Tài chính và quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về công tác quản lý và đào tạo (Trang 41 - 52)

1. 3.3 Các hình thức đào tạo nghề

2.3.10.Tài chính và quản lý tài chính

2.3.10.1. Những điểm mạnh

- Các nguồn thu tài chính của trường được đa dạng hoá và mức thu tăng lên mỗi năm. Đặc biệt đã thu hút được đầu tư của các tổ chức, tổ chức nước ngoài đầu tư vào trường.

- Nguồn thu sự nghiệp của trường luôn được khai thác tối đa, bình quân chiếm 86.84% trong tổng số các nguồn thu, đã tạo điều kiện thuận lợi để nhà trường triển khai thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.

- Công tác lập kế hoạch tài chính luôn bám sát với nhiệm vụ đào tạo, tạo mọi điều kiện để thực hiện chiến lược của trường.

- Việc sử dụng kinh phí của trường được công khai hóa, minh bạch và tuân thủ các quy định của nhà nước

2.3.10.2. Những tồn tại

- Chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của Trường nhất là trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo với nước ngoài để tăng nguồn thu.

- Kế hoạch quản lý tài chính chưa điều chỉnh kịp thời đối với chế độ chính sách tài chính của nhà nước thay đổi thường xuyên.

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG

NGHIỆP HÀ NỘI 3.1. Tổ chức và quản lý

- Tiếp tục nghiên cứu để cải tiến cơ cấu tổ chức nhằm đạt hiệu quả cao hơn.

- Tiếp tục xây dựng các quy định tạo quyền chủ động và phân cấp nhiều hơn cho các khoa, trung tâm.

- Nghiên cứu, ban hành quy chế về công tác tổ chức nhà trường.

- Rà soát, sắp xếp cơ cấu tổ chức cho phù hợp với những thay đổi của trường và chiến lược phát triển giáo dục .

- Có hệ thống văn bản để tổ chức, quản lý một cách có hiệu quả các hoạt động của nhà trường.

- Chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận, cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được phân định rõ ràng.

- Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể trong trường hoạt động hiệu quả và hàng năm được đánh giá tốt; các hoạt động của tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Có tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, bao gồm trung tâm hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộ có năng lực để triển khai hoạt động đánh giá nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường.

- Trường có các chiến lược và kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phù hợp với định hướng phát triển và sứ mạng của nhà trường, có chính sách và biện pháp giám sát, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch của nhà trường.

- Thực hiện đầy đủ chế độ định kỳ báo cáo cơ quan chủ quản, các cơ quan quản lý về các hoạt động và lưu trữ đầy đủ các báo cáo của nhà trường.

3.2. Chương trình giáo dục

- Chương trình giáo dục của trường đại học được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành. Chương trình giáo dục được xây dựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo qui định

- Chương trình giáo dục có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ đại học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

- Chương trình giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên được thiết kế theo quy định, đảm bảo chất lượng đào tạo.

- Chương trình giáo dục được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hoặc của cả nước. - Chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác.

- Chương trình giáo dục được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá.

3.4. Hoạt động đào tạo

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đáp ứng yêu cầu học tập của người học theo quy định.

- Thực hiện công nhận kết quả học tập của người học theo niên chế kết hợp với học phần; có kế hoạch chuyển quy trình đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ có tính linh hoạt và thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

- Có kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lý các hoạt động giảng dạy của giảng viên; chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm của người học.

- Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá được đa dạng hoá, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với hình thức đào tạo, hình thức học tập, mục tiêu môn học và đảm bảo mặt bằng chất lượng giữa các hình thức đào tạo; đánh giá được mức độ tích luỹ của người học về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kết quả học tập của người học được thông báo kịp thời, được lưu trữ đầy đủ, chính xác và an toàn. Văn bằng, chứng chỉ được cấp theo quy định và được công bố trên trang thông tin điện tử của trường.

- Có cơ sở dữ liệu và hoạt động đào tạo của nhà trường, tình hình của sinh viên tốt nghiệp, tình hình việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp.

- Có kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau khi ra trường và kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu xã hội.

3.5. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên

- Có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên, nhân viên; quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng mục tiêu, chức năng nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể của Nhà trường; có quy trình, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm rõ ràng, minh bạch

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được đảm bảo các quyền dân chủ

trong trường đại học.

- Nhà trường có chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước. - Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định. Giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo; đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định; có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học.

- Đội ngũ giảng viên được đảm bảo cân bằng về kinh nghiệm chuyên môn và trẻ hoá của đội ngũ giảng viên theo quy định.

- Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên kỹ thuật có đủ số lượng, có năng lực chuyên môn và được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ có hiệu quả cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

3.6. Người học

- Người học được hướng dẫn đầy đủ về chương trình giáo dục, kiểm tra đánh giá và các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Người học được đảm bảo chế độ chính sách xã hội, được khám sức khoẻ theo quy định y tế học đường, được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, TDTT và được đảm bảo an toàn trong khuôn viên của nhà trường.

- Công tác rèn luyện, giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức và lối sống cho người học được thực hiện có hiệu quả.

