TP. Hồ Chí Minh (nay là Cục Công tác phía Nam – Bộ Khoa học và Công nghệ). Thực hiện trích lọc theo những tiêu chí có liên quan trực tiếp đến hiện trạng tổ chức và hoạt động Chợ công nghệ. Đối tượng thu thập thông tin, tập trung vào các cơ quan đầu mối quản lý KH&CN, cụ thể là Sở KH&CN các tỉnh, thành tiêu biểu của khu vực phía Nam, đã trực tiếp chủ trì tổ chức hoạt động Techmart tại địa phương và tham gia tích cực các kỳ Chợ công nghệ quy mô khu vực và quy mô quốc gia, cụ thể là các Sở KH&CN TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai, Đắc Lắc, Bình Dương, Lâm Đồng.
Bên cạnh đó, tác giả thực hiện việc điều tra khảo sát bên cung, bên cầu, nhà tổ chức tại các kỳ chợ Công nghệ quốc gia tổ chức tại Hà Nội vào tháng 9/2012 vừa qua về nhu cầu liên kết các loại hình của chợ nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ để có kết quả khách quan và hướng giải pháp. Tác giả thực hiện thêm việc phỏng vấn sâu các chuyên gia có kinh nghiệm trong nghiên cứu và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Chợ công nghệ về các giải pháp mà mình đưa ra để tìm kiếm sự phản biện, sửa chữa bổ sung.