Giải pháp giảm thiể uô nhiễm môi trường không khí tại KCN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường không khí khu công nghiệp quang châu tỉnh bắc giang (Trang 71 - 75)

2 Công ty TNHH linh kiện điện

3.10.1.Giải pháp giảm thiể uô nhiễm môi trường không khí tại KCN

Nguy cơ ngây ô nhiễm môi trường không khí tại KCN do hoạt động của từng nhà máy nằm trong KCN Quang Châu. So với nước thải, không khí có khả năng phát tán nhanh hơn nhiều và có khả năng được pha loãng rất lớn trong môi trường không khí bên ngoài. Trong một thời gian ngắn, ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm sẽ tác động đến một vùng rộng lớn. Do tính chất phát tán nhanh và mạnh, khả năng thu gom các loại khí thải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62

khó khăn hơn nhiều so với nước thải và khó tập trung về một nơi để xử lý. Mặt khác, do tính chất khác biệt giữa các loại khí thải trong từng nhà máy do vậy tất cả các nhà máy đều phải xây dựng các công trình xử lý khí thải cục bộ của riêng mình để xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn xả vào môi trường không khí xung quanh theo tiêu chuẩn môi trường. Sau đây là một số các công nghệ xử lý các nguồn gây ô nhiễm không khí được đề xuất đối với các nhà máy có phát sinh khí thải công nghiệp:

* Các biện pháp kỹ thuật và công nghệ xử lý nguồn gây ô nhiễm không khí:

Để xử lý khí thải phát sinh từ các nhà máy trong KCN, các nhà máy phải xây dựng hệ thống xử lý khí thải đảm bảo tiêu chuẩn khí thải trước khi thải ra môi trường. Hệ thống xử lý khí thải trong các nhà máy có thể sử dụng một trong số các thiết bị sau:

Tháp hấp thụ

Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là hấp thụ khí thải bằng nước, dung dịch xút hoặc axit trong tháp hấp thụ, sau đó tái sinh hoặc không tái sinh dung dịch đã hấp thụ. Để tăng diện tích và thời gian tiếp xúc giữa khí thải và dung dịch hấp thụ thường dùng tháp hấp thụ có đệm. Để tăng khả năng hấp thụ khi nhiệt độ khí thải cao cần làm lạnh đến nhiệt độ cần thiết trước khi đưa vào tháp hấp thụ. Với ưu điểm thiết kế khá đơn giả, hiệu quả xử lý tương đối cao, nguyên tắc vận hành không phức tạp. Nhưng sử dụng thiết bị này có nhược điểm dẫn đến ô nhiễm nước thải, cần phải xử lý nước thải phát sinh từ hệ thống hấp thụ khí thải. Mặt khác, dung dịch hấp thụ có tính ăn mòn do đó ảnh hưởng đến thiết tuổi thọ của các bị xử lý.

Thiết bị hấp phụ

Nguyên tắc cơ bản của phưng pháp này là khí thải có chứa trong hợp chất ô nhiễm được hấp thụtrong lớp vật liệu đệm như: than, bùn, xỉsắt, phân rác hoặc đất xốp. Các khí được giữ lại trong lớp đệm sau đó được phân hủy bằng phương pháp sinh hóa, vật liệu đệm được tái sinh. Để quá trình xảy ra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63

liên tục cần lắp đặt hai hệ thống hấp phụ song song, một tháp làm việc tháp kia tái sinh.

* Khống chế ô nhiễm nhiệt

Các khu vực có thiết bị lò nấu nguyên liệu cần phải bố trí riêng biệt với khu văn phòng, khu sản xuất tập trung và nên bố trí cuối hướng gió. Tốt nhất không nên dùng lò nấu thủ công, không nên dùng các chất đốt gây ô nhiễm như than, mùn. cưa… Tại các khu vực này cần bố trí tường cách nhiệt, hệ thống nước giải nhiệt, hệ thống gió tự nhiên, hệ thống thông gió nhân tạo như quạt hút, quả cầu… Đối với phân xưởng sản xuất tốt nhất nên dung giải pháp kiến trúc để thông gió tự nhiên. Trên nóc các phân xưởng nên đặt các quả cầu hút gió. Trong các phân xưởng có mật độ công nhân cao nên bố trí thêm quạt trần (nếu không ảnh hưởng đến sản xuất).

* Khống chế ô nhiễm tiếng ồn, rung.

Tất cả máy móc thiết bị phải thường xuyên kiểm tra định kỳ và bôi trơn dầu mỡ. Các máy phát điện phải đặt xa khu vực văn phòng, khu sản xuất tập trung hoặc phải thiết kế hệ thống cách âm, hút âm. Các chân đếđặt máy phát điện, mô tơ, máy sản xuất gây rung… cần phải có hệ thống chống rung. Khớp nối giữa các máy với ống dẫn cần nối mềm để chống rung. Các máy có công suất lớn như máy phát điện dự phòng cần bố trí riêng để thiết kế tường cách âm, hút âm.

