0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Nội dung và định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế trí thức

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 54 -54 )

II. CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1 Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hoá

3. Nội dung và định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế trí thức

thức

a. Nội dung

Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Chúng ta tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

Nội dung cơ bản của quá trình này là:

- Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới của nhân loại.

- Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế - xã hội.

- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.

- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.

- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.

- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

- Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. - Phát triển kinh tế vùng.

- Phát triển kinh tế biển.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ.

- Bảo vệ, sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên.

4. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

a. Kết quả thực hiện đường lối và ý nghĩa

Một là, cơ sở vật chất - kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập

tự chủ của nền kinh tế được nâng cao. Từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất yếu kém đi lên, đến nay đã có hơn 100 khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, nhiều khu hoạt động có hiệu quả.

Công nghiệp phát triển liên tục với tốc độ khá cao (trên 10%/năm). Thời kỳ 2001 - 2005: tăng trưởng bình quân công nghiêp 15,7%/năm, năm 2007 tăng 10,6%.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 54 -54 )

×