II. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỜI KỲ ĐỔI MỚ
2. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
a.Thành tựu và ý nghĩa
Về thành tựu: Hơn 20 năm thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta đã đạt được những kết quả:
Một là: Phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế
thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 10-11-1991, Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc.
Tháng 11-1992 Chính phủ Nhật Bản quyết định nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam. Ngày 11-7-1995, Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ.
Tháng 7-1995 Việt Nam gia nhập ASEAN, đánh dấu sự hội nhập của nước ta với khu vực Đông Nam Á
Hai là: giải quyết hoà bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biên đảo với các nước liên quan. Ba là: Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có quan hệ chính thức với tất cả các nước lớn, kể cả 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc; Đã ký hiệp định khung về hợp tác với EU (năm 1995); năm 1999 ký thoả thuận với Trung Quốc khung khổ quan hệ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”; tháng 5 - 2008 thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc; ngày 13-7-2001 ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ; tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lược với Nga (năm 2001); khung khổ đối tác tin cậy và ổn định lâu dài với Nhật Bản (2002).
Đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 169 nước trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới.
Tháng 10 - 2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an nhiệm kỳ 2008 - 2009.
Bốn là: tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng
thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA);....Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Năm là, thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học - công nghệ và
kỹ năng quản lý.
Về thu hút đầu tư nước ngoài: Việt Nam đã thu hút được khối lượng lớn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA). Năm 2001, vốn FDI vào Việt Nam là 3,2 tỷ USD; năm 2002: 3 tỷ USD; năm 2005: 6,8 tỷ USD; năm 2006: 10,2 tỷ USD và năm
2007 là năm thứ hai nước ta liên tục nhận được các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt con số kỷ lục: 20,3 tỷ USD, tăng gấp đôi năm 2006, bằng tổng mức thu hút FDI của cả giai đoạn 5 năm 2001 - 2005, chiếm ¼ tổng vốn FDI vào Việt Nam trong suốt hơn 20 năm vừa qua. Năm 2008, tuy kinh tế toàn cầu có nhiều khó khăn trong xu thế suy thoái, song đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tại Việt Nam đạt 64,011 tỷ USD.
Về mở rộng thị trường: Nước ta đã tạo dựng quan hệ kinh tế thương mại với trên 180 quốc gia và cùng lãnh thổ, trong đó có 74 nước áp dụng quy chế tối huệ quốc; thiết lập và ký kết hiệp định thương mại hai chiều với gần 90 nước và vùng lãnh thổ.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cơ hội để nước ta tiếp cận những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới.
Sáu là, từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường
cạnh tranh.
Ý nghĩa:
Đã tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài kết hợp với các nguồn lực trong nước hình thành sức mạnh tổng hợp góp phần đưa đến những thành tựu kinh tế to lớn.
Góp phần giữ vững và củng cố độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững an ninh quốc gia và bản sắc văn hoá dân tộc.
Nâng cao vị thế và phát huy vai trò cước ta trên trường quốc tế.
b. Hạn chế và nguyên nhân
- Trong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn, chúng ta còn lúng túng, bị động. Chưa xây dựng được quan hệ lợi ích đan xen, tùy thuộc lẫn nhau với các nước.
- Một số chủ trương cơ chế, chính sách chậm được đổi mới so với yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, không đồng bộ, gây khó khăn trong việc thực hiện các cam kết của các tổ chức kinh tế quốc tế.
- Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết.
- Doanh nghiệp nước ta hầu hết quy mô nhỏ, yếu kém cả về quản lý và công nghệ; trong lĩnh vực sản xuất công nghệ, trình độ trang thiết bị lạc hậu; kết cấu hạ tầng và các ngành dịch vụ cơ bản phục vụ sản xuất kinh doanh đều kém phát triển và có chi phí cao hơn các nước khác trong khu vực.
- Đội ngũ cán bộ lĩnh vực đối ngoại nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng; cán bộ doanh nghiệp ít ít hiểu biết về luật pháp quốc tế, về kỹ thuật kinh doanh.
Câu hỏi ôn tập và thảo luận
Câu hỏi ôn tập
1. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì?
Thảo luận
1. Quan hệ biện chứng giữa cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO
2. Khi đánh giá tính chất phi thị trường của nền kinh tế Việt Nam, Mỹ đã sử dụng những yếu tố nào? Tại sao?
3. Trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp hiện đại thể hiện ở những điểm nào? Liên hệ những điểm đó với các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay?
4. Theo anh (chị) thì để hội nhập văn hoá với thế giới, Việt Nam cần làm gì? Bạn có tranh luận gì với ý kiến của tác giả không?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, NXB chính trị quốc gia. 2. Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, NXB đại học kinh tế quốc dân. 3. Tạp chí kinh tế đối ngoại.
4. Đảng lãnh đạo xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nhà xuất bản chính trị quốc gia.
5. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB chính trị quốc gia. 6. Một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), nhà xuất bản chính trị quốc gia.
7. Chỉ thị ''Kháng chiến, kiến quốc''. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB CTQG.2000. tr. 21-34. 8. Chỉ thị '' Hoà để tiến'' (9-3-1946). Văn kiện Đảng toàn tập. NXB CTQG. 2000.tr. 48-56. 9. Trường Chinh. Kháng chiến nhất định thắng lợi. NXB Sự thật HN 1947.
10. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng. Xem trong ''Các cương lĩnh cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam'' của Lê Mậu Hãn. NXB CTQG.2001.
11. Võ Nguyên Giáp. Những năm tháng không thể nào quên. NXB Quân đội nhân dân. Năm 2001.
12. Vũ Dương Ninh. Hiệp định Giơnevơ - một nấc thang trên tiến trình giải phóng dân tộc. Tạp chí NCLS tháng 7-2004.tr.14.
13. Nghị quyết Trung ương 15 (tháng 1-19590. Xem trong cuốn ''Tìm hiểu lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam qua các đại hội và hội nghị Trung ương 1930-2002''. PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc chủ biên. NXB Lao dộng 2003, tr. 420-425.
14. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III(tháng 9-1960), sđd, tr. 437-425. 15. Nghị quyết Trung ương lần thứ 11(tháng 3-1965), sđd, tr. 546-552.
16. Nghị quyết Trung ương lần thứ 12(tháng 12-1965), sđd, tr. 569-576. 17. Nghị quyết Trung ương lần thứ 21(tháng 7-1973), tr. 624-632. 18. Hội nghị Bộ Chính Trị( tháng 1-1975), sđd, tr. 649-652.
19. Lưu Văn Lợi. Cuộc thương lượng giữa Lê Đức Thọ và Kisinger tại Pa-ri. NXB Công an nhân dân, 1996.
MỤC LỤC Trang
Lời nói đầu
Chương mở đầu: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP 2
NGHIÊN CỨU MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chương 1: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ 5
CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
Chương 2:ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN 17
(1930 - 1945)
Chương 3:ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN 28
PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)
Chương 4:ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HOÁ 44
Chương 5: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ 51
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Chương 6: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 62
Chương 7: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN 72
HOÁ VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Chương 8: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI 81