Chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấ u

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh trà vinh (Trang 34)

7. Kết cấu đề tài

1.4.3 Chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấ u

Nợ quá hạn là các khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn

thanh toán đã được hai bên ký kết trong hợp đồng và không được gia hạn nợ. Khi một món nợ không được trả được vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợ gốc còn lại của Hợp

đồng tín dụng sẽđược chuyển thành nợ quá hạn. Nợ quá hạn Tỷ lệ Nợ quá hạn =

25

Nếu như chỉ tiêu Dư nợ phản ánh quy mô hoạt động cho vay của Ngân hàng mở rộng hay thu hẹp, thì chỉ tiêu Nợ quá hạn và Tỷ lệ Nợ quá hạn phản ánh chất

lượng của việc mở rộng hay thu hẹp là Tốt hay Xấu.

Theo quy định của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu chỉ được phép dưới 3%. Trong đó

bao gồm:

• Nợ xấu:

Theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007, Nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), Nợ nhóm 5 (Nợ có khảnăng mất vốn).

Nợ Xấu Tỷ lệ Nợ xấu =

∑ Dư nợ.

Tỷ lệ Nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ

chức tín dụng. Nợ xấu ở mức cao cho thấy khả năng quản lý, tổ chức, kiểm tra, giám sát còn yếu kém, khả năng thu hồi nợ giảm xuống, vì thế hiệu quả cho vay

cũng bị suy giảm.

• Nợ nhóm 2:

Việc theo dõi và quan tâm tới Nợ nhóm 2 cũng là một yêu cầu cấp thiết, giúp cảnh báo sớm những rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Nợ nhóm 2 là nhóm nợ cần chú ý, có thời gian quá hạn dưới 90 ngày hoặc đánh giá theo tỷ lệ tổn thất giá trị nợ gốc, mức độ suy giảm khả năng trả nợ, cần theo dõi phân tích những nguyên nhân làm

gia tăng nợ nhóm 2, để sớm có biện pháp xử lý, tránh rủi ro tổn thất cao cho Ngân hàng.

1.5 Những nhân tốảnh hưởng đến mở rộng cho vay DNVVN của Ngân hàng

Hiện nay, có rất nhiều nhân tốtác động tới việc phát triển hoạt động cho vay của các ngân hàng đối với các DNVVN. Các nhân tố này có thể từ phía ngân hàng hoặc từ bản thân các doanh nghiệp hoặc từmôi trường kinh tếvĩ mô.

26

1.5.1 Các nhân tố từ phía ngân hàng

Thứ nhất, chính sách tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của

ngân hàng đối với các DNVVN. Chính sách tín dụng bao gồm các quy định của ngân hàng về hạn mức cho vay tối đa với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, chính sách lãi suất, các hạn mức kiểm soát rủi ro tín dụng, chính sách ưu đãi khách

hàng, chính sách cạnh tranh… Chính sách tín dụng của ngân hàng thường thay đổi qua từng thời kì, phụ thuộc vào sự điều tiết vĩ mô của Ngân hàng Trung Ương

(NHTW) và khả năng, điều kiện của bản thân các ngân hàng. Khi chính sách tín dụng được nới lỏng, hạn mức cho vay tối đa với một khách hàng được mở rộng, kỳ

hạn của một khoản vay dài hơn, ngân hàng lại đang phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn nên chính sách ưu đãi khách hàng tốt, lãi suất phù hợp, hạn mức kiểm soát rủi ro không quá khắt khe…sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sử dụng vốn của ngân hàng. Tuy nhiên trong một sốtrường hợp, nền kinh tế lại phát triển quá nóng, NHTW muốn kiềm chế sự phát triển đó hoặc tình hình các doanh nghiệp hoạt động kém, ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng tín dụng… thì chính sách tín dụng sẽ bị thắt chặt hơn, gây khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp.