* Các biện pháp phòng ngừa cháy nổ.

Để phòng ngừa cháy nổ tại các nhà máy và toàn KCN cần áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế về phòng chống chảy nổ. Tất cả các nhà máy trong KCN phải lắp đặt các thiết bị phòng cháy chữa cháy.

- Cơ khí hóa, tựđộng hóa các khâu sản xuất gây nguy hiểm. - Đảm bảo các thiết bị không gây rò rỉ dầu mỡ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64

- Giảm tới mức tối thiểu lượng chất gây cháy nổ trong khu vực sản xuất. Tại khu vực đặt các thiết bị lò đốt trong các phân xưởng sản xuất của các Nhà máy:

- Biện pháp tốt nhất là cách nhiệt các bề mặt có nhiệt độ cao, cách ly lò và ống khói với các bộphận dễ cháy của công trình. Phải thực hiện các thao tác vận hành các thiết bị lò theo đúng quy phạm.

- Tại khu vực hóa chất, nguyên liệu, nhiên liệu dễ cháy

Để phục vụ cho quá trình sản xuất các nhà máy phải tồn trữ một lượng nguyên nhiên liệu rất lớn như: xăng dầu, axit, giấy… Các vật phẩm này rất dễ gây ra cháy nổ vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp cụ thể sau để phòng ngừa cháy nổ.

- Không được xếp cùng kho các loại hóa chất có thể phản ứng với nhau khi tiếp xúc hoặc có cách chữa cháy khác nhau.

- Các khâu bốc dỡ, cấp phát, vận chuyển phải cơ giới hóa cao.

- Cần tổ chức thông gió tốt cho các kho để tránh tích tụ nồng độ đến mức nguy hiểm.

- Chỉ được sử dụng ánh sáng tự nhiêm hoặc đèn phòng cháy nổ trong các kho dễ cháy nổ.

* Sử dụng cây xanh để hạn chế ô nhiễm toàn khu công nghiệp

Cây xanh có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế ô nhiễm không khí toàn khu công nghiệp như hút bụi và giữ bụi, lọc sạch không khí, hút và che chắn tiếng ồn, giảm nhiệt độ không khí, một số loại cây có thể hấp thụ kim loại nặng như chì, cadmium… Ngoài ra một số cây xanh rất nhạy cảm với ô nhiễm không khí cho nên có thể dùng cây xanh làm vật chỉ thị nhằm phát hiện chất ô nhiễm không khí. Đối với việc giảm thiểu ô nhiễm nhiệt tại các nhà máy trong KCN ngoài các biện pháp kỹ thuật thì biện pháp thích hợp và có tính khả thi nhất là trồng cây xanh vì các dãy cây xanh vừa có tác dụng chắn ồn vừa có khả năng hấp thụ nhiệt. Khu vực có nhiều cây có thể làm giảm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65

nhiệt độ môi trường không khí xuống thấp hơn khu vực khác từ 1 – 20C . Cây xanh nên trồng xung quanh theo chu vi từng nhà máy.

* Biện pháp công nghệ sạch

Đây được coi là biện pháp cơ bản vì cho phép hạ thấp hoặc loại trừ chất ô nhiễm không khí có hiệu quả nhất. Nội dung chủ yếu của biện pháp này là hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chu trình kín. Nguyên tắc xây dựng và phát triển công nghệ sạch là ngăn ngừa chất thải, giảm chất thải và sử dụng lại chất thải. Trong thực tế với những công nghệ đang sử dụng có thể tiến hành phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm. Trong những trường hợp cụ thể có thể lựa chọn một trong các phương án sau:

- Thay đổi nguyên liệu ban đầu hoặc tách những tạp chất có khả năng gây ô nhiễm ở nguyên liệu trước khi sử dụng, thay thế các nguyên liệu, nhiên liệu nhiều chất độc hại bằng nguyên liệu, nhiên liệu ít độc hơn (ví dụ thay thế nhiên liệu nhiều lưu huỳnh như than đá bằng nhiên liệu ít lưu huỳnh như khí đốt, than dầu bằng dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp … hay dung điện năng là hướng ngày càng phổ biến ).

- Sử dụng các phương pháp sản xuất không sinh bụi hoặc thay thế phương pháp gia công khô nhiểu bụi bằng phương pháp gia công ướt ít bụi.

- Sử dụng chu trình kín có tác dụng loại trừ các chất ô nhiểm không khí ngay trong quá trình sản xuất, bằng cách sử dụng tuần hoàn toàn bộ hoặc một phần các khí thải một lần nữa để sản phẩm ra ít độc hoặc không độc.

- Tăng cường kiểm tra vận hành các thiết bị máy móc nhằm hạn chế tới mức tối thiểu các sự cố kỹ thuật gây ra sự cố ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường không khí khu công nghiệp quang châu tỉnh bắc giang (Trang 71 - 75)