Phân tích về chi tiết về việc quản lý sử dụng vốn cố định, vốn lưu động ta có thể thấy được những mặt tích cực cũng như hạn chế của công ty trong năm qua trong sử dụng vốn kinh doanh. Tuy vậy để đánh giá chính xác hơn thì không thể không xem xét tới doanh thu và lợi nhuận do đồng vốn mang lại, ta nghiên cứu một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của công ty qua bảng 12.
BẢNG 12: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TM LONG LIỄU
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ %
1 Doanh thu thuần Đồng 45.954.666.996 50.142.463.889 4.187.796.893 9,11
2 Lợi nhuận sau thuế Đồng 78.461.285 89.300.044 10.838.759 13,81
3 Vốn kinh doanh bình quân Đồng 8.756.254.239 11.668.409.367 2.912.155.128 33,26 4 Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh=(1)/ (3) Vòng 5,25 4,3 -0,95 -18,1 5
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
thuần=(2)/(1)
% 0,17 0,17 0 0
6
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/VKD=(2)/ (3)
% 0,89 0,76 -0.13 -14,6%
Qua bảng 12 ta nhận thấy các vấn đề sau :
- Số vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh năm 2011 là 4,3 vòng, giảm 0,95 vòng so với năm 2010. Như vậy, ta có thể thấy năm 2011 một đồng vốn kinh doanh tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 4,3 đồng doanh thu thuần, trong khi năm 2010 là 5,25 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu thuần của công ty tăng mạnh so với quy mô vốn kinh doanh . Vòng quay vốn kinh doanh tăng đồng nghĩa với tốc độ thu hồi vốn kinh doanh của công ty tăng, có lợi cho công ty trong việc luân chuyển vốn và tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
- Để thấy rõ hơn về khả năng sinh lời của vốn kinh doanh, mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tiêu thụ sản phẩm, ta xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sau:
Từ phương trình trên ta thấy nguyên nhân của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh tăng 2,03 % là do tác động của hai yếu tố: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần và vòng quay vốn kinh doanh. Trong năm vừa qua vòng quay vốn kinh doanh tăng với tốc độ 22,84 % , tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần giảm 26,2%.
- Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu lại giảm so với năm 2010 là 3,94% với tốc độ giảm 45,29%. Năm 2011 tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu đạt 4,76% trong khi năm 2010 đạt 8,70%. Sở dĩ có sự giảm đi này là do lợi nhuận sau thuế giảm còn quy mô vốn chủ sở hữu tăng. Do trong năm công ty được bổ sung vốn chủ sở hữu để đầu tư tài chính dài hạn nên làm cho vốn chủ sở hữu tăng lên nhiều. Để chỉ rõ nguyên nhân tác động đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu chúng ta sử dụng phương pháp phân tích Dupont như phương trình sau:
Năm 2010: tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = 6,62 x 0,86 x 1,53 = 8,70 Năm 2011: tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = 6,10 x 0,57 x 1,37 = 4,76
Lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
Doanh thu thuần Vốn kinh doanh
= x
Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
Doanh thu thuần Vốn kinh doanh
= x
Vốn chủ sở hữu Vốn kinh doanh x
Nhìn vào phương trình trên ta thấy: so với năm 2010 thì năm 2011 tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần, vòng quay vốn kinh doanh và tỷ lệ vốn kinh doanh trên vốn chủ sở hữu đều giảm làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu giảm.
Như vậy, ta thấy rằng các chỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong năm qua giảm so với năm 2010. Tuy nhiên công ty vẫn thu được lợi nhuận, cơ cấu nguồn vốn với tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao. Đây là một sự khích lệ đối với công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty trong hoàn cảnh kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang gặp nhiều khó khăn.