8. Những chữ viết tắt trong đề tài
5.6. Kết quả thực nghiệm
Đề kiểm tra 1 tiết
I. Trắc nghiệm: (7đ)
Câu 1: Chọn phát biểu sai. Kim loại là môi trường dẫn điện do có các tính chất sau: A. Hạt tải điện là các hạt electron tự do
B. Hạt tải điện là các ion tự do
C. Điện trở suất tăng khi nhiệt độ tăng
D. Khi nhiệt độ không đổi dòng điện tuân theo ĐL Ôm
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây nói về chuyển động của một hạt tải điện trong chất điện phân là không đúng:
A. Khi dòng điện chạy qua bình điện phân thì chỉ có các electron đi về a-nôt còn ion
dương đi về ca-tôt.
B. Khi dòng điện chạy qua bình điện phân thì chỉ có các electron đi từ ca-tôt đến a- nôt.
C. Khi dòng điện chạy qua bình điện phân thì các ion âm và electron đi về a-nôt còn các ion dương đi về ca-tôt.
D. Khi dòng điện chạy qua bình điện phân thì các ion âm đi về a-nôt, còn các ion dương đi về ca-tôt.
61
Câu 3: Câu nào dưới đây nói về bản chất tia ca-tôt là đúng: A. Tia ca-tôt là chùm tia sáng phát ra từ ca-tôt bị đun nóng đỏ. B. Tia ca-tôt là các dòng ion âm phát ra từ ca-tôt.
C. Tia ca-tôt là dòng các electron phát ra từ ca-tôt bay trong chân không. D. Tia ca-tôt là dòng các ion dương bay đến ca-tôt.
Câu 4: Một sợi dây đồng có điện trở 37Ω ở 500C. Điện trở của dây đó ở t0C là 43Ω. Biết α = 0,004K-1. Nhiệt độ t0C có giá trị:
A. 250C B. 750C C. 900C D. 1000C
Câu 5: Chọn câu đúng:
A. Dòng điện trong đi-ốt chân không là dòng dịch chuyển có hướng của các electron bứt ra từ mặt ca-tôt bị đốt nóng.
B. Dòngđiện trong đi-ốt chân không tuân thoe ĐL Ôm. C. CĐDĐ trong đi-ôt chân không tăng lên khi HĐT tăng.
D. Chiều của dòng điện trong chân không tùy thuộc vào a-nôt được nối với cực dương hay âm của nguồn điện.
Câu 6: Tính chất nào sau đây không phải là của kim loại. A Tính dẫn điện tăng khi nhiệt độ tăng.
B Dòng điện đi qua gây ra tác dụng nhiệt. C Dòng điện tuân theo định luật Ôm. D Điện trở suất tăng khi nhiệt độ tăng.
Câu 7: Chọn câu đúng:
Hiện tượng phân li các phân tử hòa tan trong dung dịch điện phân A là kết quả của dòng điện chạy qua chất điện phân.
B là nguyên nhân duy nhất của sự xuất hiện dòng điện chạy qua chất điện phân. C là dòng điện trong chất điện phân.
D tạo ra các hạt tải điện trong chất điện phân.
Câu 8: Điện trở một dây sắt ở nhiệt độ t1 là R1, khi điện trở của dây là R2= 7,5R1 thì nhiệt độ dây sắt sẽ…? (biết hệ số nhiệt điện trở của sắt là 6,5.10-3).
A Tăng 1000C. B Giảm 1000C. C Giảm 10000C. D Tăng 10000C.
Câu 9: Hiện tượng điện phân được ứng dụng để: A hàn điện.
B điều chế hóa chất. C làm nhiệt kế nhiệt điện. D làm ống phóng điện tử.
62
Câu 10: Chọn câu trả lời đúng:
Đề xác định hệ số Fa-ra-đây ta cần biết A và n của chất khảo sát, đồng thời phải đo khối lượng của chất đó
A bám vào một điện cực và CĐDĐ.
B bám vào a-nôt và thời gian chạy qua chất điện phân của các ion dương. C bám vào a-nôt và thời gian chạy qua chất điện phân của các ion âm. D bám vào một điện cực và điện lượng chạy qua chất điện phân.
Câu 11: Để phân biệt môi trường dẫn điện có phải là chất điện phân hay không, ta có thể làm cách nào?
A Quan sát xem khi dòng điện chạy qua có hiện tượng điện phân hay không. B Quan sát xem âm cực có bị tan hay không.
C Quan sát xem có dòng các hạt ion chuyển dời có hướng hay không. D Quan sát xem cực dương có phát sáng không.
