Phật giáo với đạo đức

Một phần của tài liệu LUẬN văn sự du nhập, phát triển của phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần ở nhật bản (Trang 48 - 61)

- Tông Nichiren và tông Jodo

2.2.Phật giáo với đạo đức

ở Việt Nam trước ngày đổi mới (trước 1986) vấn đề đạo đức tôn giáo được giới nghiên cứu lý luận mác-xít đánh giá rất khác nhau và nhìn chung các ý kiến đều không đạt được một sự thỏa đáng cần thiết. Chung quy, có ý kiến cho rằng, bản thân các tôn giáo không có đạo đức riêng và đạo đức tôn giáo chỉ là sự vay mượn đạo đức chung của nhân loại. ý kiến khác lại cho rằng, có đạo đức tôn giáo nhưng đó là thứ đạo đức thuần túy có tính tiêu cực [54, tr. 47]. Sự biến đổi của thực tiễn cũng như những bước tiến trong việc nghiên cứu lý luận trong giai đoạn hiện nay đã bác bỏ những quan điểm đó. Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu, các nhà lý luận đã thừa nhận, tôn giáo không chỉ có nền đạo đức riêng của mình mà nhiều chuẩn mực, giá trị đạo đức tôn giáo hiện vẫn còn có ý nghĩa đối với con người và xã hội. Đây là cơ sở lý luận để tác giả luận văn phân tích những ảnh hưởng của Phật giáo đến đạo đức của người Nhật Bản.

Như đã biết, trước khi Phật giáo du nhập vào Nhật Bản, xã hội Nhật Bản đang ở trong giai đoạn cuối của xã hội thị tộc (khoảng trước năm 500 SCN). Theo G.B Samsom trong bộ sách Lịch sử Nhật Bản thì công cuộc thống nhất nước Nhật không diễn ra trước năm 350 SCN. Mặc dù việc hình thành quốc gia có muộn hơn so với một số nước trong khu vực nhưng lại là một tổ chức xã hội có quy củ được coi trọng. Theo các sử gia đời ngụy của Trung Hoa thì: "Điều đã gây ấn tượng đối với họ trong xã hội này, tôn ti trật tự được coi trọng, hình phạt nghiêm khắc, kỷ cương được bảo vệ chặt chẽ" [34, tr. 41].

Do điều kiện sống khắc nghiệt, nông nghiệp là nguồn sống chủ yếu, tài nguyên nghèo nàn:

Từ thời thượng cổ người Nhật quen sống thanh bạch, giản dị. Có thể nói không ngoa rằng họ học được nghệ thuật sống thanh bạch, giản dị. Trong điều kiện sống như vậy, tình yêu thiên nhiên đã là truyền thống mỹ học được bắt rễ sâu trong di sản văn hóa dân tộc Nhật Bản [34, tr. 22].

Ngoài các chuẩn mực và giá trị kể trên, từ rất sớm, người Nhật đã "có ý thức cộng đồng rất mạnh, ý thức dòng tộc rất rõ nên cái nhìn của họ đối với cuộc sống không giàu trí tưởng tượng như người Hy Lạp, nhưng lại rất giàu tình cảm đồng loại" [34, tr. 48]. Thêm vào đó, việc sáng tạo ra một hình thức tín ngưỡng ở đó các vị thần (Kami)

đại diện cho những quyền năng của tự nhiên càng chứng tỏ tình cảm đặc biệt giữa con người và tự nhiên. Vì lẽ ấy, người Nhật rất tôn trọng tự nhiên cũng như sự hài hòa kỳ diệu của nó. Mặt khác cũng nhờ tín ngưỡng Kami mà con người Nhật Bản có ý thức phục tùng trật tự và quyền lực trong tông tộc.