Thứ hai, một nhân tốkhác cũng ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các DNVVN là tâm lý phân biệt cho vay giữa doanh nghiệp lớn và DNVVN. Thực tế cho thấy rằng tỷ trọng cho vay các DNVVN tại các

ngân hàng thương mại cổ phần cao hơn so với các ngân hàng thương mại Nhà nước

trên cùng địa bàn. Tâm lý phân biệt cho vay giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ bắt nguồn từ nguyên nhân lo sợ rủi ro và chi phí giao dịch lớn của các ngân

hàng. Ngân hàng luôn đặt mục tiêu an toàn lên hàng đầu, coi trọng chất lượng hơn

số lượng, vì vậy ngân hàng luôn có tâm lý giữ mối quan hệ với một lượng nhỏ các doanh nghiệp lớn thay vì một số lượng lớn các DNVVN. Với lại cũng đã từng có những bài học về sự lừa đảo của các DNVVN gây tổn thất cho ngân hàng nên họ

luôn e ngại cho các đối tượng này vay. Mặc dù hiện nay đã có rất nhiều sựthay đổi trong cách nhìn nhận đối với các DNVVN song các NHTM Nhà nước vẫn chưa

27

rằng, nếu còn kéo dài tình trạng phân biệt giữa các doanh nghiệp lớn và các DNVVN thì sẽgây khó khăn rất lớn, cản trở hoạt động cho vay DNVVN, đồng thời

cũng cản trở sự phát triển của các DNVVN bởi loại hình doanh nghiệp nào khi bước

vào kinh doanh đều có thể gặp những rủi ro. Ngay cả các doanh nghiệp lớn, khi thực hiện hoạt động kinh doanh đều có thể xảy ra rủi ro và đặc biệt là nếu loại doanh nghiệp này mà xảy ra rủi ro thì tổn thất sẽ lớn hơn các DNVVN rất nhiều. Vì vậy chỉ cần các ngân hàng quan tâm hơn đến loại hình doanh nghiệp này, tổ chức kiểm tra thẩm định tốt thì việc cho vay DNVVN sẽ có thể được mở rộng và thu

được kết quả tốt.

Thứ ba là quy trình và thủ tục cho vay: Quy trình cho vay là trình tự các

bước cần thiết phải thực hiện trong quá trình cho vay được thực hiện giữa ngân hàng với doanh nghiệp, là tổng hoà các quy trình từ:

+ Xét duyệt cho vay (nhận và kiểm tra hồsơ vay vốn của khách hàng, thẩm

định cho vay, quyết định cho vay).

+ Quy trình phát tiền vay (hướng dẫn nhận hồ sơ phát tiền vay, xét duyệt phát tiền vay, thực hiện phát tiền vay).

+ Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay (xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay, thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, lập biên bản báo cáo kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay).

+ Quy trình thu hồi nợ vay (đôn đốc thu hồi nợ gốc và nợ lãi khi đến hạn, thực hiện thu nợ, chuyển nợ quá hạn, xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ).

Hiện nay, quy trình và thủ tục cho vay của nhiều ngân hàng chưa phù hợp với nhu cầu của các DNVVN. Hầu hết các ngân hàng đều áp dụng một quy trình

cho vay chung đối với các doanh nghiệp lớn và DNVVN, do vậy không phù hợp với bản thân các DNVVN. Thực tế cho thấy rằng lượng vốn của các DNVVN là khác với các doanh nghiệp lớn nên chu kỳ kinh doanh của hai loại hình doanh nghiệp này cũng khác nhau, do đó các quy trình phát tiền vay, kiểm tra sử dụng vốn vay và thu hồi nợ vay sẽ là khác nhau. Mặt khác thì quy trình cho vay hiện nay lại

28

gây khó khăn cho các DNVVN. Vì vậy, nếu thay đổi quy trình và thủ tục cho vay phù hợp sẽ tạo điều kiện cho các DNVVN tiếp cận được vốn ngân hàng và mở rộng hoạt động kinh doanh hơn. Từ đó hoạt động cho vay DNVVN của ngân hàng sẽ

càng phát triển hơn.

