Vai trò của GD trong việc hình thành các năng lực

Một phần của tài liệu bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học khi giảng dạy chương 3 dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 nâng cao theo tinh thần áp dụng ppnt vật lý (Trang 29)

8. Những chữ viết tắt trong đề tài

2.3.4.Vai trò của GD trong việc hình thành các năng lực

27

Giáo dục là một loại hoạt động chuyên môn cùa xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người (trong đó có năng lực) theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

Sự hình thành và phát triển năng lực của HS lại phải thông qua chính hoạt động của HS trong mối quan hệ với cộng đồng.Bởi vậy, nhà trường của hiện tại phải là nhà trường hoạt động, lấy hoạt động của HS làm động lực chính để đạt được mục đích đào tạo. CHỉ có dạy học trong nhà trường mới có khả năng tạo ra những loại hoạt động đa dạng, phong phú, cần thiết, tạo điều kiện phát triển những năng lực khác nhau ở trẻ em, phù hợp với năng khiếu bẩm sinh của họ và yue6 cầu xã hội. Tất nhiên, không phải là nhà trường đóng cửa lại mà dạy, trái lại chính nhà trường còn phải tạo điều kiện để mỗi cá nhân HS giao lưu với các thành viên khác trong nhà trường cũng như ngoài xã hội.

Chính trong dạy học có thể lựa chọn kỹ lưỡng những hình thức hoạt động, có sự định hướng chính xác, giúp HS sớm có ý thức được những yêu cầu của xã hội với hoạt động của mỗi người trong những lĩnh vực khác nhau. Nhà trường cũng tích lũy được những phương pháp tổ chức hoạt động học tập của HS có hiệu quả cao, tránh được sự mò mẫm của mỗi cá nhân.

Như vậy, giáo dục có thể mang lại những hiệu quả, những tiến bộ của mỗi HS mà các yếu tố khác không thể có được. Đặc biệt là dạy học có thể đi trước sự phát triển, thúc đẩy sự phát triển.

Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý rằng trong khi dạy học có khả năng định hướng, thúc đẩy sự phát triển năng lực của trẻ em thì cũng có khả năng gò p HS theo khuôn mẫu cứng nhắc, do đó hạn chế sự phát triển của đa dạng ở họ. Tổ chức cho HS hoạt động, thông qua hoạt động tích cực, tự lực mà chiếm lĩnh kiến thức, hình thành năng lực là PP hữu hiệu để khắc phục xu hướng xấu đó.

2.4. Năng lực tự học

Trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức. Năng lực tự học là khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu của HS có thể nhờ sự giúp đỡ của GV, bạn bè trong quá trình hình thành các kiến thức, kỹ năng mới.Tự học không có nghĩa là không cần đến sự trợ giúp của GV khi HS gặp khó khăn, không có sự tranh luận của HS với nhau. Sự giúp đỡ của GV có thể chia nhiệm vụ nhận thức thành những nhiệm vụ bộ phận vừa sức với HS, đưa ra những nhận x t theo kiểu phản biện, nêu những câu hỏi định hướng trong quá trình làm việc của HS hoặc hướng dẫn HS xây dựng cơ sở định hướng khái quát các hoạt động khi làm việc với nguồn thông tin cụ thể (làm việc với bản đồ, đồ thị, thí nghiệm vật lí) cơ sở định hướng khái quát của quá trình xây dựng các loại kiến thức vật lí khác nhau (khái niệm về các sự vật khác nhau, hiện tượng vật lí, khái niệm về đại lượng vật lí, định luật, qui tắc và nguyên lý cơ bản, thuyết, ứng dụng vật lí) cơ sở định hướng của việc giải bài tập sau đó.[3,tr 112]

 Vai trò của việc đẩy mạnh việc bồi dưỡng năng lực tự học ở HS

Lâu nay người ta thường quan niệm tự học là khi học ở nhà. Nhưng sự thực việc tự học có phương pháp phải bắt đầu từ trên lớp học. Không thể tách rời việc học ở lớp với việc học ở nhà. Trên lớp học, HS phải biết chú ý lắng nghe lời thầy giảng, tập trung tư tưởng theo dõi một cách không thụ động, biết đề xuất những thắc mắc, những chỗ chưa

28

hiểu được rõ để thầy giải đáp, cùng với người thầy xây dựng bài giảng. Thầy chú ý phát huy năng lực trí tuệ của trò, trò biết tự phát huy để hưởng ứng. Trò là chủ thể không phải nhân vật thụ động, tiếp thu máy móc. Nếu nói bí quyết để học giỏi cũng bắt đầu từ đây. Đã từ lâu, các GV giảng dạy có kinh nghiệm cũng đã đề ra phương pháp dạy và học đạt yêu cầu này.

