8. Các chữ viết tắt trong luận văn
3.3. Khái niệm, các biện pháp hình thành và phát triển năng lực sáng tạo
3.3.1. Năng lực sáng tạo là gì ?
Năng lực sáng tạo có thể hiểu là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần, tìm ra cái mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng thành công những hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới.
Năng lực sáng tạo gắn liền với kĩ năng, kĩ xảo và vốn hiểu biết của chủ thể. Trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào, càng thành thạo và có kiến thức sâu rộng thì càng nhạy bén trong dự đoán, đề ra được nhiều dự đoán, nhiều PA lựa chọn, càng tạo điều kiện cho trực giác phát triển. Bởi vậy, không thể rèn luyện năng lực sáng tạo tách rời, độc lập với học tập kiến thức về một lĩnh vực nào đó.
Đặc trưng tâm lí quan trọng của hoạt động sáng tạo là tính chất hai mặt của chủ quan và khách quan: chủ quan theo quan điểm của người nhận thức mà trong đầu đang diễn ra quá trình sáng tạo và khách quan theo quan điểm của người nghiên cứu các quá trình sáng tạo đó xem như là một quá trình sáng tạo đó xem như là một quá trình diễn ra có quy luật, tác động qua lại giữa ba thành tố: tự nhiên, ý thức của con người và sự phản ánh tự nhiên vào ý thức của con người.
Đối với người đang hoạt động sáng tạo thì tính mới mẻ, tính bất ngờ, tính ngẫu nhiên của phỏng đoán đều là chủ quan. Người đó có thể biết rằng những điều mình đề xuất ra nhân loại đã biết rồi. Tuy nhiên, sự phát minh, phát kiến mới xuất hiện từ xã hội đã chín mùi, không người này thì người khác sẽ đạt được, nhiều khi nhiều người cùng đạt được trong một thời gian.
3.3.2. Các biện pháp hình thành và phát triển năng lực sáng tạo
Tổ chức hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình xây dựng kiến thức mới
Kiến thức VL trong trường phổ thông là những kiến thức đã được loài người khẳng định. Tuy vậy, chúng luôn là mới mẻ đối với HS. Việc nghiên cứu kiến thức mới sẽ thường xuyên tạo ra những tình huống đòi hỏi HS phải đưa ra những ý kiến mới, giải pháp mới đối với chính bản thân họ.
Tổ chức quá trình nhận thức VL theo chu trình sáng tạo sẽ giúp cho HS trên con đường hoạt động sáng tạo dễ nhận biết được: chỗ nào có thể dựa trên những hiểu biết đã
có, chỗ nào phải đưa ra kiến thức mới, giải pháp mới. Việc tập trung sức lực cho chỗ mới đó sẽ giúp cho hoạt động sáng tạo của HS có hiệu quả, rèn luyện cho tư duy trực giác nhạy bén, phong phú. Trong nhiều trường hợp, GV có thể giới thiệu cho HS kinh nghiệm sáng tạo của các nhà bác học.
Trong nghiên cứu VL, một dự đoán, một giả thiết thường là một sự khái quát các sự kiện thực nghiệm nên nó có tính chất trừu tượng, tính chất chung, không thể kiểm tra trực tiếp được. Muốn kiểm tra xem dự đoán, giả thiết có phù hợp với thực tế không, ta phải xem điều dự đoán đó biểu hiện trong thực tế như thế nào, có những dấu hiệu nào có thể quan sát được. Điều đó có nghĩa là từ một dự đoán, giả thuyết, ta phải suy ra được một hệ quả có thể quan sát được trong thực tế, sau đó tiến hành TN để xem hệ quả rút ra bằng suy luận đó có phù hợp với kết quả TN không.
Hệ quả suy ra được phải khác với những sự kiện ban đầu dùng làm cơ sở cho dự đoán thì mới có ý nghĩa. Số hệ quả phù hợp với thực tế càng nhiều thì dự đoán càng trở thành chắc chắn, sát với chân lí hơn.
