- Mức độ điều tiết trong thị trường giảm đi rất nhiều so với hai cấp độ trước.
2. Hạn chế.
- Hoạt động giao dịch thị trường rất phức tạp, đòi hỏi hệ thống qui định cho hoạt động của thị trường phức tạp hơn;
- Nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trường lớn hơn rất nhiều so với thị trường bán buôn cạnh tranh.
1.5. Đánh giá về phát triển thị trường điện Việt Nam.
1.5.1. Hiện trạng ngành điện điện Việt Nam 1.5.1.1. Nguồn điện 1.5.1.1. Nguồn điện
Ngành điện hiện nay đang được vận hành theo mô hình liên kết dọc truyền thống. Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) hiện đang sở hữu phần lớn công suất các nguồn phát điện (trừ một số nhà máy được sở hữu bởi các đơn vị phát bên ngoài), nắm dữ toàn bộ khâu truyền tải, vận hành hệ thống, phân phối và kinh doanh bán lẻ điện.
Trong khâu phát điện hiện tại EVN đang sở hữu hoặc nắm cổ phần chi phối 71% tổng công suất đặt toàn hệ thống, phần còn lại được sở hữu bởi Tổng công ty hay Tập đoàn nhà nước (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Tông công ty lắp máy Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà v.v…), các nhà đầu tư nước ngoài (theo hình thức BOT) và các nhà đầu tư tư nhân khác (theo hình thức IPP). Các nhà máy này bán điện cho EVN qua hợp đồng mua bán điện dài hạn. Trong năm 2011, điện năng sản xuất toàn hệ thống điện Quốc gia đạt 108725GWh, tăng 8,65% so với năm 2010. Mức tăng trưởng này là thấp nhất trong vòng 10 năm. Tỷ lệ tăng trưởng chỉ tương đương với năm 2009 là năm bị suy thoái kinh tế (tốc độ tăng trưởng trung bình từ năm 1999 đến năm 2010 là 13,84%)
Về nhu cầu phụ tải năm 2011, sản lượng ngày cao nhất đạt 340,9.106 kWh
(ngày 31 tháng 8), tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2010 (Amax=326,3,106 kWh); Công
từ 10h đến 11h; từ tháng 10 đến tháng 1 chuyển vào cao điểm chiều khoảng từ 17h30 đến 18h30.
Trong năm 2011, tình hình sản xuất và cung ứng điện trong toàn hệ thống tương đối tốt, đáp ứng về cơ bản điện cho nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Các yếu tố thuận lợi: ngoài các yếu tố như điều kiện thủy văn các hồ thủy điện, thời tiết (nhất là các hồ phía Bắc, nơi tập trung các nhà máy thủy điện lớn) thuận lợi và nhu cầu điện năng tăng không cao như dự kiến, còn có các yếu tố khác: có thêm một số các nhà máy thủy điện và tuabin khí mới đưa vào vận hành tại miền Bắc sau khi khắc phục các khiếm khuyết đã vận hành ổn định hơn, việc đưa vào phát điện 3 tổ máy của thủy điện Sơn La đã góp phần làm cho tình hình cung cấp điện được cải thiện.
Truyền tải trên hệ thống điện 500kV theo hướng truyền tải công suất chủ yếu từ miền Bắc, miền Trung vào miền Nam, trong khi năm 2010, hướng truyền tải chủ yếu từ Nam ra Bắc. Trong cả năm miền Nam nhận điện từ HTĐ 500kV rất lớn. Các MBA 500kV Phú Lâm, Tân Định, Ô Môn và các đường dây 500kV thường xuyên trong chế độ mang tải cao.
Tổng nguồn mới đưa vào vận hành năm 2011 là 3188MW, nâng tổng công suất khả dụng các nguồn điện là 22804 MW, tăng 15,55% so với năm 2010 (19735MW). Tổng số các nhà máy điện do A0 chỉ huy điều khiển là 78 nhà máy. Tương quan giữa tăng trưởng nguồn và phụ tải các năm thể hiện ở hình 1.7
Từ những số liệu công suất của nguồn và tải của HTĐ năm 2011 có thể thấy tăng trưởng về nguôn thấp hơn tăng trưởng của phụ tải, khả năng đáp ứng tải của HTĐ vẫn chưa cao, nhiều thời kỳ trong năm vẫn chưa đảm bảo được lượng công suất dự phòng cần thiết để hệ thống vận hành an toàn.
1.5.1.2. Lưới điện
Lưới điện truyền tải và phân phối không ngừng được mở rộng, cũng cố một cách đồng bộ với sự phát triển của nguồn điện và nhu cầu phụ tải hệ thống. Tính đến hết năm 2011, lưới truyền tải 500kV nối liền các miền Bắc - Trung - Nam bao gồm hai mạch đường dây với tổng chiều dài 4542,6 km, dung lượng các trạm biến áp là 15658 MVA
Tổng chiều dài các đường dây cấp điện áp 220 kV 10167 km, cấp điện áp 110kV là 14002 km. Công suất các trạm biến áp với cấp điện áp 220kV là 25519 MVA, cấp 110kV là 29369 MVA.
1.5.1.3. Mô hình tổ chức của EVN
Hiện tại, mô hình tổ chức của ngành công nghiệp điện ở nước ta về cơ bản vẫn là mô hình tích hợp ngành dọc cả 3 khâu: sản xuất phát điện, truyền tải điện, phân phối và bán lẻ điện. Cả 3 khâu này hiện chủ yếu do EVN quản lý, chỉ có một phần nhỏ thuộc kinh doanh điện nông thôn, kinh doanh điện trong một số khu công nghiệp và
một số nhà máy điện BOT IPP là do các doanh nghiệp ngoài EVN quản lý. Về sở hữu,
toàn bộ tài sản của EVN thuộc sở hữu của Nhà nước.