Câu 12: Hiệu điện thế đủ để phát sinh tia lửa điện trong không khí giữa hai điện cực khác nhau cách nhau 0,6m là 3.105V.Vậy hiệu điện thế giữa một đám mây mang điện ở độ cao 200m và một ngọn cây cao 10m là bao nhiêu? A 107V. B 108V.
C 106V. D 100V.
Câu 13: Một vật dẫn ở trạng thái siêu dẫn thì: A Nhiệt độ của nó bằng 00K.
B Dòng điện chạy qua nó bằng không. C Nhiệt lượng tỏa ra trên vật là lớn nhất. D Điện trở của nó bằng không.
Câu 14: Chất điện phân dẫn điện yếu hơn kim loại vì: A Vì chất lỏng dẫn điện yếu hơn chất rắn.
B Cần có thời gian để tách các ion ra khỏi muối của nó.
C các ion chuyển dời có hướng va chạm với nhau rất nhiều làm điện trở tăng lên. D mật độ ion trong chất điện phân nhỏ hơn mật độ electron tự do trong kim loại..
II.Tự luận: (3đ)
Câu 1: Một bình điện phân đựng dd AgNO3. Điện trở của bình điện phân là R= 2Ω. HĐT đặt vào hai cực U= 10V. Xác định lượng bạc bám vào cực âm sau 2h. Biết đối với bạc A= 108, n= 1. (1đ)
Câu 2: Ở nhiệt độ t1 = 250C, hiệu điện thế giữa hai cực của bóng đèn là U1 = 10(mV) và cường độ dòng điện chạy qua đèn là I1 = 4(mA). Khi sáng bình thường, hiệu điện thế giữa hai cực của đèn là U2 = 120(V) và cường độ dòng điện chạy qua đèn là I2 = 4(A). Tính nhiệt độ t của dây tóc đèn khi sáng bình thường ? Coi rằng điện trở suất của bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tỉ lệ bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở
3 1
4, 2.10 ( )
k
63
Câu 3: Để tách đồng ra khỏi một hỗn hợp rắn chứa 12 tạp chất khác người ta dùng thanh hỗn hợp này làm cực dương của bình điện phân đựng dung dịch CuSO4. Hiệu điện thế giữa hai cực là U = 6(V). Tính điện năng tiêu hao để xử lý 1 (kg) hỗn hợp ? (1đ) Đáp án : I.Trắc nghiệm: 1. B 2. B 3. C 4. C 5. A 6. A 7. D 8. D 9. B 10. D 11. A 12. B 13. D 14. D II.Tự luận: Câu 1:Giải: Tóm tắt: R= 2Ω ; U= 10V ; t= 2h mAg= ? Giải CĐDĐ qua bình: I= U/R = 5 A (0,25đ)
Công thức của ĐL Fa-ra-đây:
It n A F m 1. . = .5.7200 1 108 . 96500 1 (0,5đ) m ≈ 40,3 g. (0,25đ) Câu 2: Giải:
Điện trở của dây tóc bóng đèn ở t = 250C khi đã sáng bình thường ở nhiệt độ t1 = 250C : 1 0 1 0, 01 2,5 0, 004 U R I (0,25đ)
Điện trở của dây tóc đèn ở t0
C khi đã sáng bình thường : 2 2 120 30 4 U R I (0,25đ)
Do điện trở suất của bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tăng tỉ lệ bậc nhất nên :
01t t 0 R R01t t 0
3 0
302,5 1 4, 2.10 t25 t 2644 C (0,5đ)
64
Khối lượng đồng có trong thanh : (0,25đ)
Cu 100-12 m = m=0,88( ) 100 kg Định luật Faraday : 1 A 1 64 3 m= q 880= . 2654.10 F n 96500 2 q q (C ) (0,5đ)
Điện năng tiêu hao để xử lý 1 (kg) hỗn hợp :
W = qU = 2654.103.6 = 15923 (kJ) = 4,42 (kWh). (0,25đ)
5.6.4. Mức độ đánh giá (6 mức Bloom)
Mức độ
Biết Hiểu Vận dụng Phân tích Tổng hợp Đánh giá
Nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL
Bài 1: Dòng điện trong kim loại
1 2 1 1
0.5 1 0.5 1
Bài 2: Dòng điện trong chất điện phân. Định luật Faraday
2 1 1 1 1
1 0.5 0.5 1 1
Bài 3: Dòng điện trong chân không.