Quá trình rút ra hệ quả thường áp dụng suy luận logic hay suy luận toan học. Sự suy luận này phải đảm bảo là đúng quy tắc, quy luật, không phạm sai lầm. Những quy tắc, quy luật đó đều đã biết, cho nên về nguyên tắc, sự suy luận đó không đòi hỏi một sự sáng tạo thật sự có thể kiểm soát được.
Vấn đề đòi hỏi sự sáng tạo ở đây là đề xuất được PA kiểm tra hệ quả đã rút ra được. Ví dụ sau khi dự đoán rằng: “tương tự như chất lỏng, chất rắn cũng nở ra khi nóng lên’’, ta suy ra một hệ quả về một vật rắn cụ thể như một thanh đồng chẳng hạn: thanh đồng cũng sẽ bị nở ra khi bị hơ nóng. Cần phải bố trí một TN như thế nào để biết được thanh đồng có thật sự nở ra khi bị làm nóng lên không? Có những cách nào để làm nóng thanh đồng lên, có những cách nào để biết được thanh đồng có nở ra không? Cần đưa ra một thiết bị thích hợp để phối hợp hai cách đó, khiến ta có thể làm nóng thanh đồng và nhận biết được nó nở ra.
Ở trên, ta đã xem xét việc rèn luyện năng lực sáng tạo cho HS trong những qua trình xây dựng kiến thức mới. Ngoài ra, trong DHVL, người ta còn xây dựng những loại bài tập riêng vì mục đích này và được gọi là bài tập sáng tạo. Trong loại bài tập sáng tạo này, ngoài việc phải vận dụng một số kiến thức đã học, HS bắt buộc phải có những ý kiến độc lập mới mẻ, không thể suy ra một cách logic từ những kiến thức đã học.
Khi khảo sát chu trình sáng tạo khoa học, ta đã biết hai giai đoạn khó khăn hơn cả đòi hỏi sự sáng tạo là giai đoạn từ sự cảm tính tới việc xây dựng mô hình giả thuyết trừu tượng và giai đoạn chuyển từ một tiên đề lí thuyết và những quy luật nhất định của hiện tượng sang việc kiểm tra bằng thực nghiệm. Giai đoạn thứ nhất đòi hỏi sự giải thích hiện tượng, trả lời câu hỏi tại sao?. Còn giai đoạn thứ hai lại đòi hỏi thực hiện một hiện tượng thực, đáp ứng với những yêu cầu đã cho, nghĩa là trả lời câu hỏi làm thế nào?
Chương 4. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI TRONG CHƯƠNG V. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU, VẬT LÍ 12 NÂNG CAO
4.1. Đại cương về chương 4.1.1. Kiến thức 4.1.1. Kiến thức
a. Nội dung kiến thức
Dòng điện xoay chiều. Điện áp xoay chiều. Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
Cảm kháng, dung kháng và điện kháng.
Định luật ôm đối với đoạn mạch xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp. Công xuất của dòng điện xoay chiều. Hệ số công suất.
Dòng điện ba pha. Các máy điện.
b. Chuẩn bị kiến thức và kĩ năng
Kiến thức
- Viết được biểu thức của dòng điện xoay chiều và điện áp xoay chiều tức thời. - Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và của điện áp xoay chiều.
- Viết được công thức tính cảm kháng, dung kháng và tổng trở của đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp và nêu được đơn vị đo của các đại lượng này.
- Viết dược biểu thức của định luật Ôm của đoạn mạch xoay chiều thuần điện trở, thuần cảm kháng, thuần dung kháng và chứng minh được các độ lệch pha này.
- Viết được công thức tính độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp tức thời đối với đoạn mạch RLC nối tiếp và nêu được trường hợp nào thì dòng điện trễ pha, sớm pha so với điện áp.
- Nêu được điều kiện và các đặc điểm của hiện tượng cộng hưởng điện đối với đoạn mạch RLC nối tiếp.
- Nêu được lí do tại sao phải tăng hệ số công suất tại nời tiêu thụ điện. - Nêu được hệ thống dòng điện ba pha la gì.
- Trình bày được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều, động cơ điện xoay chiều ba pha, máy biến áp.