Thứ tư là trình độ, chất lượng nhân sự: Chất lượng nhân sự thể hiện ở trình

độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, kiến thức tổng hợp, trách nhiệm với công việc,

thái độ phục vụkhách hàng và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng là hình ảnh của ngân hàng, khách hàng đánh giá ngân hàng qua cách phục vụ

của cán bộ tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng có trách nhiệm, nhiệt tình với công việc,

quan tâm đến khách hàng, tạo sự tin tưởng, hài lòng cho khách hàng tức là tạo uy

tín cho ngân hàng cũng như sựưa thích của khách hàng với ngân hàng. Đây là nhân

tố quan trọng nhất để thu hút khách hàng tìm đến ngân hàng. Nếu như ngân hàng

chú trọng trong công tác đào tạo, nâng cao và tự nâng cao chất lượng nhân sự thì chắc chắn hoạt động cho vay DNVVN sẽ phát triển hơn nữa.

Thứ năm là các sản phẩm cho vay: Nếu ngân hàng phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ thuận tiện cho khách hàng DNVVN như đa dạng kì hạn vay vốn, có những hình thức cho vay phù hợp với chu kì kinh doanh của từng doanh nghiệp, đa

dạng các hình thức bảo đảm tiền vay, không nhất thiết phải có tài sản bảo đảm mà có thế dùng các hình thức khác như cho vay dựa trên dự án khả thi… thì chắc chắn các DNVVN sẽ nhận thấy được những lợi ích khi vay vốn ngân hàng và họ sẽ tìm

đến. Từđó, hoạt động cho vay DNVVN sẽ phát triển và đạt hiệu quả tốt hơn. Để có

được những sản phẩm cho vay phù hợp với các DNVVN thì các ngân hàng phải quan tâm và tìm hiểu kỹhơn vềđặc điểm của các DNVVN. Hiện nay các sản phẩm

cho vay chưa phù hợp với các DNVVN, chưa tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của các DNVVN bởi các ngân hàng chưa thực sựcó thái độ quan tâm phát triển khu vực cho vay này nên hoạt động cho vay DNVVN tại các ngân hàng chưa thực sự phát triển, vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với dư nợ cho vay các doanh nghiệp lớn.

29

1.5.2 Các nhân tố từ phía doanh nghiệp

Thứ nhất là tài sản thế chấp để vay vốn: Để có thể vay vốn từ phía ngân hàng, các cá nhân hay doanh nghiệp đều được ngân hàng yêu cầu phải có tài sản thế

chấp hoặc bảo lãnh của bên thứba, song đối với các DNVVN thì chủ yếu là tài sản thế chấp, hầu như không có trường hợp bảo lãnh của bên thứ ba,... Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rằng, đến hơn 60% DNVVN lại gặp khó khăn trong vấn đề tài sản thế

chấp để vay vốn ngân hàng, bởi tài sản thế chấp thì chủ yếu là đất đai mà các

DNVVN chủ yếu là đi thuê đất đai nên không dễ có dủcác điều kiện như các doanh

nghiệp lớn. Như vậy, để có thể tiếp cận được vốn của ngân hàng, các DNVVN cần phải hoàn thiện các thủ tục pháp lý về tài sản bảo đảm thì sẽ tiếp cận được với vốn vay của ngân hàng dễhơn.

Thứ hailà phương án sản xuất kinh doanh: Ngân hàng cho các khách hàng của mình vay trên cơ sở các cá nhân, doanh nghiệp đó phải trình ra các phương án

sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao cả về mặt kĩ thuật lẫn mặt tài chính, tức là

các phương án sản xuất kinh doanh đó phải chứng minh được tính hiệu quả và thành công thì mới được ngân hàng cho vay vốn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu doanh nghiệp mặc dù có ý tưởng kinh doanh tuyệt vời đến mấy nhưng không xây

dựng một phương án sản xuất kinh doanh khả thi thì cũng không được ngân hàng

đồng ý cho vay. Vì vậy nên các doanh nghiệp này cần phải học cách tự xây dựng cho mình những phương án sản xuất kinh doanh khảthi. Làm được như vậy thì khả năng các DNVVN tiếp cận vốn của ngân hàng sẽ cao hơn, hoạt động cho vay DNVVN sẽ phát triển hơn.