Những nét chấm phá dẫn ra ở trên chứng tỏ rằng, trước khi Phật giáo du nhập, ở quốc gia đảo này, đã từng tồn tại một hệ thống các chuẩn mực đạo đức. Mặc dù hệ thống đó còn thô sơ, chất phác song cũng đã giúp cộng đồng duy trì cuộc sống lấy sản xuất nông nghiệp làm nghề canh tác chủ yếu. Vì vậy, khi Phật giáo và các hệ thống tư tưởng ngoại lai khác được du nhập thì vai trò của chúng trên phương diện đạo đức chính là ở chỗ, làm giàu và sâu sắc hơn hệ thống đó, góp phần đưa hệ thống đó đến chỗ hoàn thiện hơn. Nhận định như vậy không có nghĩa, khi vào Nhật Bản, Phật giáo chỉ thuần túy phát huy những ảnh hưởng tích cực. Phải nói rằng, Phật giáo cũng góp phần tạo nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực trên phương diện đạo đức. Những tiêu cực đó đã được các nhà phê phán Phật giáo đề cập, nhất là trong những thời điểm có tính bước ngoặt của xã hội, dẫu cho những phê phán đó không phải bao giờ cũng đạt đến tính khách quan cần thiết.

Khi Phật giáo bắt đầu được du nhập vào từ Trung Hoa, Triều Tiên, được chính thể Tenno và người dân đón nhận, nền đạo đức của Nhật Bản bắt đầu có những biến chuyển mới. Sự hỗn dung Thần - Phật, Nho - Phật, Thần - Nho và cùng với nó là sự hỗn dung giữa các quan niệm đạo đức, các chuẩn mực và giá trị đạo đức đã làm cho các quan niệm đạo đức đa dạng và mở rộng. Hơn nữa, nếu như trước đây nó được hình thành khá tự phát thì nay được lý giải trên cơ sở một hệ thống lý luận có chiều sâu.

Điều dễ nhận thấy là, so với Shinto, Phật giáo có rất nhiều ưu thế. Những ưu thế đó xuất phát từ chỗ, Phật giáo có hệ thống lý luận khá hoàn chỉnh trong khi Shinto chỉ mới là những quan niệm. Vì vậy, mặc dù mới chỉ bám rễ vào Nhật Bản, Phật giáo đã có khả năng tồn tại khá vững chắc, và trong lịch sử Nhật Bản, nhiều giai đoạn Phật giáo chiếm ưu thế. Cũng vì vị thế của Phật giáo như vậy nên ảnh hưởng của nó đối với đạo đức xã hội có thể nói là không nhỏ.

Về phương diện lý luận, Phật giáo có thể tạo ra những ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền đạo đức của xã hội Nhật Bản bởi chính Phật giáo đã dung chứa vào nó một hệ thống

các quan niệm và chuẩn mực đạo đức đa dạng và khá toàn diện. Bỏ qua những đánh giá cực đoan khi cường điệu vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội như nhiều trí thức Phật giáo đã đề cập [40], về khách quan, chúng ta phải thừa nhận rằng, trong hệ thống đạo đức Phật giáo có nhiều điểm rất có ý nghĩa. Đánh giá về vai trò của Phật giáo, giới nghiên cứu Phật giáo nước ta cũng đã thừa nhận Phật giáo đã có nhiều tác động tích cực đối với con người và xã hội. Giáo sư Nguyễn Tài Thư trong bài viết Phật giáo và sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay đã khẳng định:

Nhân cách Phật giáo đã góp phần làm nên nhân cách của con người Việt Nam hiện nay. Nhân cách đó có tác dụng hai mặt. Mặt tích cực là chấp nhận sự biến đổi của thế giới và con người, sống có nề nếp, trong sạch, giản dị, quan tâm đến nỗi khổ của người khác, thương người, vị tha, cứu giúp người hoạn nạn, hành động thì lấy tự giác làm đầu [47, tr. 50].