Kĩ năng
- Vẽ được giản đồ Fre-nen cho đoạn mạch RLC nối tiếp. - Giải được các bài tập về đoạn mạch RLC nối tiếp. - Vẽ được đồ thị biểu diễn hệ thống dòng điện ba pha.
- Vẽ được sơ đồ biểu diễn cách mắc hình sao và cách mắc hình tam giác đối với hệ thống dòng điện ba pha.
- Giải được các bài tập về máy biến áp lí tưởng.
4.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung.
Dòng điện xoay chiều. Mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần - Suất điện động xoay chiều.
- Điện áp xoay chiều. Dòng điện xoay chiều.
- Đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở, điện trở thuần. - Các giá trị hiệu dụng.
- Biểu diễn bằng vectơ quay.
Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện, cuộn cảm - Đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện
- Đoạn mạch xoay chiều chỉ có cuộn cảm
Mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Cộng hưởng điện - Các giá trị tức thời.
- Giản đồ Fre-nen. Quan hệ giữa cường độ dòng điện và điện áp.
- Cộng hưởng điện.
Công suất của dòng điện xoay chiều. Hệ số công suất - Công suất tức thời. Công suất trung bình.
- Hệ số công suất.
Máy phát điện xoay chiều
- Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều - Máy phát điện xoay chiều một pha.
- Máy phát điện xoay chiều ba pha.
Động cơ không đồng bộ ba pha
- Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ. - Tạo ra từ trường quay bằng dòng điện ba pha.
- Cấu tạo và hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha.
Máy biến áp. Truyền tải điện năng - Máy biến áp.
- Truyền tải điện năng.
Bài tập về dòng điện xoay chiều
4.2. Đổi mới việc thiết kế bài học.
4.2.1. Một số hoạt động nhận thức phổ biến trong một tiết học.
Theo quan điểm mới về việc dạy học, vai trò chính yếu của GV là tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập của HS. Hoạt động học của HS rất đa dạng, dựa theo cấu trúc khái quát của tiến trình giải quyết các vấn đề có tính khoa học ta có thể chia thành các hoạt động sau:
- Hoạt động kiểm tra kiến thức cũ.
- Hoạt động tiếp nhận nhiệm vụ dạy học. - Hoạt động thu thập thông tin.
- Hoạt động xử lí thông tin. - Hoạt động truyền đạt thông tin. - Hoạt động củng cố bài học.
Sau đây là hình thức trình bày bài học theo mẫu:
* Hoạt động: Kiểm tra kiến thức cũ
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Tái hiện kiến thức trả lời câu hỏi của GV - Đặt vấn đề, nêu câu hỏi
- Nhận xét câu trả lời của bạn - Gợi ý cách trả lời, nhận xét đánh giá
* Hoạt động: Tiếp nhận nhiệm vụ học tập :
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Quan sát, theo dõi GV đặt vấn đề - Tạo tình huống học tập - Tiếp nhận nhiệm vụ học tập - Trao nhiệm vụ học tập.
* Hoạt động: Thu thập thông tin
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Nghe GV giảng. Nghe bạn phát biểu. - Tổ chức hướng dẫn - Đọc và tìm hiểu một số vấn đề trong
SGK.
- Yêu cầu HS hoạt động
- Tìm hiểu bảng số liệu - Giới thiệu nội dung tóm tắt, tài liệu cần tìm hiểu
- Quan sát hiện tượng tự nhiên hoặc trong TN.
- Giảng sơ lược nếu cần thiết
- Làm TN, lấy số liệu… - Làm TN biểu diễn
- Giới thiệu, hướng dẫn cách làm TN, lấy số liệu.
* Hoạt động: Xử lí thông tin
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Thảo luận theo nhóm hay làm việc cá nhân.
- Đánh giá nhận xét, kết luận của HS
- Tìm hiểu các thông tin liên quan - Đàm thoại gợi mở, chất vấn HS - Lập bảng, vẽ đồ thị…nhận xét về tính
qui luật của hiện tượng.
- Hướng dẫn HS cách lập bảng, vẽ đồ thị và rút ra nhận xét, kết luận.