1 1 1
0.5 0.5 0.5
Bài 4: Dòng điện trong chất khí 1 1 1 0.5 0.5 0.5 TỔNG 5 5 4 2 1 2.5 2.5 2 2 1
5.6.5. Kết quả kiểm tra
Vì TTSP em được phân công dạy lớp 11theo chương trình cơ bản nên chưa có điều kiện áp dụng đề tài này vào thực tiễn giảng dạy, sau này khi về trường THPT em sẽ thực hiện thêm.
NHẬN XÉT, KẾT LUẬN ● Nhận xét, kết luận:
65 - Nghiên cứu vấn đề chủ yếu trong GD hiện nay.
- Nghiên cứu về PP tích cực hóa hoạt động học tập của HS trong DHVL. - Nghiên cứu một vài PPDH tích cực cần phát huy ở trường THPT hiện nay.
- Vận dụng thiết kế một số bài trong chương 3 Dòng điện trong các môi trường Vật lý 11 nâng cao theo tinh thần dạy học mới.
Bài 1: Dòng điện trong các môi trường
Bài 2: Dòng điện trong chất điện phân. Định luật Fa-ra-đây. Bài 3: Dòng điện trong chân không.
Bài 4: Dòng điện trong chất khí.
- Thiết kế đề KT theo tinh thần 6 bậc nhận thức của Bloom.
- Qua kết quả thực nghiệm sư phạm đã phần nào đánh giá được mức độ khả thi của đề tài: PP tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn HS tích cực, tự lực giải quyết vấn đề góp phần phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS, từ đó chất lượng dạy- học cũng tốt hơn đáp ứng các mục tiêu của GD trong thời kì đổi mới.
● Phƣơng hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài
- Đề tài này có tầm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông nên tôi sẽ tiếp tục đào sâu, nghiên cứu.
- ứng dụng đề tài này để DH trong một trường hoặc nhiều trường và có thể mở rộng cho toàn bộ chương trình Vật lý 11 NC.
- Nếu có cơ hội và điều kiện tôi sẽ tham gia lớp tập huấn để rèn luyện, nâng cao khả năng sư phạm và PP giảng dạy của bản thân; từ đó bổ sung hoàn thiện đề tài hơn.
● Các đề xuất
Để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học hiện nay, tôi đề nghị những nhà giáo dục, những người chịu trách nhiệm “trồng người”:
- Xác định rõ hơn vai trò của PPDH tích cực trong DHVL đề cập nhấn mạnh đến việc giảng dạy theo hướng “ Bồi dưỡng năng lưc tự học cho HS theo tinh thần áp dụng các PP nhận thức khoa học.
- Thay đổi dần quan điểm kiểm tra, đánh giá theo hướng nâng cao dần vai trò của PP nhận thức khoa học.
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lương Duyên Bình,…Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình SGK VL 11. Bộ GDĐT.NXB giáo dục. 2007.
[2] Đặng Mai Khanh, Bài giảng Tâm lí học XH và giao tiếp XH. ĐH Cần Thơ. 2002. [3] Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư,… VL 10 nâng cao. NXB giáo dục. 2006
[4] Nguyễn Thế Khôi, Nguyễn Phúc Thuần,…VL 11 nâng cao. NXB giáo dục.2007. [5] Nguyễn Trọng Sửu, Nguyễn Hải Châu,… Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK VL 12. Bộ GD- ĐT.2008.
[6] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học VL ở Trường THPT. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1999.
[7] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế. Phương pháp dạy học VL ở Trường THPT. NXB Đại học Sư phạm. 2002.
[8] Phạm Hữu Tòng. LLDH VL ở Trường THPT. NXB giáo dục. 2001.
[9] Phạm Hữu Tòng. Dạy học VL ở THPT theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học. NXB ĐH Sư phạm. 2004.
[10] Phạm Hữu Tòng. Hình thành kiến thức, kỹ năng phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của HS trong dạy học VL. NXB giáo dục. 1996.
[11] Trần Quốc Tuấn. Bài giảng Phân tích chương trình VL THPT. Đại học Cần Thơ. 2007.
[12] Trần Quốc Tuấn. Bồi dưỡng PPTN cho HS trong dạy học VL ở THPT. Bồi dưỡng GV THPT chu kỳ 3. ĐHCT. 2004.
[13] Trần Quốc Tuấn. Chuyên đề PPDH Vật lí NC. ĐH Cần Thơ. 2004.
[14] Phạm Quý Tư… Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình SGK VL 10 nâng cao. Bộ GD-ĐT. 2006.