Trong điều kiện xã hội Nhật Bản trước thời Meiji, một xã hội chủ yếu lấy nông nghiệp làm ngành sản xuất, con người sống thanh bạch, giản dị với một tình cảm gắn bó mật thiết với đồng loại và thiên nhiên. Đó là những nhân tố góp phần làm cho đạo đức Phật giáo nhanh chóng được tiếp nhận, trở thành các chuẩn mực đạo đức chung của toàn xã hội. Đúng như Hasebe Heikichi nhận xét: "Một trong những đặc điểm của tinh thần dân tộc Nhật Bản là rất nhạy cảm với những giá trị văn hóa ưu thế của nước ngoài và bản địa hóa rất nhanh những yếu tố ngoại nhập" [10, tr. 10].

Trải qua một quá trình du nhập Phật giáo có tính tự phát thông qua con đường buôn bán, trao đổi, Phật giáo dưới thời Shotoku đã trở thành tôn giáo của Nhà nước. Sự ủng hộ của chính quyền đã tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi cho sự phát triển của Phật giáo bởi Shotoku đã từng ban bố Hiến pháp 17 điều trong đó điều thứ 2 có ghi:

Thành kính đối với Tam Bảo. Tam Bảo tức là Phật, Pháp, Tăng. Đây là chung quy của tứ sinh, là cực tông của vạn quốc. Đời nào, người nào mà không theo pháp ấy? Người ta ít lỗi lầm tội ác, có thể dạy bảo, cải tạo. Nếu không quy y Tam Bảo, lấy gì làm rõ thẳng cong? [25, tr. 500].

Điều 10 của Hiến pháp lại ghi: "Dứt phần, bỏ sâu, không giận người làm trái, người người đều có tâm, tâm ai cũng có chấp. Kia đúng thì ta sai, ta đúng thì kẻ kia sai.

Ta hẳn không phải là thánh, kẻ kia hẳn không phải ngu, đều là phàm phu cả thôi. Cái lẽ phải trái, hóa có thể định" [25, tr. 501].

Như vậy, có thể nói rằng, triều đình Nhật Bản đã sử dụng Phật giáo như một trong những công cụ đạo đức để cai trị xã hội. ở đây nếu so sánh với Phật giáo Việt Nam giai đoạn Lý - Trần, chúng ta sẽ thấy có những điểm tương đồng. Nếu như sau ngày nước ta độc lập, tự chủ (sau năm 938), chính quyền phong kiến Việt Nam chủ trương sử dụng Phật giáo làm phương tiện để quy tụ nhân tâm, giáo hóa nhân tâm "làm phương tiện để dẫn dụ bề tôi mê hoặc, làm đường tắt để tỏ lẽ tử sinh" như Trần Thái Tông đã nói trong "Khóa hư lục" thì Nhật Bản thời Shotoku Phật giáo cũng có vai trò như vậy. Ông Dư Thiệu Tôn người Trung Quốc có nhận định rằng:

Thái tử đề xướng Phật giáo, hiệu quả thu được nói vắn tắt là:

1. Dùng giáo nghĩa Phật giáo để xây dựng tinh thần hòa bình, hòa mục, dẫn dắt lòng người từ chỗ rối loạn mà hướng tới đường ngay.

2. Tiếp nhận văn hóa Phật giáo để xúc tiến sự phát triển của văn hóa Nhật Bản.

3. Đương thời Nhật Bản đang đứng ở xã hội thị tộc, mỗi thị tộc chỉ sùng tín thần của thị tộc mình, hình thành hiện tượng phân biệt. Thái tử đề xướng Phật giáo, làm cho nhân dân tín phụng Phật giáo một cách phổ biến để từ thống nhất tín ngưỡng mà xúc tiến thống nhất quốc gia [25, tr. 501].

