Cấu trúc của giáo án soạn theo các hoạt động học tập

Một phần của tài liệu bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học khi giảng dạy chương 3 dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 nâng cao theo tinh thần áp dụng ppnt vật lý (Trang 50)

8. Những chữ viết tắt trong đề tài

4.2.2.Cấu trúc của giáo án soạn theo các hoạt động học tập

a/ Mục tiêu: kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Đảm bảo cho HS nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản. - Đảm bảo cho HS nắm vững hệ thống kỹ năng cơ bản. - Phát triển trí tuệ HS trong quá trình DH.

- Giáo dục kĩ thuật tồng hợp trong quá trình dạy học. - Giáo dục thế giới quan trong dạy học.

b/ Chuẩn bị (thiết bị dạy học, phiếu học tập, các PPDH): GV, HS, Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại

c/ Tổ chức các hoạt động học tập

Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

Tái hiện kiến thức trả lời câu hỏi của GV. - Nhận x t câu trả lời của bạn.

Đặt vấn đề, nêu câu hỏi.

- Gợi ý cách trả lời, nhận x t đánh giá.

Hoạt động 2: Tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

Quan sát, theo dõi GV đặt vấn đề. - Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Tạo tình huống học tập. - Trao nhiệm vụ học tập.

Hoạt động 3: Thu thập thông tin

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

48 Đọc và tìm hiểu một số vấn đề trong SGK. Tìm hiều bảng số liệu.

Quan sát hiện tượng tự nhiên hoặc trong thí nghiệm.

- Làm thí nghiệm, lấy số liệu…

Yêu cầu HS hoạt động.

Giới thiệu nội dung tóm tắt, tài liệu cần tìm hiểu.

Giảng sơ lược nếu cần thiết. Làm thí nghiệm biểu diễn. Giới thiệu, hướng dẫn cách làm thí nghiệm, lấy số liệu.

- Chủ động về thời gian.

Hoạt động 4: Xử lí thông tin

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

Thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân. Tìm hiểu các thông tin liên quan.

Lập bảng, vẽ đồ thị… nhận x t về tính quy luật của hiện tượng.

Trả lời các câu hỏi của GV.

Tranh luận với bạn bè trong nhóm hoặc trong lớp…

- Rút ra nhận x t hay kết luận từ những thông tin thu được.

Đánh giá nhận x t, kết luận của HS. Đàm thoại gợi mở, chất vấn HS. Hướng dẫn HS cách lập bảng, vẽ đồ thị và rút ra nhận x t, kết luận. Tổ chức trao đổi trong nhóm, lớp. Tổ chức hợp thức hóa kết luận. - Hợp thức về thời gian. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động 5: Truyền đạt thông tin

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

Trả lời câu hỏi. Giải thich các vấn đề.

Trình bày ý kiến, nhận x t, kết luận. - Báo cáo kết quả.

Gợi ý hệ thống câu hỏi, cách trình bày vấn đề.

Gợi ý nhận x t, kết luận bằng lời hoặc bằng hình vẽ.

- Hướng dẫn mẫu báo cáo.

Hoạt động 6: Củng cố bài giảng

49 Trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Vận dụng vào thực tiễn.

Ghi ch p những kết luận cơ bản. - Giải bài tập.

Nêu câu hỏi, tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm.

Hướng dẫn trả lời. Ra bài tập vận dụng.

- Đánh giá nhận x t giờ dạy.

Hoạt động 7: Hướng dẫn học tập ở nhà

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

Ghi câu hỏi, bài tập về nhà. - Ghi những chuẩn bị cho bài sau.

Nêu câu hỏi, bài tập về nhà.

- Dặn dò, yêu cầu HS chuẩn bị cho bài sau.

1.5.2. Cấu trúc của giáo án soạn theo các hoạt động học tập Tên bài: ...

... Tiết:... theo phân phối chương trình. A. Mục tiêu (chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ)

1. Kiến thức. 2. Kĩ năng. 3. Thái độ.

B. Chuẩn bị (thiết bị dạy học, phiếu học tập,các phương tiện dạy học…) 1. Giáo viên.

2. Học sinh.

3. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện DH hiện đại. C. Tổ chức các hoạt động học tập

Hoạt động 1 (…phút): Kiểm tra bài cũ (nếu cần) Hoạt động 2 (…phút): Đơn vị, kiến thức, kĩ năng 1 Hoạt động 3 (…phút): Đơn vị, kiến thức, kĩ năng 2 Hoạt động i (…phút): Đơn vị, kiến thức, kĩ năng k Hoạt động n-1 (…phút): Vận dụng, củng cố

50 Hoạt động n (…phút): Hướng dẫn về nhà D. Rút kinh nghiệm

d/ Rút kinh nghiệm: Ghi những nhận x t của giáo viên sau khi dạy xong

4.3. Thiết kế bài học Vật lí

4.3.1. Các bƣớc thiết kế bài học Vật lí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác định mục tiêu bài dạy học.

