2. Tên đề tà
2.3.2 Thí nghiệm về thẩm định phương pháp
2.3.2.1 Độ chọn lọc
Thí nghiệm 4: Đánh giá độ chọn lọc của kỹ thuật thêm chuẩn áp dụng trên phương
pháp quang phổ
a) Mục đích:
Đánh giá mức độ chọn lọc của kỹ thuật thêm chuẩn trên áp dụng trên phương pháp quang phổ.
b) Nội dung:
– Tạo các mẫu đơn thành phần cĩ hàm lượng biết trước (chọn Enrofloxacin để thực hiện thí nghiệm).
SVTH: Nguyễn Văn Khi & Lê Minh Vấn Trang:24
– Tạo mẫu đơn thành phần của chất cĩ khả năng gây nhiễu (chọn thành phần gây nhiễu là Norfloxacin).
– Tạo mẫu đa thành phần gồm Enrofloxacin và Norfloxacin cĩ hàm lượng Enrofloxacin biết trước tương tự trong mẫu đơn.
– Đo phổ của các mẫu trên và rút ra nhận xét.
2.3.2.2Độ đúng
Thí nghiệm 5: Đánh giá độ đúng của kỹ thuật thêm chuẩn trên phương pháp quang
phổ
a) Mục đích:
Đánh giá độ đúng của kỹ thuật thêm chuẩn trên phương pháp quang phổ dựa vào giá trị độ tìm lại Rc.
b) Nội dung:
– Chuẩn bị mẫu của một chất khảo sát cĩ hàm lượng biết trước (chọn Enrofloxacin) . – Tạo dãy mẫu thêm chuẩn và đo tín hiệu phân tích bằng máy quang phổ UV-Vis. – Xác định độ đúng của kết quả, yêu cầu đặt ra: 95% ≤ Rc ≤ 105%.
2.3.2.3Độ lặp lại
Thí nghiệm 6: Đánh giá độ lặp lại của kỹ thuật thêm chuẩn trên phương pháp quang
phổ
a) Mục đích:
Đánh giá độ lặp lại của kỹ thuật thêm chuẩn trên phương pháp quang phổ dựa trên độ lệch chuẩn tương đối RSD.
b) Nội dung:
Chuẩn bị các mẫu Enrofloxacin, Norfloxacin và Marbofloxacin cĩ hàm lượng biết trước.
Tạo dãy mẫu thêm chuẩn và đo tín hiệu phân tích trên máy quang phổ UV-Vis đối với các mẫu trên.
Lặp lại các thao tác thí nghiệm như trên 6 lần.
SVTH: Nguyễn Văn Khi & Lê Minh Vấn Trang:25
2.3.2.4 Độ tuyến tính
a) Mục đích:
Xác định độ tuyến tính của Abs và nồng độ đối với kỹ thuật thêm chuẩn áp dụng trên phương pháp quang phổ. Đánh giá dựa vào hệ số tương quan R và hàm số tương quann tuyến tính Abs = a.C + b.
b) Nội dung:
Dựa vào các kết quả của thí nghiệm 3, xác định khoảng tuyến tính của Enrofloxacin, Norfloxacin và Marbofloxacin. Khoảng tuyến tính phải thõa điều kiện R > 0,9990.
Tìm phương trình hồi quy tuyến tính của mỗi chất.
2.3.2.5Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng
a) Mục đích:
Xác định Giới hạn phát hiện (LOD) và Giới hạn định lượng (LOQ) của phương pháp.
b) Nội dung:
Dựa vào kết quả thí nghiệm 3 và thí nghiệm 6, tính tốn LOD và LOQ theo cơng thức đã nêu ở mục 1.5.3.6.