Trải qua các thời kỳ Heian, Muromachi và Azuchi - Momoyama, Edo (794 - 1868) Phật giáo tiếp tục duy trì được những ảnh hưởng của mình về phương diện đạo đức. Trong Hoàng cung, nơi có cuộc sống bao giờ cũng xa hoa, lộng lẫy cho đến chốn thôn cùng, xóm vắng có cuộc sống bần hàn người ta đều tin theo Phật. Người dân bình thường tin Phật để cầu mong được độ trì, được giúp đỡ cho mùa màng tốt tươi, người và gia súc mạnh khỏe, được an ủi, vỗ về khi gặp tai ương, còn quan lại triều đình thì cầu mong cho quyền chức, bổng lộc, cầu cho sinh được quý tử... Phật giáo từ chỗ là một triết lý khi vào Nhật Bản đã bị giản lược và trở thành tôn giáo "để cầu nguyện". Tuy vậy, Phật giáo vẫn tỏ ra có vai trò to lớn trong đời sống tinh thần.

Khi có sự dung hợp giữa Phật giáo và Shinto, nhất là Zen, đã hình thành một mẫu người có những phẩm chất rất đáng kính trọng. Những phẩm chất đó có thể xem là đặc trưng nhân cách Nhật Bản, nhờ đó, qua những biến cố đau thương, người Nhật vẫn có khả năng tự vươn dậy với một khát vọng vô biên để trở thành một "Thần tượng Nhật Bản". Nhân cách đó là nhân cách của các "Võ sĩ đạo". Có thể xem đó là một hỗn hợp giữa tinh thần Shinto, tư tưởng Nho gia và cốt cách Zen. Điều này được khẳng định bởi trong yêu cầu và điều kiện của một võ sĩ có: trung hiếu, vũ dũng, từ bi, lễ nhượng, cần kiệm, chất phác, trọng danh phận, chuộng tiết tháo, coi sống chết như nhau... Trong các phẩm chất đó, từ bi, cần kiệm, chất phác, coi sống chết như nhau có thể xem là sản phẩm của Zen. Cũng cần phải nhớ rằng, tư tưởng võ sĩ đạo là một trong những động lực giúp người Nhật vươn lên sau thế chiến thứ hai song nó cũng góp phần hình thành chủ nghĩa quân phiệt, là căn nguyên đưa Nhật Bản gia nhập vào trục phát xít Đức - ý - Nhật. Điều thú vị là, trong thời đại phong kiến, thời Kamakura, các tông phái mới của Phật giáo đã chủ trương phụ nữ cũng có thể được tín ngưỡng cứu vớt. Đó là một giá trị tích cực, góp phần làm mất tư tưởng trọng nam khinh nữ vốn đã tồn tại rất lâu đời trong đời sống người dân. Có thể nói, trong thời kỳ phong kiến ở Nhật Bản nhất là:

Trong thời kỳ các nhiếp chính Forjiwara cầm quyền, đạo Phật thực sự đã trở thành một lực lượng xã hội, hơn thế nữa, còn là một lực lượng tinh thần và trí tuệ. Trước hết nó là nguồn cảm hứng cho nghệ thuật và văn học, khuyến khích các hành vi đạo đức như sự điều độ, lòng từ thiện, lòng hiếu thảo và kêu gọi niệm Phật đều đặn để luôn có tâm hồn hướng thiện... Trong công chúng đông đảo, nhiều người theo đạo Phật không phải vì họ đã hiểu sâu về triết lý của đạo, mà chủ yếu chỉ là mong ước được Phật phù hộ cho có một cuộc sống tốt đẹp, chí ít là đỡ cực nhọc hơn hiện tại. Đối với giới quý tộc cầm quyền thì đạo Phật giúp họ kiềm chế được những hành vi thô bạo và ác độc. Nói chung, đạo Phật có tác động tới hành vi đạo đức nhiều hơn là tới sự hiểu biết về giáo lý một cách có hệ thống [34, tr. 309-400].