- Lựa chọn kiến thức cơ bản, cấu trúc kiến thức cơ bản theo định hướng thích hợp. - Tạo nhu cầu hứng thú nhận thức.

- Tổ chức các hoạt động dạy học, xác định các hình thức tổ chức dạy học. - Xác định các PPDH.

- Xác định hình thức củng cố và vận dụng kiến thức mà HS vừa tiếp nhận, giao nhiệm vụ về nhà.[4,tr 91]

Mỗi bước có các kĩ thuật thực hiện nhất định theo quan điểm dạy học đề cao vai trò chủ thể nhận thức của HS.

4.3.2. Mục tiêu bài học Vật lí

Việc xác định mục tiêu phải theo ác quy tắc sau:

- Mục tiêu phải phản ánh được mục tiêu giáo dục của nhà trường Việt Nam nói chung, mục tiêu của chương trình Vật lí ở các cấp học, lớp học nói riêng.

- Mục tiêu phải phù hợp với lí luận dạy học hiện đại, cụ thể hóa vào bài dạy các nguyên lí, quan điểm, nguyên tắc, tư tưởng về PPDH và giáo dục nói chung.

- Mục tiêu phải định rõ các công việc và mức độ hoàn thành của HS. [1, tr92]

Trong dạy học hướng vào HS, thông thường mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, HS đạt được cái gì.[4,tr 92]

Mục tiêu là cái đích của bài học cần đạt tới một cách cụ thể. Mỗi mục tiêu cụ thể được diễn đạt bằng một động từ để xác định rõ mức độ của HS phải đạt bằng hành động. Để viết mục tiêu cụ thể nên dung các động từ như: phân tích, so sánh, lien hệ, tổng hợp, chứng minh đo đạt, tính toán, quan sát, lập được, vẽ được, thu thập, áp dụng,… không dùng các động từ chung chung không đo đạt được như các động từ “nắm được”, “hiểu rõ”…

4.3.3. Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài học Vật lí

Căn cứ để chọn kiến thức cơ bản:

Căn cứ để chọn kiến thức cơ bản của Vật lí THPT đã được quy định rõ trong chương trình môn vật lí THPT và được thể hiện cụ thể ở SGK vật lí. Vấn đề là GV cần phải nắm vững nội dung từng chương trình và SGK. Ngoài việc nắm vững nội dung từng chương, từng bài, GV phải có cái nhìn khái quát chung toàn bộ chương trình và mối liên hệ “móc xích” giữa chúng để thấy tấc cả các mối liên quan và sự kế tiếp. Do đó mới xác định đúng đắn những vấn đề, khái niệm… cần giảng kĩ, cần đi sâu, cần bổ sung vào hoặ giảm bớt.

Để lựa chọn kiến thức cơ bản của bài dạy học vật lí phổ thông, có thể sử dụng một PP thoe quy trình các bước sau đây:

51

- Xác định các nội dung chủ yếu của bài, của từng phần trong bài (“khoanh vùng” kiến thức cơ bản).

- Chọn lọc các nội dung chủ yếu (trong phạm vi “khoanh vùng”) những khái niệm, định luật, thuyết,…, các sự vật, hiện tượng vật lí tiêu biểu.[1,tr 31]

4.3.4. Tổ chức các hoạt động dạy Vật lý

a) Tạo nhu cầu, hứng thú, nhận thức:

Tạo nhu cầu, hứng thú nhận thức không chỉ được thực hiện ngay lúc mới vào bài, mà còn phải k o dài trong suốt cả tiết học.

Khi bắt đầu vào bài mới, GV cần có sự định hướng nội dung học tập cho HS. Việc định hướng đó sẽ có hiệu quả cao hơn, nếu như tạo được hứng thú học tập của HS.

