8. Các chữ viết tắt trong luận văn
2.2.4. Các kiểu hướng dẫn HS giải quyết vấn đề
Dựa theo những cách mà nhà bác học thường dùng để giải quyết các vấn đề khoa
học kỹ thuật, có thể có những kiểu hướng dẫn HS giải quyết vấn đề sau: Hướng dẫn tìm tòi quy về kiến thức, phương pháp đã biết; hướng dẫn tìm tòi sáng tạo từng phần; hướng
dẫn tìm tòi sáng tạo khái quát.
Hướng dẫn tìm tòi quy về kiến thức, phương pháp đã biết.
Các định luật Vật lí rất đơn giản, nhưng biểu hiện của chúng trong thực tế lại rất phức
tạp. Các định luật Vật lí thường phát biểu lên các mối quan hệ trong điều kiện lí tưởng; hiện tượng chỉ bị chi phối bởi một nguyên nhân, nhưng hiện tượng thực tế thường lại bị chi phối
bởi nhiều nguyên nhân tác động đồng thời hoặc diễn biến nhanh theo nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có một nguyên nhân nhưng ta chỉ quan sát thấy giai đoạn cuối cùng.
Hướng dẫn tìm tòi quy về kiến thức, PP đã biết có nghĩa là thoạt mới tiếp xúc với vấn đề cần giải quyết, không thấy ngay mối quan hệ của nó với những cái đã biết, không thể
áp dụng ngay một quy tắc, một định luật hay một cách làm đã biết mà cần phải tìm tòi bằng PP phân tích, tổng hợp, so sánh để tìm ra những dấu hiệu tương tự với cái đã biết.
Kiểu hướng dẫn này thường gặp khi HS vận dụng kiến thức đã biết nhưng chưa có phương pháp, quy trình hữu hiệu. Có 3 trường hợp phổ biến sau đây:
-Hướng dẫn HS diễn đạt vấn đề cần giải quyết bằng ngôn ngữ Vật lí.
Nhiều khi ngôn ngữ sử dụng trong đời sống hằng ngày không giống như ngôn ngữ dùng trong các định luật, quy tắc VL. Nếu không chuyển được sang ngôn ngữ Vật lí thì không thể áp dụng được những định luật, quy tắc đã biết.
Hướng dẫn HS phân tích một hiện tượng Vật lí phức tạp bị chi phối bởi nhiều
nguyên nhân thành những hiện tượng đơn giản, chỉ bị chi phối bởi một nguyên nhân, một định luật đã biết.
-Hướng dẫn HS phân chia quá trình diễn biến của hiện tượng thành nhiều giai đoạn,
mỗi giai đoạn đó tuân theo một quy luật xác định đã biết. Ba kiểu hướng dẫn tìm tòi quy về kiến thức, phương pháp đã biết nêu trên có tác dụng rất tốt để chuẩn bị cho HS tìm tòi, sáng tạo, vì trước khi sáng tạo ra cái mới thông thường người ta phải sử dụng tất cả
những cái đã biết mà không thành công.
Hướng dẫn tìm tòi sáng tạo từng phần.
Kiểu hướng dẫn này thường được sử dụng khi nghiên cứu tài liệu mới, HS được
giao nhiệm vụ phát hiện những tính chất mới, những mối liên hệ có tính quy luật mà
trước đây HS chưa biết hoặc biết chưa đầy đủ.
Ở đây, không thể hoàn toàn chỉ sử dụng những kiến thức đã biết, không có con đường suy luận logic để suy từ cái đã biết sang cái chưa biết mà đòi hỏi sự sáng tạo thực
sự, một bước nhảy vọt trong nhận thức. Các nhà khoa học cho rằng: Trong tình hình này trực giác đóng vai trò quan trọng. Bằng trực giác (dựa trên kinh nghiệm và vốn hiểu
biết), nhà khoa học dự đoán một câu trả lời, một giải pháp cho vấn đề đặt ra rồi tìm cách kiểm tra tính đúng đắn của dự đoán đó bằng thực nghiệm. Rèn luyện trực giác khoa học cho HS là điều khó khăn, GV không thể chỉ ra cho HS con đường đi đến trực giác mà tự
HS phải thực hiện nhiều lần để có kinh nghiệm, không ai có thể làm thay được. Tuy
nhiên GV có thể tạo điều kiện thuận lợi cho HS tập dượt những bước nhảy đó, bằng
cách phân chia một bước nhảy vọt lớn trong khoa học thành những bước nhỏ nằm trong
vùng phát triển gần của HS. Sau khi được rèn luyện nhiều lần, HS sẽ tích lũy được kinh
nghiệm, có sự nhạy cảm phát hiện, đề xuất được giải pháp mới để vượt qua khó khăn. Thông thường, trong khi tìm tòi giải quyết một vấn đề mới, HS không phải là hoàn toàn bế tắc ngay từ đầu hoặc bế tắc trong toàn bộ tiến trình giải quyết vấn đề. Trong khi
lập luận để giải quyết vấn đề có nhiều phần sử dụng những kiến thức cũ, phương pháp
cũ thành công, chỉ đến phần nào đó mới bế tắc, đòi hỏi phải tìm cái mới thực sự.
Hướng dẫn tìm tòi sáng tạo khái quát.
Ở kiểu hướng dẫn này, GV chỉ hướng dẫn HS xây dựng phương hướng chung giải
quyết vấn đề, còn việc vạch kế hoạch chi tiết và thực hiện kế hoạch đó do HS tự làm. Kiểu hướng dẫn này đòi hỏi ở HS không những tính tự lực cao mà còn phải có vốn kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo vững vàng và có một số kinh nghiệm hoạt động sáng tạo. Nói
cách khác, kiểu hướng dẫn này áp dụng cho đối tượng HS khá và giỏi.
Trong điều kiện không tách HS khá giỏi ra thành một lớp riêng, GV vẫn có thể sử dụng
kiểu hướng dẫn này kết hợp với kiểu hướng dẫn tìm tòi sáng tạo từng phần, HS khá giỏi thì có thể tích cực tham gia ngay từ khi xác định phương hướng chung và lập kế hoạch tổng
thể, còn HS yếu hơn thì tham gia vào giải quyết từng phần cụ thể của kế hoạch đó.