7. Kết cấu đề tài
3.3. 3 Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Tăng cường tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để tận dụng sự hỗ trợ
DNVVN nên tham gia vào ít nhất một hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
để có được sự hỗ trợ nhất định từ phía hiệp hội, chẳng hạn như Hiệp hội các doanh nghiệp trẻ, Hiệp hội ngành nghề. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn xin vay vốn
ngân hàng nhưng không đủ tài sản đểđảm bảo khoản vay thì Hiệp hội doanh nghiệp có thể dùng uy tín của mình để bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn. Ngoài ra việc tham gia vào các hiệp hội, doanh nghiệp sẽ tận dụng được các cơ hội làm ăn giữa các doanh nghiệp trong hiệp hội, học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, kinh nghiệm quản lý của nhau.
79
- Tăng cường liên kết, hợp tác theo chiều dọc lẫn chiều ngang giữa các doanh nghiệp để tận dụng nguồn lực của nhau
Hiện nay, việc hợp tác giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ vẫn chưa được các doanh nghiệp quan tâm, các doanh nghiệp lớn chưa có chính sách tín dụng (tín dụng thương mại) hợp lý hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ cùng ngành. Chính vì vậy các DNVVN cần chủđộng hợp tác với các doanh nghiệp lớn cùng ngành với
mình để tận dụng những ưu thế sẵn có của doanh nghiệp lớn như nguồn vốn, quan hệ các đối tác trong và ngoài nước, kinh nghiệm quản lý điều hành, …. Từ đó sẽ tăng được thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp trên thịtrường.
Tăng cường liên kết giữa các DNVVN có mối quan hệ trong kinh doanh với
nhau cũng cần được các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa. Việc liên kết này sẽ giúp cho các doanh nghiệp tận dụng được các lợi thế, các nguồn lực, các kinh nghiệm lẫn
nhau để cùng nhau phát triển. Nếu việc liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp
được phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu sẽ là điều kiện thuận lợi cho các DNVVN phát huy vai trò của mình, tăng uy tín, tăng năng lực quản lý, tăng khả năng cạnh tranh từ đó có thể tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng nói chung và chi nhánh ACB – chi nhánh Trà Vinh nói riêng.
- Chú trọng đổi mới và hiện đại hóa công nghệ để tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao tăng trưởng doanh thu
Hiện nay các DNVVN, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ đang sử dụng công nghệ lạc hậu, chính vì vậy chi phí sản xuất tăng làm cho giá thành sản phẩm tăng từ đó sẽ mất ưu thế trong cạnh tranh về giá, mặc khác công nghệ lạc hậu cũng làm cho năng suất sản xuất thấp, sản phẩm chưa đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, việc đổi mới và hiện đại hóa công nghệ hiện đại không phải dễdàng đối với các DNVVN vì xuất phát từ hai nguyên nhân: thứ nhất, các DNVVN không đủ vốn để đầu tư; thứ
hai, các doanh nghiệp vẫn chưa thể đánh giá được tính hiệu quả của đầu tư, do đó
họ không dám mạo hiểm. Mặc dù vậy, muốn hay không thì các doanh nghiệp cũng
phải có những chiến lược đổi mới công nghệ hiện đại hơn để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu
80
dùng. Các DN có thể tìm hiểu các hình thức cho thuê tài chính ở các ngân hàng để
có thể tiếp cận trực tiếp công nghệ và vốn vay cùng một lúc để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Từđó doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng doanh thu và lợi nhuận đồng thời cũng giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng vào mở rộng sản xuất kinh doanh.
81
KẾT LUẬN
Trong thời gian vừa qua, Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Trà Vinh tuy mới thành lập và đi vào hoạt động nhưng cũng đã đạt được một số kết quả khả
quan. Mặc dù vây, tốc độ còn chậm chưa đáp ứng kịp nhu cầu vay vốn của các
DNVVN trên địa bàn tỉnh Trà Vinh – đây là một lượng lớn khách hàng tiềm năng
trong thời gian tới của ACB Trà Vinh, vì trên địa bàn tỉnh có số lượng lớn DN với
hơn 95% là DNVVN. Chính vì vậy, nên tác giảđã nghiên cứu đềtài này để sớm tìm
ra các nguyên nhân và điểm nút thắt giữa Ngân hàng và phía DNVVN để nhằm khắc phục và đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng mở rộng cho vay vốn khách hàng doanh nghiệp đồng thời góp phần hỗ trợ phát triển các DNVVN trên địa bàn tỉnh nhằm tạo ra chất lượng dịch vụ an sinh xã hội tốt hơn.