Các định hướng và tạo nhu cầu học tập trước mỗi chục của bài cũng tương tự trên. Do các mục kế tiếp nhau, nếu GV vừa tiểu kết mục trước, vứa đồng thời chuyển tiếp sang mục sau một cách thích hợp.

b) Xác định các hình thức tổ chức dạy học

Tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung, PPDH, điều kiện và PTDH, đối tượng HS, GV xác định hình thức dạy học thích hợp. Trong bài lên lớp tài liệu mới, có thể căn cứ trước hết vào nội dung dạy học để chọn hình thức học cá nhân, nhóm, lớp.

Đối với những nội dung thích hợp, vừa sức, GV có thể tổ chức cho HS học cá nhân với SGK để nắm kiến thức bài học.

Đối với những nội dung dễ gây ra nhiều ý kiến khác nhau, có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.

Đối với những nội dung mà HS không có khả năng tự học và mất thời gian, nên tổ chức cho HS học theo lớp. Học theo lớp chỉ nên tổ chức trong một thời gian ngắn, vào những lúc thích hợp, cần thiết của lớp học, vì đây là hình thức dạy học ít phát huy tính tích cực học tập của HS.

Các hình thức dạy học cần được phối hợp chặt chẽ với nahu trong một tiết lên lớp, làm cho hình thức hoạt động nhận thức của HS đa dạng và các em vừa được học thầy, được học bạn, vừa có sự nổ lực cá nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c) Xác định các PPDH

Để xác định các PP dạy một bài ta thường dựa vào các căn cứ sau:

- Mục tiêu dạy học: mục tiêu dạy học thường đươc thực hiện bằng một (hay một PPDH) thích hợp.

- Nội dung dạy học: X t về phương diện triết học, PP là hình thức tự vận động bên trong của nội dung. Do đó, không có một PPDH nào thích hợp với tấc cả nội dung DH, mỗi PPDH chỉ thích ứng với một số nội dung nhất định.

- Các giai đoạn của một tiến trình nhận thức khoa học: tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, vận dụng thông tin. Mỗi giai đoạn tương ứng với một PPDH nhất định.

- Đối tượng HS: Cần biết HS đã đạt đến trình độ nào về kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, đăc điểm tâm sinh lý, các thói quen học tập và vốn kiến thức thực tế tích luỹ được qua cuộc sống ra sao. Từ đó dự kiến các PPDH thích hợp, khiêu gợi tính tích cực hoạt động của HS trên cơ sở phát huy năng lực và phẩm chất của cá nhân các em.

52

- Những điều kiện vật chất của dạy học như: đặc điểm, tài liệu, số lượng HS, phương tiện và TBDH, điều kiện vật chất khác,.. cũng có tác động rất quan trọng tới việc lựa chọn PPDH.

- Ngoài ra năng lực, thói quen, kinh nghiệm của GV về DH cũng cần xem x t đến khi lựa chọn PPDH. Bởi vì PPDH ngoài tính chặt chẽ của hoạt động học đòi hỏi phải tuân thủ một số nguyên tắc, quy tắc còn mang nặng tính trực giác của hoạt động dạy chi phối bởi tính chủ quan, kinh nghiệm của người sử dụng nó.

4.3.5. Tổ chức các hoạt động học Vật lý

a) Đối với bài trên lớp nghiên cứu kiến thức mới, hoạt động dạy thường tổ chức theo 3 kiểu:

- Kiểu 1: Giao nhiệm vụ cho cả lớp, cá nhân thực hiện độc lập, sản phẩm giống nhau. - Kiểu 2: Nhiệm vụ thống nhất cho cả lớp, thức hiện công việc theo nhóm, sản phẩm giống nhau.

- Kiểu 3: Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ, sau đó lắp ráp kết quả các nhóm thành sản phẩm chung duy nhất cho cả lớp.

b) Các yêu cầu đối với việc tổ chức hoạt động học tập

- Dựa vào mục tiêu bài học phân chia bài học thành các hoạt động hoc tập, mỗi mục tiêu cụ thể cụ thể của bài học có thể gồm một hoặc một số hoạt động.

- Mỗi hoạt cần đề ra mục tiêu cụ thể, chi tiết hơn.

- Tiến trình tổ chức các hoạt động phải phù hợp với logic của bài học và tiến trình xây dựng kiến thức mới.

- Hoạt động học tập phải có tác dụng phát huy đến mức cao nhất tính chủ động, sáng tạo của HS và thu hút được sự tham gia của tất cả HS trong nhóm hoặc trong lớp.