- Trả lời các câu hỏi của GV. - Tổ chức trao đổi trong nhóm, lớp. - Tranh luận với bạn bè trong nhóm hoặc
trong lớp…
- Tổ chức hợp tác hóa kết luận.
- Rút ra nhận xét hay kết luận từ những thông tin thu được.
- Hợp thức về thời gian.
* Hoạt động: Truyền đạt thông tin
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Trả lời câu hỏi. - Gợi ý hệ thống câu hỏi, cách trình bày vấn đề
- Giải thích các vấn đề.
- Trình bày ý kiến, nhận xét, kết luận. - Gợi ý nhận xét, kết luận bằng lời hoặc bằng hình vẽ.
- Báo cáo kết quả
* Hoạt động: Cũng cố bài học
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Vận dụng vào thực tiển. nhân hoặc theo nhóm. - Ghi chép những kết luận cơ bản. - Hướng dẫn trả lời.
- Giải bài tập. - Đánh giá, nhận xét giờ dạy.
* Hoạt động: Hướng dẫn học tập ở nhà
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Ghi câu hỏi, bài tập về nhà - Nêu câu hỏi, bài tập về nhà. - Ghi những chuẩn bị cho bài sau. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
4.2.2. Cấu trúc của giáo án soạn theo các hoạt động học tập. Tên bài: ……… Tên bài: ………
Tiết:……….Theo phân phối chương trình. a. Mục tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ.
1.Kiến thức. 2.Kĩ năng. 3.Thái độ.
b. Chuẩn bị (thiết bị dạy học, phiếu học tập, các PP dạy học,…): 1.GV.
2.HS.
3.Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin và các PTDH. c. Tổ chức hoạt động học tập.
Hoạt động 1 (phút): Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động 2 (phút): Đơn vị kiến thức kỹ năng 1. Hoạt động 3 (phút): Đơn vị kiến thức kỹ năng 2. Hoạt động i (phút): Đơn vị kiến thức kỹ năng k. Hoạt động (n-1) (phút): Vận dụng, cũng cố. Hoạt động n (phút): Hướng dẫn học tập tại nhà. d. Rút kinh nghiệm.
4.3. Thiết kế một số bài trong chương V. Dòng điện xoay chiều, vật lý 12 nâng cao. 4.3.1. Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện, cuộn cảm. 4.3.1. Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện, cuộn cảm.
Bài 27. Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện, cuộn cảm 1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
a) Mục tiêu kiến thức
- Nêu được các tác dụng của tụ điện và cuộn cảm trong mạch điện xoay chiều
- Nêu được khái niệm dung kháng, viết được công thức dung kháng, biểu diễn được u và i bằng vectơ quay cho đoạn mạch chỉ có tụ điện.
- Nêu được khái niệm cảm kháng, viết được công thức tính cảm kháng, biểu diễn được u và i bằng vectơ quay cho đoạn mạch chỉ có cuộn cảm.
-Hiểu ý nghĩa và tính toán được giá trị của dung kháng, cảm kháng. b) Mục tiêu kỹ năng
- Sử dụng được thành thạo PP Fre-nen và định luật Ôm khi giải bài toán chỉ có tụ hoặc cuộn cảm.
- Có kĩ năng quan sát để hiểu ý nghĩa của đồ thị trên màn hình dao động kí hoặc trên tranh mô phỏng.
2. CHUẨN BỊ
a. GV
- Chuẩn bị TN như hình 27.1, hình 27.5 (Tụ điện, Cuộn dây, khóa K, bóng đèn, nguồn điện xoay chiều) và dao động kí hoặc vẽ trước đồ thị biểu diễn điện áp và cường độ dòng điện qua mỗi đoạn mạch theo thời gian trên khổ giấy lớn (hình 27.2, hình 27.7).
- Chuẩn bị các phiếu học tập
b. HS
Bài này có liên quan nhiều đến kiến thức lớp 11, vì vậy nên yêu cầu HS ôn lại các nội dung :
- Cấu tạo của tụ điện
- Định luật cảm ứng điện từ, hiện tượng tự cảm.