- Công tác Đảng, Đoàn thể có tác dụng tốt trong việc rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho người học

- Có các biện pháp cụ thể, có tác dụng tích cực để hỗ trợ việc học tập và sinh hoạt của người học.

- Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng pháp luật, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nội quy của nhà trường cho người học.

- Các hoạt động hỗ trợ hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ người tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo

- Người học có khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp. Trong năm đầu sau khi tốt nghiệp trên 50 % người tốt nghiệp tìm được việc làm đúng ngành được đào tạo.

- Người học được đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên khi kết thúc môn học, được tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của trường đại học từ trước khi tốt nghiệp.

3.7. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ

- Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và phát triển của trường đại học.

- Có các đề tài, dự án được thực hiện và nghiệm thu theo kế hoạch

- Số lượng bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế tương ứng với số đề tài nghiên cứu khoa học và phù hợp với định hướng nghiên cứu và phát triển của trường đại học.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trường đại học có những đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng thực tế để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.

- Đảm bảo nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ không ít hơn kinh phí của trường đại học dành cho các hoạt động này.

- Các hoạt động NCKH và phát triển công nghệ của trường Đại học gắn với đào tạo, gắn kết với các viện nghiên cứu khoa học, các trường đại học khác và các doanh nghiệp. Kết quả các hoạt động khoa học và công nghệ đóng góp vào phát triển các nguồn lực của trường.

- Có các quy định cụ thể về tiêu chuẩn năng lực và đạo đức trong các hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định; có các biện pháp để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ

3.8. Hoạt động hợp tác quốc tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kết hợp với các đơn vị liên quan ngoài trường (Bộ chủ quản, Bộ GD&ĐT, Bộ Công an, Công an xã…) nhằm thực hiện quản lý hoạt động HTQT theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

- Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo có hiệu quả, thể hiện qua các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật, các chương trình trao đổi giảng viên và người học, các hoạt động tham quan khảo sát, hỗ trợ, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường đại học

- Các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học có hiệu quả thể hiện qua việc thực hiện các dự án, đề án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các chương trình áp dụng kết quả nghiên cứu Khoa học và công nghệ vào thực tiễn, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học chung, công bố các công trình khoa học chung.

3.9. Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác

- Thư viện của trường có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và người học. Có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học có hiệu quả.

- Có đủ số phòng học, giảng đường lớn, phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ cho dạy, học và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của từng ngành đào tạo.

- Có đủ trang thiết bị dạy và học để hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, được đảm bảo về chất lượng và sử dụng có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của

các ngành đang đào tạo.

- Cung cấp đầy đủ thiết bị tin học để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học, công tác quản lý điều hành.

- Có đủ diện tích lớp học theo quy định cho việc dạy và học; có ký túc xá cho người học, đảm bảo đủ diện tích nhà ở và sinh hoạt cho sinh viên nội trú; có trang thiết bị và sân bãi cho các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao theo quy định. - Có đủ phòng làm việc cho các cán bộ, giảng viên và nhân viên cơ hữu theo quy định.

- Có đủ diện tích sử dụng đất theo quy định của tiêu chuẩn VN 3981 - 85. Diện tích mặt bằng tổng thể đạt mức tối thiểu theo quy định.

- Có quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất trong kế hoạch chiến lược của trường.

- Có biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn, an ninh cho cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và người học.

3.10. Tài chính và quản lý tài chính

- Trường đại học có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được các nguồn tài chính hợp pháp đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường.

- Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính được chuẩn hóa, công khai hóa minh bạch và theo đúng quy định.

- Đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch và hiệu quả cho các bộ phận và các hoạt động của nhà trường

KẾT LUẬN

Giáo dục được thực hiện trong những hoàn cảnh kinh tế - xã hội cụ thể và phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Vì thế những yêu cầu của nền kinh tế - xã hội đối với giáo dục, đối với đội ngũ lao động là những cơ sở quan trọng cho việc xác định phương hướng phát triển giáo dục. Sự phát triển kinh tế- xã hội đặt ra những yêu cầu đối với giáo dục trên nhiều phương diện.

Trong quá trình toàn cầu hóa, giáo dục đại học không thể đứng ngoài lề và thực sự đã có bước chuyển mình để hòa nhịp với tình hình mới. Hiện nay, vấn đề quản lý trường đại học một cách hiệu quả hơn, xây dựng và phát triển nhà trường trở thành những cơ sở đào tạo có chất lượng cao và có uy tín hơn đang là vấn đề trăn trở của các nhà quản lý giáo dục đại học Việt Nam

Trong thực tiễn những năm qua, hoạt động quản lý giáo dục và đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định. Song bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót. Do vậy, trong công cuộc đổi mới toàn diện hiện nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa mọi lĩnh vực. Việc nâng cao vai trò quản lý sự thay đổi là một vấn đề hết sức cần thiết để bắt kịp và đi đầu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Góp phần vào công cuộc đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước và cho thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Hoàng Toàn (1999), “ Giáo trình Khoa học Quản lý tập 1,2” , Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật

2. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động 5 năm

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về công tác quản lý và đào tạo (Trang 41 - 52)