4.3.6. Xác định hình thức củng cố, đánh giá và tập trung các kiến thức mà HS vừa tiếp nhận vừa tiếp nhận

a) Tóm tắt ý chính của bài , nhắc nhở HS cần học bài ở nhà và giao cho các em mộ hoặc một số bài tập về nhà. Hình thức này không mang lại hiệu quả mong muốn, vì vào cuối giờ sự ập trung chú ý của HS không còn như giữa tiết. Mặt khác hình thức củng cố như vậy về buộc HS ghi nhớ, thậm chí trong nhiều trường hợp là ghi nhớ máy móc những kiến thức đã học.

b) Việc củng cố và đánh giá cuối bài học để xem mục tiêu của bài học có đạt được không? Đạt ở mức độ nào? Việc đánh giá có thể tiến hành vào cuối tiết học hiện tại hoặc ở giờ học sau vào lúc đầu giờ sau, vào lúc đầu gờ, giữa giờ hay cuối giờ.

c) Nhiều kinh nghiệm cho rằng, hình thức củng cố giúp HS tiếp tục suy nghĩ về tri thức vừa học ngay vào lúc tiết học sắp kết thúc và áp dụng tri thức đó vào các tình huống quen thuộc có nhiều tác dụng tích cực đối với việc nắm và xử lý thông tin. Cả HS còn bao hàm cả đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng củng cố trong tiết học. Vậy phải có PP thích hợp để vừa tái hiện lại kiến thức, vứa có thể đánh giá mức độ nắm vững bài học của HS. Cách làm có thể giúp đạt được mục tiêu đó là GV đặt ra cho HS các câu hỏi, bài tập nhỏ, đòi hỏi HS phải quay ngược trở lại với các kiến thức trong bài để hỏi sâu them hoặc áp dụng nó vào trong các hiện tượng xảy ra trong thực tế.

d) Việc củng cố và đánh giá sua khi học bài cũng nhằm vào những kiến thức cơ bản trọng tâm, trọng điểm của bài. Vì vậy các câu hỏi, bài tập củng cố cũng được xây dựng

53

bám sát vào các nội dung đó, nhằm giúp HS nắm vững và vận dụng chúng trong các tình huống mới hoặ quen thuộc.

4.4 Thiết kế giáo án một số bài học trong Chƣơng 3. Dòng điện trong các môi trƣờng, SGK Vật lí 11 Nâng cao

Bài 1: Dòng điện trong kim loại.

Bài 2: Dòng điện trong chất điện phân. Định luật Fa-ra-đây  Bài 3: Dòng điện trong chân không.

Bài 4: Dòng điện trong chất khí

Bài 1. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI I. MỤC TIÊU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Kiến thức

+ Nêu được tính chất điện chung của các kim loại, sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ.

+ Giải thích được một cách định tính các tính chất điện chung của kim loại dựa trên thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại.

2. Kỹ năng

+ Nêu được nội dung chính của thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại và công thức tính điện trở suất của kim loại. Nêu được cấp độ lớn của các đại lượng đã nói đến trong thuyết này.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên:

+ Chuẩn bị thí nghiệm đã mô tả trong sgk. + Chuẩn bị thí nghiệm về cặp nhiệt điện.

2.Học sinh :

Ôn lại:

+ Phần nói về tính dẫn điện của kim loại trong sgk lớp 9. + Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm.

PHIẾU HỌC TẬP Câu 1: Câu nào sai?

A. Hạt tải điện trong kim loại là electon tự do.

B. Dòng điện trong KL tuân theo ĐL Ôm nếu nhiệt độ trong KL được giữ không đổi. C. Hạt tải điện trong KL là ion.

D. Dòng điện chạy qua dây dẫn KL gây ra tác dụng nhiệt.

Câu 2: Câu nào đúng?

Khi nhiệt độ của dây KL tăng, điện trở của nó sẽ: A. Tăng lên.

54 C. Không thay đổi.

D. Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó giảm dần.

Câu 3: Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của thanh kim loại tăng do A. Chuyển động vì nhiệt của các electron tăng lên.

B. Chuyển động định hướng của các electron tăng lên. C. Biên độ dao động của ion quanh nút mạng tăng lên. D. Biên độ dao động của ion quanh nút mạng giảm đi.

Câu 4: Một sợi dây đồng có điện trở 74 ở 500C. Điện trở của sợi dây ở 1000C là bao

Một phần của tài liệu bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học khi giảng dạy chương 3 dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 nâng cao theo tinh thần áp dụng ppnt vật lý (Trang 50)