Khí Cacbondioxit (CO2)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường không khí khu công nghiệp quang châu tỉnh bắc giang (Trang 28 - 30)

CO2 là sản phẩm cháy hoàn toàn của cacbon trong nhiên liệu. Khí này không được coi như khí gây ô nhiễm khí quyển. Tuy nhiên nồng độ của nó

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

trên mặt đất luôn gia tăng ổn định, tạo nên những ảnh hưởng nguy hiểm đến khí hậu toàn cầu. Quá trình cháy các nhiên liệu hóa thạch sử dụng trong giao thông vận tải và sản xuất điện năng trên toàn thế giới theo một đánh giá là 6 tỉ tấn trong năm 1990 (Fulkerson và các đồng nghiệp, 1990).

Nếu lượng CO2 với nồng độ thấp thì sẽ là một chất không độc và không tạo nên những ảnh hưởng đáng kể. Nó có nhiều trong khí quyển, cần thiết cho cuộc sống cây trồng và nó không được xem như một chất gây ô nhiễm. Tuy nhiên một lượng lớn phát thải CO2 gia tăng trên thế giới từ các quá trình cháy nhiên liệu hóa thạch, thêm vào đó là sự phá hủy rừng sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nồng độ CO2 trong khí quyển.

Nồng độ CO2 cao hơn sẽđe dọa tới sự phá vỡ mô hình khí hậu toàn cầu bởi sự thay đổi lượng hấp thụ bức xạ riêng của khí quyển. Khí quyển của trái đất, mà hầu như trong suốt với các bức xạ mặt trời với bước sóng ngắn, chứa khoảng 78% N2, 21% O2, và một loạt các khí khác hấp thụ khoảng 20% tổng lượng bức xạ mặt trời. Thêm vào đó, 30% lượng bức xạ này phân tán hay đổi hướng đi vào không trung. Khí quyển luôn chắc các bức xạ mãnh liệt hay các bức xạ hồng ngoại phát ra từ bề mặt trái đất. khoảng 90% lượng bức xạ nhiệt này thoát ra từ bề mặt trái đất được hấp thụ bởi các đám mây, hơi nước, và các khí khác như CO2, metan (CH4)…

Khi được khí quyển hấp thụ, một phần năng lượng này bức xạ trở lại trái đất làm bề mặt trái đất nóng lên. Theo cách này, các đám mây, hơi nước, và các khí khác đã có một ảnh hưởng làm nóng lên bề mặt trái đất. Năng lượng tuần hoàn lại bề mặt trái đất từ khí quyển gần gấp đôi năng lượng của mặt trời chiếu xuống trái đất (Gates cùng các đồng nghiệp, 1990). Hiện tượng này gọi là “hiệu ứng nhà kính”.

Khí hậu trên trái đất đã luôn ổn định trong vài nghìn năm trước thời kì công nghiệp hóa. Kể từđó nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất đã gia tăng khoảng 0,5oC. Theo dự đoán, sự gia tăng hiệu ứng nhà kính đã bắt đầu ảnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

hưởng đến sự nóng lên của toàn cầu. Có một sự đồng thuận chung cho rằng khí hậu sẽ thay đổi nhiều hơn khi phát thải khí nhà kính tiếp tục gia tăng, nhưng lại không có một điểm chung riêng biệt nào như: nhiệt độ từng vùng tăng nhanh như thế nào và tăng bao nhiêu.

Theo một dựđoán về mô hình khí hậu trên thế giới (Gates và các đồng nghiệp,1990) thì sự gia tăng đó sẽ dẫn tới nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ tăng lên 40C, trong đó tại một số vùng ở bán cầu Bắc sẽ tăng đến 9oC. Điều này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến khí hậu.Mực nước biển gia tăng do sự nóng lên của bề mặt trái đất sẽ đe doạ đến sự cân xứng vốn có của môi trường. Trong suốt thế kỷ tới, bề mặt nước biển sẽ lan rộng và sự tan ra của các dòng sông và các núi băng sẽ làm gia tăng nhanh chóng mực nước biển. Theo đánh giá của trung tâm kiểm định Mỹ (U.S.EPA), sự gia tăng của mực nước biển sẽ từ 0,5-2 mét. Hekstra (1989) của bộ nội vụ, trung tâm dựu án và môi trường của Hà Lan đã xác nhận rằng nếu gia tăng 1m mực nước biển thì 5 triệu km2 của trái đất sẽ chìm trong tình trạng nguy hiểm. Đó chỉ là 3% của bề mặt trái đất nhưng nó lại là 1/3 diện tích trồng trọt và nhà của 1 tỉ người.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường không khí khu công nghiệp quang châu tỉnh bắc giang (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)