Đánh giá tình hình thị trường điện ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phương pháp xác định giá biên nút trong thị trường điện (Trang 38 - 41)

Các nguồn điện ngoài EVN

1.5.3. Đánh giá tình hình thị trường điện ở Việt Nam

Hiện nay thị trường điện Việt Nam đang phát triển ở cấp độ đầu tiên của thị trường điện cạnh tranh:

Hình 1.10. Mô hình cấu trúc thị trường phát điện cạnh tranh một đơn vị mua tại Việt Nam

Trong giai đoạn này, chỉ có cạnh tranh trong khâu phát điện, chưa có cạnh tranh trong khâu bán buôn và bán lẻ điện. Khách hàng sử dụng điện chưa có cơ hội lựa chọn đơn vị bán điện cho mình. Các đơn vị phát điện cạnh tranh bán điện cho một đơn vị mua buôn duy nhất (Công ty mua bán điện trực thuộc EVN) trên thị trường giao ngay và qua hợp đồng mua bán điện dài hạn. Cục điều tiết Điện lực quy định hàng năm tỷ lệ sản lượng điện năng mua bán qua hợp đồng và điện năng giao dịch trên thị trường giao ngay.

Tuy nhiên trong quá trình hình thành và phát triển, thị trường điện đã thể hiện một số bất cập ở những mặt như sau:

- Mặc dù đã đi vào hoạt đông nhưng thị trường điện Việt Nam hiện nay vẫn chưa cơ cấu, tổ chức, quy chế rõ ràng, các khâu buôn bán điện và truyền tải điện đều do EVN quản lý, chưa có ban chỉ huy thị trường điện.

Genco PĐMT TT PP/BL KH EPTC (SB) SO/MO IPP EVN Người được quyền lựa chọn Điện năng Tiền điện Điều khiển

- Việc xây dựng nhà máy điện và lưới điện hiện tại rất chậm so với kế hoạch, nguyên nhân quan trọng nhất là do thiếu vốn đầu tư và các nguyên nhân khác như nhiều dự án được triển khai cùng lúc, thiếu nhân lực quản lý, thiếu máy móc thi công, giá cả thiết bị tăng cao… Do đó, thị trường đang và sẽ thiếu hàng hóa, nguồn điện và lưới điện chưa đủ để cung cấp thì chưa thể nói đến cạnh tranh;

- Yêu cầu vốn đầu tư xây dựng nguồn và lưới điện rất lớn, công thêm việc trượt giá thiết bị (đa phần các yếu tố đầu vào cho cung cấp điện đều theo giá thị trường khu vực và quốc tế), giá điện do nhà nước quy định khôn đủ để đảm bảo chi phí đàu vào, trong khi đó thị trường người mua có xu hướng luôn đòi hỏi phải được cấp đủ điện, nhưng không sẵn sàng trả giá theo giá cả thị trường mà mốn nhà nước tiếp tục trợn giá. - Điều kiện tham gia thị trường phát đện cạnh tranh là những nhà máy thủy điện có công suất từ 30MW trở lên mà các nhà máy này chủ yếu thộc EVN quản lý). Như vậy, các nhà máy thủy điện nhỏ được doanh nghiệp đầu tư (có công suất chủy yếu khoảng 10MW) không có cơ hội tham gia thị trường và cũng không biết bán điện cho ai khi mà các công ty điện lực địa phương cũng đã được điện lực quốc gia cấp đầy đủ điện. Vì thế, nếu không có những chính sách điều chỉnh phù hợp thì sẽ khó mà thực hiện thị trường cạnh tranh.

- Bộ máy quản lý điều tiết thị trường chưa đủ mạnh, còn đang hoàn thiện dần trong khi các cơ sở pháp lý cũng chưa theo kịp, chưa thể ngày một ngày hai có khả năng quản lý thị trường.

Điểm mặt mộ số khó khăn mà cải cách ở Việt Nam đang gặp phải, có thể thấy rằng nó cũng tương đồng với một số kinh nghiệm ở các nước phát triển đã được tìm hiểu ở trên. Chúng ta nên học hỏi những kinh nghiệm quý báu đó và có những bước đi phù hợp để không mắc lại sai lầm của những nước đi trước, đồng thời giảm thiểm những tồn thất trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu Phương pháp xác định giá biên nút trong thị trường điện (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)