[15] Hội nghị tập huấn Phương pháp dạy học Vật lí THPT, Bộ GD-ĐT. Hà Nội 10/2000. [16] Sách giáo khoa Vật lí 11 cơ bản và nâng cao (nhiều tác giả). NXB Giáo Dục.
67
Phụ lục
Các giáo án bài dạy thực nghiệm Sư phạm
Bài 2.DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN. ĐỊNH LUẬT FA-RA-ĐÂY I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được hiện tượng điện phân , bản chất dòng điện trong chất điện phân, phản ứng phụ trong hiện tượng điện phân, hiện tượng cực dương tan.
- Xây dựng và vận dụng định luật Fa-ra-đây.
- Hiểu nguyên tắc mạ điện, đúc điện tinh chế và điều chế kim loại. [9]
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng logic toán học để xây dựng công thức VL. - Rèn luyện kĩ năng quan sát TN, từ đó rút ra kết luận bài học. - Giải thích các ứng dụng cơ bản của hiện tượng điện phân.
- Vận dụng được các định luật Fa-ra-đây để giải các BT về hiện tượng điện phân. [11]
II. Chuẩn bị 1. Giáo viên
- Bộ dụng cụ TN về dòng điện trong chất điện phân, dụng cụ TN để thiết lập định luật Ôm khi có hiện tượng cực dương tan. ( nếu có điều kiện )
- Vẽ phóng to các hình 19.1,19.2, 19.3, 19.4, và bảng 19.1 SGK - Các kiến thức về sự phân li, dung dịch điện phân
- Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP Câu 1. Chọn phát biểu đúng:
A. Khi hòa tan axit, bazơ hoặc muối vào trong nước, tấc cả các phân tử của chúng đều bị phân li thành các ion.
B. Số cặp ion được tạo thành trong dung dịch điện phân không thay đổi theo nhiệt độ. C. Bình điện phân nào cũng có suất phản điện.
D. Khi có hiện tượng dương cực tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo ĐL Ôm.
Câu 2: Chọn đáp số đúng:
Đương lượng điện hóa của niken là k= 3.10-4
g/C. Khi một điện lượng 10C chạy qua bình điện phân có a-nôt bằng niken thì khối lượng niken bám vào ca-tôt là:
68
Câu 3: Câu nào dưới đây nói về bản chất dòng điện trong chất điện phân là đúng?
A. Là dòng electrong CĐ ngược hướng điện trường.
B. Là dòng chuyển động có hướng đồng thời của các ion dương theo chiều điện trường và dòng ion âm cùng với các electron ngược chiều điện trường.
C. Là dòng chuyển động có hướng đồng thời của các ion dương theo chiều điện trường và của các electron ngược chiều điện trường.
D. Là dòng chuyển động có hướng đồng thời của các ion dương theo chiều điện trường và dòng ngược chiều điện trường.
Câu 4: Một bình điện phân chứa dd muối niken với hai điện cực bằng niken. Đương lượng điện hóa của niken là k= 0,3 g/C. Khi cho dòng điện cường độ I= 5A chạy qua bình trong 1h thì khối lượng m của niken bám vào ca-tôt bằng bao nhiêu?
A. 5,4 g B. 5,4 mg C. 1,5 g D. 5.4 kg
Câu 5: Do những nguyên nhân gì mà độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng?
A. chuyển động nhiệt của các phân tử tăng làm khả năng phân ly thành ion tăng do va chạm
B. độ nhớt của dung dịch giảm làm các ion chuyển động dễ dàng hơn
C. chuyển động nhiệt của các phân tử ở điện cực tăng lên vì thế tác dụng mạnh lên dung dịch
D. cả A và B
Câu 6: Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của: A. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường
B. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, electron tự do ngược chiều điện trường
C. các electron ngược chiều điện trường, lỗ trống theo chiều điện trường D. các ion và electron trong điện trường
Câu 7: Đương lượng điện hóa là đại lượng có biểu thức:
A. m/Q B. A/n C. F D. 1/F
Câu 8. Trong dung dịch điện phân, các hạt tải điện được tạo thành do A. các electron bứt ra khỏi nguyên tử trung hòa.
B. sự phân li các phân tử thành ion. C. các nguyên tử nhận thêm electron. D. sự tái hợp các ion thành phân tử.
Câu 9. Cho dòng điện có cường độ 2 A chạy qua bình điện phân đựng dung dịch muối đồng có cực dương bằng đồng trong 1 giờ 4 phút 20 giây. Khối lượng đồng bám vào cực âm là
69
A. 2,65 g. B. 6,25 g C. 2,56 g. D. 5,62 g.