II. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1954-1975)
a. Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa
Đường lối công nghiệp hoá đất nước đã được hình thành từ Đại hội III của Đảng (tháng 9- 1960). Trước thời kỳ đổi mới, nước ta đã có khoảng 25 năm tiến hành công nghiệp hoá qua hai giai đoạn:
* Ở miền Bắc từ năm 1960 đến năm 1975:
Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc đặc điểm miền Bắc, trong đó đặc điểm lớn nhất là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, Đại hội III của Đảng khẳng định: muốn cải biến tình trạng kinh tế lạc hậu của nước ta, không có con đường nào khác ngoài con đường công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Tức là khẳng định tính tất yếu của công nghiệp hoá đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa được Đại hội III xác định là xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại; bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài, phải thực hiện qua nhiều giai đoạn.
Phương hướng chỉ đạo xây dựng và phát triển công nghiệp là: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý.
Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp
Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương.
* Trên phạm vi cả nước từ năm 1975 đến năm 1985:
Trên cơ sở phân tích một cách toàn diện đặc điểm đặc điểm, tình hình trong nước và quốc tế, Đại hội IV của Đảng (12-1976) đề ra đường lối công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất”.
Đại hội V của Đảng (3-1982) đã xác định trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ ở nước ta phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; việc xây dựng và phát triển công nghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đại hội V coi đó là nội dung chính của công nghiệp hoá trong chặng đường trước mắt.