8. Các chữ viết tắt trong luận văn
2.2. Phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lí ở trường THPT
Là PPDH chuyên biệt, theo một cấu trúc mà trong đó mọi hoạt động của GV đều hướng vào một mục đích là kích thích và hỗ trợ để HS tìm kiếm lời giải của bài toán, giữ nhiệm vụ trung tâm, chỉ đạo. Đó là xây dựng bài toán “tìm tòi” Ơristic. GV dạy cho
HS thói quen tìm tòi GQVĐ theo cách của các nhà khoa học. Cách xây dựng này đã lôi kéo HS tự giác tham gia vào giải quyết nhiệm vụ học tập của mình, phát huy hoạt động
nhận thức tự chủ, tích cực của bản thân. Bên cạnh đó, kiểu dạy học này còn giúp phát triển trí tuệ, năng lực của HS. Bài toán nhận thức có thể được xây dựng trên cơ sở một phương pháp dạy học cụ thể nào đó như diễn giảng, thuyết trình, thí nghiệm… Lúc đó các phương pháp này được gọi là diễn giảng nêu vấn đề, thí nghiệm nêu vấn đề…
“Dạy học giải quyết vấn đề có tác dụng phát huy hoạt động nhận thức thự chủ, tích
cực của học sinh, giúp cho học sinh chiếm lĩnh được các kiến thức khoa học sâu sắc,
vững chắc, vận dụng được, đồng thời đảm bảo sự phát triển trí tuệ, phát triển năng lực
sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập”.[6].
Ta có thể nhận biết và tiếp cận PPDH nêu vấn đề bằng 3 đặc trưng cơ bản của nó:
-GV đặt ra trước HS bài toán nhận thức (tình huống học tập) nhưng được cấu trúc
một cách sư phạm để tình huống đó trở thành tình huống có vấn đề đối với HS.
-HS có tiếp nhận tình huống đó để trở thành nhiệm vụ HT của mình hay không. Tức là lúc đó, trong HS xuất hiện trạng thái tâm lí đặc biệt, có nhu cầu bức bách muốn
giải quyết bằng được tình huống đó, bằng cách các em đề xuất được một số giả thuyết để giải bài toán nhận thức.
-Bằng cách tổ chức để HS tham gia giải bài toán nhận thức như vạch kế hoạch các bước tiến hành kiểm tra giả thuyết, khẳng định giả thuyết đúng… các em học được cả
kiến thức và cách giải bài toán, để có niềm vui sáng tạo.