Thứ ba là hệ thống thông tin và sổ sách kế toán: Trước khi ra quyết định có cho vay hay không thì ngân hàng phải tiếp nhận nhận hồsơ vay vốn của khách hàng và tiến hành thẩm định hồsơ vay vốn xem có chính xác không, có đủđiều kiện vay vốn hay không. Trong quá trình đó, ngân hàng sẽxem xét các báo cáo tài chính để đưa ra những nhận định về tình hình hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong thời gian qua. Các báo cáo tài chính là điều kiện để ngân hàng xét duyệt cho vay, chính vì thế, các báo cáo tài chính của DNVVN phải đầy đủ, đúng đắn, đáng tin cậy với ngân hàng thì mới có khả năng được vay vốn. Phần lớn các

30

DNVVN hiện nay đều chưa thực sự xây dựng được một hệ thống sổ sách kế toán một cách khoa học do nhiều các nguyên nhân khác nhau từ phía các DNVVN như trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp, trình độ của các nhân viên kế toán… Đây cũng là một yếu tố gây cản trở vô cùng lớn đối với các DNVVN trong quá trình tiếp cận vốn ngân hàng. Nếu các DNVVN khắc phục được hạn chế này thì hoạt động cho vay DNVVN sẽđược mở rộng hơn.

1.5.3 Các nhân tố khác từ môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tếvĩ mô bao gồm những tác động chuyển biến của tình hình kinh tế chung trong từng lĩnh vực, từng ngành, từng địa phương, quốc gia; những biến đổi trong môi trường chính trị, môi trường pháp lý…Môi trường chính trị ổn

định, môi trường pháp lý đồng bộ, nhất quán, cơ sở chính sách mở rộng, các doanh nghiệp mới có thể tự do phát huy sáng tạo, tận dụng hết được các nguồn lực đểđáp ứng nhu cầu tối đa thị hiếu của khách hàng, từđó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn để doanh nghiệp có điều kiện vay vốn tại

ngân hàng. Ngược lại, một sựthay đổi bất lợi nào đó về thể chế, chính sách sẽ tác

động tới hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng (như hạn ngạch xuất nhập khẩu, chính sách kinh tế đối với từng

ngành, điều kiện kinh tế thế giới tác động đến Việt Nam…). Thực tế, trong từng thời kì khác nhau, Chính phủthường có những sựđiều chỉnh khác nhau về mặt kinh tế, chính trị xã hội gây tác động tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải nhanh nhạy nắm bắt các thời cơ kinh doanh trong

từng thời kì,…

1.6Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác và vùng lãnh thổ về phát triển

mở rộng cho vay đối với các DNVVN.

1.6.1 Kinh nghiệm từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả các nước có nền kinh tế phát triển mạnh, thì các DNVVN đều gặp phải nhiều khó khăn khác nhau trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là nguồn vốn vay Ngân hàng. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới đã xây dựng một hệ thống các quỹ hỗ trợ phát triển DNVVN dưới

31

nhiều hình thức và đặc điểm khác nhau thông qua hệ thống ngân hàng thương mại nhằm giúp đỡ các DNVVN cùng tháo gỡkhó khăn.

Tại Nhật Bản, các DNVVN của Nhật Bản, theo định nghĩa trong lĩnh vực sản xuất là doanh nghiệp có số vốn dưới 3 triệu USD, hoặc sốcông nhân ít hơn 300,

chiếm hơn 90% số công ty tại Nhật Bản, khoảng 70% số nhân công Nhật làm việc cho các công ty này, giá trị sản xuất chiếm một nửa tổng giá trị ngành sản xuất. Hoạt động của họ tập trung vào sản xuất hàng điện tử, kỷ thuật và hóa học. Một số

doanh nghiệp đã có thâm niên hoạt động vài thế kỷ.

Nhận rõ tầm quan trọng của các DNVVN đối với sự phát triển của nền kinh tế trong nước, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành thành lập Cục phát triển DNVVN, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành các chủtrương, chính sách, biện pháp về tài chính nhằm định hướng và hỗ trợ phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNVVN trong ngành công nghiệp nhẹ, tạp hóa, thực phẩm,… nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Trong suốt các thập kỷ qua, DNVVN Nhật Bản đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản nhờ sự năng động sang tạo và khả năng thích ứng nhanh của mình. Các DNVVN Nhật Bản đã

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh trà vinh (Trang 34)