Trên cơ sở tập hợp các dữ liệu phân tích thống kê mô tảvà đánh giá thực trạng hoạt động cho vay của ngân hàng, nghiên cứu lý luận thực tiễn. Đềtài này đã hoàn thành các nội dung như sau:
Thứ nhất, Nghiên cứu những lý luận cơ bản vềDNVVN như: Khái niệm, đặc
điểm, vai trò, và tiêu chuẩn các DNVVN ở Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu những lý luận chung về khái niệm cho vay, phương thức cho vay, sự cần thiết về cho vay vốn đối với các DNVVN. Hệ thống hóa các lý luân về tiêu chí , điều kiện vay vốn của doanh nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định cho vay của ngân hàng đối với các DNVVN.
Thứ ba, nghiên cứu tình hình hoạt động về các DNVVN trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Từ đó, cho thấy số lượng, cơ cấu các DNVVN đã phát triển không ngừng,
đồng thời góp phần tạo ra giá trị sản phẩm cho an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Thứ tư, Luận văn cũng đã nêu lên các hình thức cho vay, huy động vốn, thực trạng cho vay của Ngân hàng ACB Trà Vinh trong giai đoạn 2012-2014. Luận văn cũng đã hệ thống hóa được các yếu tốảnh hưởng đến cho vay DNVVN và từđó rút ra được các kết quả và kinh nghiệm về xử lý các hình thức cho vay đối với DNVVN.
82
Trên cơ sở đó, tác giảcũng đã tìm ra các giải pháp và kiến nghị nhằm khuyến khích hỗ trợ quan hệ vay vốn giữa ngân hàng và các DNVVN trên địa bàn tỉnh. Các giải pháp được dựa trên các lý luận thực tiễn và phân tích số liệu cụ thể nên từđó
tác giả có thể đề xuất các giải pháp hữu ích và thực tiễn hơn. Đồng thời, tác giả cũng hy vọng rằng, luận văn này sẽ mang lại nhiều kết quả thực tiễn nhằm góp phần giải quyết các vấn đề khó khăn trong việc tìm nguồn vốn vay của các DNVVN trên
địa bàn tỉnh hiện nay. Từ đó, giải quyết được nhu cầu vay vốn ngân hàng của các DNVVN và nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng ACB Trà Vinh và các DNVVN nhằm góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân tỉnh Trà Vinh.
83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Võ Thành Danh, 2008. Khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp tư nhân ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số
367, 2008.
2. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Tín Dụng và Thẩm Định Tín Dụng Ngân Hàng. Nhà Xuất Bản Tài Chính, thành phố Hồ Chí Minh.
3.Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà Xuất Bản Thống Kê, Hà Nội.
4. Lê Văn Ninh, Nguyễn Văn Thắng, 2008. Quyết định vay vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí nghiên cứu kinh tế
số 365/2008.
5. Nguyễn Quốc Nghi, 2010. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Cần Thơ. Tạp chí ngân hàng số 23 tháng 12/2010.
6. Nguyễn Văn Tiến, 2009. Giáo trình ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
7. Trần Ngọc Thơ, 2005. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
8. Trương Quang Thông, 2010. “Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa một nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh”. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Trương Quang Thông, 2010. “Phân tích hiệu năng hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam”, Nhà xuất bản Phương Đông, Thành phố Hồ Chí Minh.
10. CTCP Chứng khoán Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng, 2014. Báo cáo ngành ngân hàng.
11. Ngân hàng nhà nước, 2001. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống Đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
84
12. Ngân hàng nhà nước, 2005. Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
13. Ngân hàng nhà nước, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
14. NHTMCP Á Châu chi nhánh Trà Vinh, 2011-2013. Báo cáo tài chính.
Nước ngoài
15. Boris Hofmann, 2001. The determinants of private sector credit in industrialised countries: do property prices matter?, BIS Working Papers No 108.
16. Gerti Shijaku, Irini Kalluci, 2013. Determinants of bank credit to the private sector: the case of Albania, Working Paper Bank of Albania.