II. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1954-1975)
a. Hoàn cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7-
Sau hiệp định Giơnevơ, cách mạng Việt Nam vừa có những thuận lợi mới, vừa đúng trước nhiều khó khăn phức tạp.
Thận lợi: Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học -
kỷ thuật, nhất là Liên Xô; phong trào giải phong dân tộc tiếp tục phát triển ở châu Á, châu Phi và khu vực châu Mỹ Latinh; phong trào hoà bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản; miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ địa chung cho cả nước; thế và lực của cách mạng lớn mạnh hơn sau chín năm kháng chiến, ý chí độc lập thống nhất Tổ quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam.
Khó khăn: Đế quốc Mĩ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu làm bá chủ thế
giới với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng; thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô và Trung Quốc; đất nước bị chia cắt làm hai miền, kinh tế miền Bắc nghèo nàn lạc hâu, miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ và đế quốc Mĩ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta.
Một Đảng lãnh đạo hai cuộc cách mạng khác nhau là đặc điển lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau tháng 7-1954. Đặc điểm bao trùm và các thuận lợi khó khăn nêu trên là cơ sở để đảng ta phân tích, hoạch định đường lối chiến lược cho cách mạng cả nước trong giai đoạn mới.