Ngành công nghiệp chiếu sáng và những đặc trưng của nó

Một phần của tài liệu Xây dựng chuỗi giá trị để hội nhập quốc tế tại công ty cổ phần bóng đèn điện quang (Trang 31 - 34)

3.1.1 Ngành công nghiệp chiếu sáng thế giới

Ngành công nghiệp chiếu sáng toàn cầu đang đứng trước một sự thay đổi lớn, được khuyến khích bởi sự đô thị hóa còn tiếp tục trong thấp kỷ tới và hướng đến mức hiệu suất năng lượng cao chưa từng thấy. Thị trường chiếu sáng thế giới hiện tại bị chi phối khá nhiều bởi sự phát triển của công nghệ điện tử nhất là từ khi phát triển công nghệ bán dẫn thì thị trường chiếu sáng gần như thay đổi hoàn toàn.

a) Lịch sử công nghệ chiếu sáng:

Ngay từ thời tiền sử, con người đã biết dùng lửa để tạo ra ánh sáng để sử dụng trong các hang động. Đó là hình thái cơ bản nhất của chiếu sáng. Về sau người ta còn dùng lửa để chiếu sáng cho đến tận thế kỷ 19. Lịch sử chiếu sáng chỉ được ghi nhận vào năm 1879 khi Thomas Edison và Joseph Swan phát minh ra đèn sợi đốt. Từ thời điểm đó lịch sử ngành công nghiệp chiếu sáng thay đổi một các chóng mặt với sự ra đời của đèn huỳnh quang (Edmund Germer, 1926), đèn huỳnh quang compact (1973) đèn cao áp (1986).

Tuy nhiên, lịch sử ngành chiếu sáng đã được bước sang một trang mới với sự phát minh ra LED (Light-Emitting-Diod: Diod phát quang). Vào năm 1962, Nick Holonyak Jr. đã phát minh ra đèn LED phát sáng đầu tiên, và từ thời điểm đó, đèn LED phát sáng được phát triển rất nhiều nhưng vẫn chưa thế ứng dụng cho chiếu sáng vì khi đó đèn LED chỉ có được màu đỏ, màu vàng, màu xanh lá mà chưa thể tạo ra được màu xanh dương (vốn là 1 trong 3 màu cơ bản – cùng với đỏ và xanh lá – để có thể tạo ra được ánh sáng màu trắng và mọi màu khác). Vào năm 1995, Shuji Nakamura ở phòng thí nghiệm của Nichia đã phát minh ra được đèn LED màu xanh dương, đánh dấu một bước ngoặc trong sự phát triển của chiếu sáng hiện đại. Phát minh này được đánh giá là một điểm nhấn nhằm đưa ngành công nghiệp chiếu sáng sang một trong mới, từ chiếu sáng truyền thống dạng phóng điện sáng chiếu sáng bán dẫn, chiếu sáng điện tử. Với phát minh của mình, Shuji Nakamura đã được trao giải Nobel Vật lý năm 2014.

b) Chiếu sáng điện tử (LED) đang là chủ đạo.

Từ thời điểm Nakamura phát minh ra Blue LED thì ngành công nghiệp chiếu sáng gần như gắn liền với ngành công nghiệp điện tử. Với sự phát triển mạnh mẽ của công

nghiệp điện tử trong những năm gần đây thì ngành công nghiệp chiếu sáng cũng thay đổi một cách chóng mặt về chủng loại và đặc tính. Với đèn tròn hiệu suất năng lượng chỉ ở mức 10 lm/W và tuổi thọ 1.000 giờ lên đến đèn huỳnh quang với hiệu suất 50 lm/W và tuổi thọ lên 10.000 giờ, đèn compact có thể đạt được mức hiệu suất năng lượng 60-80lm/W với tuổi thọ 10.000 – 15.000 giờ, khi chuyển qua LED thì hiệu suất năng lượng hiện tại có thể đạt đến 100-140 lm/W (lên đến mức 150-200lm/W ở phòng thí nghiệm) và tuổi thọ có thể lên đến 30.000 – 50.000 giờ. Sự thay đổi chóng mặt đó làm thay đổi bản chất của ngành công nghiệp chiếu sáng thế giới ngày nay.

c) Một thị trường cực kỳ tiềm năng

Thị trường chiếu sáng toàn cầu được ước tính là sẽ mang lại doanh thu 110 tỉ Euro vào năm 2020 (McKinsey, 2011), trong đó chiếu sáng chung sẽ đóng vai trò chủ đạo của sự phát triển này.

Hình 3.1 Xu hướng thị trường chiếu sáng toàn cầu. Nguồn: McKinsey, 2011

Chiếu sáng chung đang thống trị thị trường chiếu sáng với tổng doanh thu vào năm 201 khoảng 52 tỉ Euro, chiếu khoảng 75% thị trường chiếu sáng toàn cầu. Con số này dự kiến tăng lên 88 tỉ Euro chiếm tỷ trọng 80% thị trường chiếu sáng thế giới vào năm 2020. Thị trường chiếu sáng chung cho hai động lực chính để có thể phát triển được đến mức độ đó. Động lực thứ nhất là sự phát triển xây dựng ở các quốc gia mới nổi. Động lực thứ hai là là khả năng thâm nhập của những công nghệ nguồn sáng có giá thành cao, bao gồm cả LED, sẽ làm tăng giá trung bình của các sán phẩm chiếu sáng.

Chiếu sáng ô tô, mô tô đang phát triển một cách bền vững. Năm 2010 doanh thu của dòng sản phẩm này khoảng 13 tỉ Euro và chiến 20% thị phần chiếu sáng toàn cầu.

