4.2.1 Thông tin dữ liệu cần thu thập
Thông tin nghiên cứu và các chuỗi giá trị được nghiên cứu từ trước như chuỗi giá trị của các dịch vụ ngoài khơi, chuỗi giá trị viễn thông, chuỗi giá trị người mua của lưới điện thông minh và các thông tin về chuỗi giá trị chiếu sáng toàn cầu. Từ đó có thể xây dựng một mô hình cơ bản về chuỗi giá trị chiếu sáng toàn cầu.
4.2.2 Phương pháp thu thập
Để xây dựng được chuỗi giá trị chiếu sáng của công ty Điện Quang, tác giả sẽ sử dụng những dữ liệu thu thập được trong quá trình làm việc ở Điện Quang và các thông
tin được chia sẽ từ Ban Lãnh Đạo cao cấp của Điện Quang. Bảng danh mục các ý tưởng phỏng vấn được xây dựng dựa trên lý thuyết về chuỗi cung ứng của M. Porter. Tác giả sẽ phỏng vấn ban lãnh đạo của Điện Quang 3 người bao gồm: Anh Hồ Quỳnh Hưng – chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám Đốc; anh Trần Quốc Toản – Phó Tổng Giám Đốc phụ trách kỹ thuật, công nghệ và sản xuất; chị Nguyễn Thị Kim Vinh – Phó Tổng Giám Đốc phụ trách hành chính và dự án đầu tư nhà máy ĐQH.
4.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
Từ những kết quả phỏng vấn đó, tác giả sẽ xây dựng nên chuỗi giá trị hiện tại của công ty Điện Quang. Kết hợp với chuỗi giá trị toàn cầu về ngành công nghiệp chiếu sáng và những định hướng nhằm phát triển Điện Quang gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu của ban lãnh đạo, tác giả sẽ đưa ra những đề xuất nâng cấp và phát triển chuỗi giá trị của Điện Quang để phù hợp với định hướng phát triển của công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang.
Phương pháp phân tích chủ yếu là phân tích vị thế của từng nhóm tác nhân trong chuỗi, xác định được các tác nhân đang là điểm mạnh, điểm yếu và xác định được điểm nghẽn của chuỗi giá trị. Từ đó đưa ra những giải pháp để có thể nâng cấp và phát triển chuỗi giá trị để định hướng cho việc phát triển và đầu tư nhằm hướng đến thị trường toàn cầu của công ty.