Rõ ràng, những triết lý, những chuẩn mực đạo đức của Phật giáo đã góp phần hình thành nền tảng đạo đức của người Nhật Bản, giúp họ hình thành một phong cách

sống vừa dịu dàng, điềm đạm song cũng chứa đựng những nhiệt huyết có thể trào dâng thành sức mạnh của hành vi.

Trong đời sống tâm linh, người Nhật yêu thích Thần đạo và Phật đạo. Thần đạo thờ những đấng thiêng liêng từ các vị anh hùng cho đến ông bà tổ tiên, biểu thị lòng sùng kính những giá trị tinh thần cao quý. Phật giáo với tinh thần bác ái, từ bi đã thu phục nhân dân. Đạo Phật khuyên người làm việc thiện, chuông chùa ngân nga nâng tâm hồn thêm bay bổng, tiếng tụng kinh đưa mọi người đi sâu vào nội tâm để tự điều chỉnh mình theo đạo đức tốt đẹp [10, tr. 17].

Chính điều này làm ta liên tưởng đến không gian lễ hội đầu năm, ở đó mọi người nô nức đi thỉnh 108 tiếng chuông chùa với mục đích hưởng thụ âm hưởng ngân nga, trong sáng của âm thanh để gạn lọc những đục trong của cuộc sống trần tục.

Cũng như khi bắt rễ vào một dân tộc nào khác, khi vào Nhật Bản "ấn tam pháp" cũng phát huy tác dụng (khổ không - vô ngã - vô thường). Những ảnh hưởng của Tam pháp ấn thực sự đã chia sẻ với những suy tư đè nặng lên cuộc sống con người, giúp họ phản tỉnh để nhận ra bản chất của tồn tại. Trong Tam pháp ấn, người Nhật rất chú ý đến triết lý vô thường. Theo họ, trong cuộc đời cái gì rồi cũng trôi qua nhanh chóng, tuổi trẻ, sắc đẹp, hạnh phúc hay là bất hạnh. Con người tiếp nhận và gắn bó với niềm vui và nỗi buồn, gần gũi nhưng không quá đam mê, mê muội. Một bài thơ Haiku mang ý tứ đó: "Ngọn sóng đến rồi đi. Tôi muốn chạm vào nước. Tay áo tôi ướt sũng". Hoa anh đào hàng năm vẫn nở. Hoa nở và tàn nhanh chóng, con người hãy thưởng thức cái đẹp đó - khi hoa rơi rụng, cơn bão hoa dễ làm xúc động lòng người, nhưng cũng đừng buồn và chán nản, đó là lẽ tự nhiên của tạo vật. Phải hiểu quy luật của thiên nhiên, tạo vật và của cuộc sống con người. Muốn thế, "con người phải chủ động và tĩnh tâm, không vô tình nhưng cũng không bị cuốn vào vòng sắc dục" [10, tr. 42].

Trích dẫn đoạn văn trên trong luận án của một tiến sĩ văn học người Nhật, tác giả luận văn lại liên tưởng đến một bài thơ Thiền nổi tiếng của Việt Nam mà tác giả của nó là Thiền sư Mão Giác sống vào thế kỷ thứ XIII. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xuân đáo bách hoa khai

Sự trực nhãn tiền quá Lão tùng đầu thượng lai Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. Tạm dịch ý là:

Xuân qua thì hoa rụng Xuân đến thì hoa nở

Trước mắt mọi việc cứ mải miết Nhìn lên đầu thấy cái già đến Đừng tưởng xuân qua thì hoa rụng

Trước sân đêm qua có một nhành mai nở.

Rõ ràng, khi nhận thức ra cái vô thường của tạo vật, ta thấy rõ tự tính của chúng và đó là lẽ tự nhiên. Dù sự vật biến hoại, tuổi già sẽ đến nhưng ta không lo sợ bởi đã là

Một phần của tài liệu LUẬN văn sự du nhập, phát triển của phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần ở nhật bản (Trang 48 - 61)