Dòng sản phẩm này được dự đoán sẽ tăng trưởng lên thành 18 tỉ Euro vào năm 2020. Động lực để mảng chiếu sáng này phát triển cũng giống như chiếu sáng chung với sự phát triển nhanh của các thị trường mới nổi và sự thâm nhập của LED.

Thị trường chiếu sáng nền có doanh thu 4 tỉ Euro và chiến 6% thị trường chiếu sáng vào năm 2010. Thị trường này được dự đoán là sẽ tăng trưởng không nhiều vì sự thay thế của đèn LED cho các loại đèn truyền thống và sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ của tivi, điện thoại, laptop...

d) Động lực phát triển của ngành chiếu sáng toàn cầu – Các xu thế phát triển của thế giới đặc biệt là hiệu quả năng lượng.

Các xu thế phát triển của thế giới thúc đẩy ngành chiếu sáng phát triển. Một xu thế lớn là việc tăng dân sô, đặc biệt trong những nước đang phát triển. Thứ hai là việc tăng thu nhập dẫn đến việc người tiêu dùng dễ dàng bỏ tiền nhiều hơn vào chiếu sáng. Thứ ba là đô thị hóa với nhu cầu sử dụng ánh sáng cao hơn nhiều so với nông thôn. Cuối cùng là vì nguồn lực hạn hữu và sự biến đổi khí hậu, nhu cầu về những sản phẩm có hiệu quả năng lượng gây ra sự chuyển dịch qua các sản phẩm có giá thành cao hơn trong thị trường chiếu sáng.

- Sự gia tăng dân số toàn cầu và tăng thu nhập. Dân số thế giới dự đoán sẽ tăng từ 6.9 tỉ vào năm 2010 lên thành 7.7 tỉ vào năm 2020. Đây là một động lực cơ bản cho sự phát triển nhu cầu chiếu sáng, cả trong dân dụng và trong những khu vực khác. Sự gia tăng dân số chủ yếu nằm ở Châu Á nơi được dự đoán là sẽ đóng góp 78% trong sự tăng dân số toàn cầu.

- Sự đô thị hóa. Kinh tế thế giới được dự đoán là sẽ tăng trưởng 3% - 4% mỗi năm từ 2010 đến 2020. Sự tăng trưởng chính sẽ đến từ khu vực thành thị nơi có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu của thị trường chiếu sáng, đặc biệt là chiếu sáng chung. Các khu vực đô thị sử dụng ánh sáng nhiều hơn khu vực nông thôn, vì thế sự đô thị hóa có xu hướng làm tăng nhu cầu sử dụng ánh sáng.

- Tiết kiệm năng lượng và xu hướng toàn cầu hướng đến giảm lượng khí thảo CO2. Nguồn năng hạn hữu và biến đổi khí hậu đang là hai nỗi quan tâm lớn của nhân loại hiện nay. Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng hậu quả của việc này ảnh hưởng rất lớn đền sự phát triển và tồn vong của toàn thể nhân loại. Việc thay thế các công nghệ chiếu sáng truyền thống sang công nghệ chiếu sáng có

hiệu suất cao như LED vì thế rất được coi trọng và việc phát triển chiếu sáng bằng LED sẽ được ưu tiên trong thời gian tới

3.1.2 Ngành công nghiệp chiếu sáng ở Việt Nam:

Ngành công nghiệp chiếu sáng ở Việt Nam ra đời khá sớm. Từ trước năm 1975 đã có những nhà máy sản xuất đèn của các công ty nước ngoài ở Việt Nam như Toshiba cũng như các nhà máy quốc doanh. Năm 1973, thương hiệu Điện Quang ra đời đánh dấu một bước phát triển mới của ngành chiếu sáng Việt Nam với một doanh nghiệp đầu tiên chủ động được về công nghệ sản xuât đèn sợi đốt (đèn tròn), đèn huỳnh quang, …

Tới những năm đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp điện tử và chiếu sáng trên thế thời, ngành công nghiệp chiếu sáng của Việt Nam cũng phát triển rất nhanh. Cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp lớn toàn cầu về chiếu sáng như Philips (Hà Lan), Osram (Đức)…; các doanh nghiệp tư nhân khác cũng được phát triển từ thời điểm này, điều đó làm cho thị trường chiếu sáng Việt Nam mang đầy tính cạnh tranh và phát triển một cách vượt bậc.

Tuy nhiên, do đặc tính nằm sát bên Trung Quốc và bị ảnh hưởng khá nhiều của Trung Quốc trong việc phát triển thị trường chiếu sáng, hầu hết các thương hiệu tư nhân trong nước ít đầu tư vào R&D, marketing và phát triển sản phẩm mà đơn thuần chỉ mua bán thành phẩm về lắp ráp. Điều đó dẫn đến một cuộc chiến không khoan nhượng ở thị trường Việt Nam về giá. Bên cạnh đó là về mặt quản lý nhà nước thì hiện tại ở Việt Nam không có một quy chuẩn đúng nghĩa cho các sản phẩm chiếu sáng LED nên việc đấu giá này càng gay gắt theo hướng ngày càng giảm chất lượng và người tiêu dùng sẽ là người lãnh thiệt thòi cuối cùng vì có khả năng mua phải các sản phẩm kém chất lượng.

Một phần của tài liệu Xây dựng chuỗi giá trị để hội nhập quốc tế tại công ty cổ phần bóng đèn điện quang (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)