Thời gian tự học ở nhà cũng rất quan trọng, đây là lúc HS có nhiều thời giờ suy ngẫm, đào sâu vấn đề, tiếp tục đề xuất những thắc mắc để thầy giải đáp, suy nghĩ liên hệ hoặc vận dụng vào thực tế. Việc học ở nhà còn phải làm tốt việc chuẩn bị trước theo yêu cầu của từng bài giảng. Những HS xuất sắc thường phải học theo hướng này.

Thay đổi phương pháp học của HS đòi hỏi sự nỗ lực, tâm huyết của GV và nhà trường và phải xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho các em, thì học mới say mê, thay đổi phương pháp dạy và kiểm tra của GV nhất là đổi mới vấn đề thi cử, ra đề của các cấp có thẩm quyền vì người ta thưòng nói: dạy học, thi cử như thế nào thì HS học như thế. Vì vậy những vấn đề trên phải làm đồng thời nhưng không thể chờ đợi, trông chờ làm xong vấn đề này sau đó mới làm vấn đề kia.

 Mục tiêu bồi dưỡng năng lực tự học

Mục tiêu dạy học không chỉ ở những kết quả học tập cụ thể, ở những kiến thức kỹ năng cần hình thành, mà điều quan trong hơn cả là ở bản thân việc học, ở khả năng tự tổ chức và thực hiện quá trình học tập có hiệu quả của HS.

Mục tiêu bồi dưỡng năng lực tự học cho HS chỉ đạt hiệu quả khi bản thân HS chủ động, tích cực, tự lực hoạt động và chỉ đạt được sau một quá trình rèn luyện của HS.

2.5. Các biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh

Ngoài những nội dung và phương pháp chung được trình bày ở trên mỗi môn học, mỗi đối tượng đều có những đặc thù riêng. Do vậy, việc tìm ra những cách thức dạy tự học cụ thể cho từng lĩnh vực là công việc rất có ý nghĩa.

Dạy phương pháp tự học cho HS ở các môn học đã được định hình từ lâu bằng những yêu cầu cụ thể rõ ràng như thực hành bài tập, vẽ sơ đồ…Việc kiểm tra HS có thực hiện yêu cầu học tập mà GV giao hay không cũng vì thế mà dễ xác định và đỡ mất thời gian hơn. Qua nghiên cứu các tài liệu về PPDH bốn vấn đề cốt lõi có thể áp dụng trong quá trình dạy tự học cho HS. Đó là:

a/ Dạy cách lập kế hoạch học tập

Trên cơ sở đề cương môn học, vào đầu mỗi học phần GV cần hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập sao cho kế hoạch đó phải ở trong tầm với của mình, phù hợp với điều kiện của mình. Tất nhiên có thể điều chỉnh khi điều kiện thay đổi. Quán triệt để HS hiểu rõ: mọi kế hoạch phải được xây dựng trên những mục tiêu cụ thể và hoàn toàn phấn đấu thực hiện được. Trong đó có sự phân biệt rõ việc chính việc phụ, việc làm ngay và việc làm sau. Có như thế mới từng bước góp nhặt tri thức tích lũy kết quả học tập một cách bền vững. Việc sử dụng và tận dụng tốt quĩ thời gian cũng cần được đặt ra để không phải bị động trước khối lượng các môn học cũng như áp lực công việc.

