Công ty phát Công ty phát Công ty phát

Một phần của tài liệu Phương pháp xác định giá biên nút trong thị trường điện (Trang 31 - 33)

Công ty phân phối/ phân phối/ bán lẻ Công ty phân phối/ bán lẻ Công ty phân phối/ bán lẻ Khách hàng Công ty phát Công ty phát Công ty phân phối/ bán lẻ Khách hàng Khách hàng Khách hàng Lưới truyền tải & Thị trường bán

- Lượng điện mua bán qua thị trường giao ngay tăng lên đáng kể, tăng mức độ cạnh tranh;

- Mức độ cạnh tranh cao hơn nên động lực tiết kiệm chi phí tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng lớn hơn nhiều; Có khả năng giảm giá điện

2. Hạn chế:

- Khách hàng tiêu thụ vừa và nhỏ chưa được quyền lựa chọn nhà cung cấp, vẫn còn độc quyền trong khâu bán lẻ điện;

- Hoạt động giao dịch thị trường phức tạp hơn nhiều so với thị trường phát điện cạnh tranh, đòi hỏi hệ thống qui định cho hoạt động của thị trường phức tạp hơn;

- Nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trường lớn hơn so với thị trường phát điện cạnh tranh.

1.3.4. Mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh

Mô hình bán lẻ cạnh tranh là bước phát triển cao nhất, cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh điện. Trong mô hình này, cho phép cạnh tranh trong tất cả các khâu phát điện, bán buôn và bán lẻ điện. Vấn đề cơ bản của mô hình này là sự chia tách hoàn toàn khâu phát điện và bán lẻ ra khỏi khâu truyền tải và phân phối. Không còn độc quyền bán lẻ nữa. Tuỳ theo từng bước phát triển thị trường, các khách hàng sẽ dần được quyền lựa chọn mua điện từ các công ty bán lẻ, các công ty bán lẻ lại được quyền lựa chọn mua điện từ các công ty phát điện hoặc các đơn vị bán buôn điện hoặc thông qua thị trường bán buôn điện. ưu điểm của mô hình cạnh tranh bán lẻ là cho phép tự do kinh doanh và cạnh tranh trong kinh doanh, đầu tư vào các khâu phát và phân phối điện. Thông qua cạnh tranh, các công ty kinh doanh điện buộc phải tìm cách nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Điện năng thực sự trở thành hàng hoá, được giao dịch mua bán trên thị trường. Mô hình cạnh tranh bán lẻ được trình bày ở hình 1.6.

Kinh nghiệm của một số nước đã thực hiện mô hình cạnh tranh bán lẻ cho thấy tự do hoá và cạnh tranh trong kinh doanh điện đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

công ty kinh doanh điện đặc biệt là các công ty phân phối đã kết hợp nhiều dịch vụ gia tăng, đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng. Mô hình này được ngành điện các nước trên thế giới phát triển rất nhanh trong những năm gần đây. Hiện nay tại nhiều nước đã đạt được đến mô hình cạnh tranh bán lẻ toàn diện như: Anh, Bắc Âu, NSW ( Australia) New Zealand, Argentina, một số bang của Mỹ, Chile v.v.

Hình 1.6. Mô hình thị trường bán lẻ cạnh tranh

Ưu điểm và hạn chế của mô hình này như sau:

1. Ưu điểm:

- Mức độ cạnh tranh tăng rất nhiều. Khách hàng dùng điện được hưởng lợi trực tiếp từ cạnh tranh, được lựa chọn mua điện. Xóa bỏ hoàn toàn độc quyền trong kinh doanh mua bán điện;

- Chất lượng dịch vụ, chất lượng điện năng sẽ được nâng lên đáng kể; giá điện do cạnh tranh cao nên có thể giảm đáng kể.

- Giảm dần tiến tới loại bỏ bù chéo trong kinh doanh phân phối và bán lẻ điện giữa các vùng trong cả nước.

Một phần của tài liệu Phương pháp xác định giá biên nút trong thị trường điện (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)