29

Nghe giảng và ghi ch p là những kĩ năng mà ai cũng phải sử dụng trong quá trình học tập. Trình độ nghe và ghi ch p của người học không giống nhau ở những môn học khác nhau. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập. Tuy nhiên đây là vấn đề mà xưa nay chưa có ai nghiên cứu. Mỗi người đều phải tự mình rèn luyện thói quen ghi ch p để có thể có được những thông tin cần thiết về môn học. Điều quan trọng trước tiên là GV cần truyền đạt cho HS những nguyên tắc chính của hoạt động nghe – ghi ch p. Các em thường mang lối học thụ động, quen tách việc nghe và ghi ch p ra khỏi nhau, thậm chí nhiều HS chỉ chờ GV đọc mới có thể ghi ch p được nội dung bài học nếu ngược lại thì đành bỏ trống vở khiến tâm lí bị ức chế ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận kiến thức. Thực tế đó đòi hỏi người học phải tập trung tư tưởng cao độ để có khả năng lĩnh hội vấn đề một cách khoa học nhất. Phải rèn luyện để có khả năng huy động vốn từ, sử dụng tốc độ ghi ch p nhanh bằng các hình thức viết tắt, gạch chân, tóm lược bằng sơ đồ hình vẽ những ý chính, các luận điểm quan trọng mà GV nhấn mạnh, lặp lại nhiều lần là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, trong quá trình học tập trên lớp, nếu có vấn đề nào không hiểu cần đánh dấu để hỏi ngay sau khi GV ngừng giảng nhằm đào sâu kiến thức và tiết kiệm thời gian. Rất tiếc, trên thực tế đây là điểm yếu mà phần lớn HS không quan tâm rèn luyện để có được.

Muốn tạo điều kiện cho HS nghe giảng và ghi ch p tốt, GV cần lưu ý:

- Nội dung bài giảng phải mới mẻ, thiết thực, cần thiết có thể tạo ra những tình huống giả định yêu cầu HS suy nghĩ phản biện (d/c).

- Các câu hỏi, vấn đề đặt ra trong giờ giảng phải có sự chọn lọc kĩ lưỡng, tập trung vào trọng tâm bài học như một cách phát tín hiệu cho SV xác định nội dung chính.

- Đưa vào bài giảng những tình huống lí thú, những mẫu chuyện sinh động lấy từ thực tế có liên quan trực tiếp đến đời sống hay lĩnh vực chuyên ngành của từng đối tượng HS để gây sự chú ý cũng như tạo cảm giác hứng thú cho người học.

- Sau hoặc trong khi giảng bài có thể yêu cầu HS tự đặt ra những câu hỏi, tình huống sát với nội dung bài học để thay đổi không khí, tăng cường sự chú ý của cả lớp.

- Sự truyền cảm, mạch lạc trong lời giảng cũng là điều có ý nghĩa thu hút sự chú ý của người học.

Tất cả những công việc này muốn thực hiện tốt phải có sự phối hợp nhịp nhàng ăn ý của cả thầy và trò. Trong đó thầy đóng vai trò chủ đạo trong việc hướng dẫn tổ chức còn trò với tư cách là chủ thể tích cực chủ động sáng tạo cả trong lĩnh hội tri thức lẫn rèn luyện kĩ năng và bộc lộ quan điểm, thái độ. [6,tr 44] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c/ Dạy cách học bài

Vấn đề mấu chốt theo quan điểm của chúng tôi chính là dạy cách học bài. GV cần giới thiệu và hướng dẫn cho HS tự học theo mô hình các nấc thang nhận thức của Bloom. Tức là học cách phân tích, tổng hợp, học vận dụng tri thức vào từng tình huống thực tiễn, học nhận x t đánh giá, so sánh đối chiếu các kiến thức… Bên cạnh đó còn phải rèn luyện năng lực tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo để tìm ra những hướng tiếp cận mới các vấn đề khoa học.

Một trong những hình thức giúp HS làm việc nhóm tốt nhất là tạo cơ hội cho các em diễn ngôn trực tiếp. Từ cách lấy dẫn chứng để chứng minh một vấn đề, giải thích, phản biện, nêu quan điểm ý tưởng hay thuyết trình, giới thiệu, tổng thuật một sự kiện, một vấn

30

đề khoa học hoặc đơn giản chỉ là sự bày tỏ chính kiến trước một hiện tượng. Thông qua đó người dạy cũng có thể nắm được mức độ nhận thức của HS để có sự bổ sung điều chỉnh hợp lí, kịp thời. Đảm bảo chất lượng giờ giảng luôn được cải thiện theo hướng tích cực.

Ba vấn đề cốt lõi nêu trên chỉ là những chỉ dẫn cần thiết, mang tính định hướng. Còn việc vận dụng ra sao còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: Sự cố gắng đầy ý chí nghị lực của người học, sự mẫn cán tận tâm và chu toàn của người dạy cùng những điều kiện tiên quyết khác. Duy có một điều không cần bàn cãi là phương pháp dạy học ở bậc phổ thông hiện nay không thể thiếu việc dạy cách học.

Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP NHẬN THỨC KHOA HỌC TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở THPT 3.1. Phƣơng pháp thực nghiệm áp dụng trong dạy học Vật lý

3.1.1 Phƣơng pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí

a) Vai trò của PPTN trong dạy học VLPT VLPT chủ yếu là VL TN, nó giúp:

-Kích thích hoạt động học tập chủ động của HS bằng những tình huống có vấn đề. -Rèn luyện tư duy: trực giác nhạy b n, óc sáng tạo cho HS khi tham gia giải quyết các tình huống nhờ các kiến thức đã biết, kinh nghiệm, kĩ năng đã có, so sánh tình huống mới với các tình huống khác đã biết; biết tìm tòi ý tưởng ban đầu (giả thuyết) để tìm lời giải đáp là kết luận cuối cùng (kết luận KH).

-HS biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa quan sát, thí nghiệm và suy luận lí thuyết để đạt được sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn.

-HS rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành thí nghiệm sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc phát hiện những đặc tính, quy luật của tự nhiên, kiểm tra sự đúng đắn của các kiến thức lí thuyết.[7,tr 12]

b) Các giai đoạn của PPTN trong DH VL

Để giúp HS có thể bằng những hoạt động của bản thân mình mà tái tạo, chiếm lĩnh được các kiến thức VL thì tốt nhất là GV phỏng theo PPTN của các nhà KH mà tổ chức cho HS hoạt động theo các giai đọan sau:

* Giai đoạn 1: GV mô tả một hoàn cảnh thực tiễn hay biểu diễn một vài thí nghiệm và yêu cầu các em dự đoán diễn biến của hiện tượng, tìm nguyên nhân hoặc xác lập một mối quan hệ nào đó, tóm lại là nêu lên một câu hỏi mà HS chưa biết câu trả lời, cần phải suy nghĩ tìm tòi mới trả lời được.

* Giai đoạn 2: GV hướng dẫn, gợi ý cho HS xây dựng một câu trả lời dự đoán ban đầu, dựa vào sự quan sát tỉ mỉ, kĩ lưỡng, vào kinh nghiệm của bản thân, vào những kiến thức đã có…(Ta gọi là xây dựng giả thuyết). eNhững dự đoán này có thể còn thô sơ, có vẽ hợp lý nhưng chưa chắc chắn.

31

* Giai đoạn 3: Từ giả thuyết dùng suy luận lôgic hay suy luận toán học suy ra hệ quả: Dự đoán một hiện tượng trong thực tiễn, một mối quan hệ giữa các đại lượng VL.

* Giai đoạn 4: Xây dựng và thực hiện một phương án thí nghiệm để kiểm tra xem hệ quả dự đoán ở trên có phù hợp với kết quả TN không. Nếu phù hợp thì giả thuyết trên trở thành chân lý, nếu không phù hợp thì phải xây dựng giả thuyết mới.

* Giai đoạn 5: Ứng dụng kiến thức, HS vận dụng kiến thức để giải thích hay dự đoán một số hiện tượng trong thực tiễn, để nghiên cứu các thiết bị KT. Thông qua đó trong một số trường hợp, sẽ đi tới giới hạn áp dụng của kiến thức và xuất hiện mâu thuẫn nhận thức mới cần giải quyết. [12,tr 4]

c) Các mức độ sử dụng PPTN trong DHVL

Những bài học mà HS có thể tham gia đầy đủ vào các bước trên không nhiều. Đó là những bài mà việc xây dựng giả thuyết không đòi hỏi phải phân tích quá phức tạp và có thể kiểm tra giả thuyết bằng những thí nghiệm đơn giản sử dụng những dụng cụ đo lường mà HS quen thuộc.

VD: Bài Rơi tự do, Định luật III Newton, Quy tắc Momen về sự cân bằng của vật rắn có trục quay cố định, Định luật Bôilơ Mariốt, Định luật Bernoulli, Hiện tượng căng mặt ngoài, Định luật phản xạ ánh sáng,…

Trong trường hợp, HS gặp khó khăn thì GV có thể sử dụng PPTN ở các mức độ khó dễ khác nhau ở từng bước của PPTN. Như vậy tuỳ theo từng đối tượng HS, nội dung bài học, trang thiết bị hiện có mà ta áp dụng các mức độ khác nhau cho phù hợp.

Một phần của tài liệu bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học khi giảng dạy chương 3 dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 nâng cao theo tinh thần áp dụng ppnt vật lý (Trang 29)